Vẻ đẹp tinh xảo của Đền Borobudur, kỳ quan Phật giáo lớn nhất thế giới

Được đánh giá là một kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới, đền Borobudur là niềm tự hào to lớn của người dân đất nước vạn đảo Indonesia. Đây không chỉ là một kỳ quan hiếm có trở thành biểu tượng của Indonesia mà còn là một trong những công trình nghệ thuật có giá trị lớn.
Nằm ở miền Trung đảo Java của Indonesia, Borobudur là một ngôi đền tháp Phật giáo khổng lồ nổi lên đột ngột giữa vùng lòng chảo, xung quanh là rừng rậm. Vào năm 2012, Tổ chức Kỷ lục thế Giới Guinness đã công nhận đây là công trình đền tháp Phật giáo lớn nhất thế giới.
Đến nay, Borobudur là danh lam thắng cảnh thu hút nhiều khách nhất của ngành du lịch Indonesia. Vào lễ Phật Đản hằng năm, từng đoàn người nối dài đến đây hành hương. Ai cũng muốn lên tận đỉnh ngôi đền để phóng tầm mắt bao quát không gian xung quanh, ngắm nhìn tấm thảm xanh khổng lồ trải dài trước mặt, hưởng trọn bầu không khí hoàn toàn trong sạch, nhẹ nhàng đến thanh tịnh. Thời gian tuyệt vời nhất cho du khách khám phá vẻ đẹp huyền bí và ghi lại những bức hình ấn tượng của Borobudur là vào lúc bình minh.
Borobudur đẹp kiêu sa như một đóa sen rực rỡ nổi bật trên một ngọn đồi xanh mướt của vùng đồng bằng Kedu trù phú màu mỡ, vốn được bao bọc bởi những dãy núi màu lam đẹp đến nao lòng.
Đền Borobudur là kỳ quan tinh xảo của Indonesia
Quần thể Borobudur đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1991. Đây không chỉ là một kỳ quan đáng ngưỡng mộ của Indonesia, mà còn là một trong những công trình nghệ thuật kiến trúc vĩ đại và giá trị nhất của thế giới Phật giáo và của cả nhân loại, không chỉ mang giá trị tâm linh, lịch sử sâu sắc, mà còn có giá trị thẩm mỹ vô cùng độc đáo. Tất cả tạo nên sức hấp dẫn kì diệu một điểm đến du lịch mà du khách không thể bỏ qua khi đến Indonesia.
Đền Borobudur: Kỳ quan Phật giáo lớn nhất thế giới
Toàn bộ tháp do 300 nghìn viên đá xếp thành, được xây dựng trên một mặt bằng hình vuông rộng 2 500 m², theo mô hình của một Mạn-đà-la, tức sơ đồ về khái niệm vũ trụ của Phật giáo Tây tạng. Đền cao 42 m, bao gồm 12 tầng to, nhỏ, vuông, tròn xem kẽ, kế tiếp nhau. Chiều dài mỗi mặt ở chân đền là 123 m. Móng tháp là một đài hình vuông có cạnh là 123m.
Phía trên là 6 tầng hình vuông cắt góc mỗi cạnh lần lượt là 120, 89, 69, 61, 54, 58m, tượng trưng mặt đất mênh mông. Ba tầng còn lại hình tròn có đường kính lần lượt là 51, 38, 26m tượng trưng cho vũ trụ bao la hùng vĩ. Trên ba tầng này còn có rất nhiều tháp nhỏ trông giống như những cái sọt, nên có người con gọi đến tháp Borobudur là “Sọt Phật Java". Lúc hoàn thành Borobodur có 602 pho tượng Phật, nhưng một số đã bị mất cắp, ngày nay còn 504, một số bị lấy mất phần đầu.
Viếng Borobudur bắt đầu từ cổng phía Đông, đi theo chiều kim đồng hồ, mỗi tầng đều có bậc thang để trèo lên tầng cao hơn, hết tầng này đến tầng khác. Trên vách đá hiện ra các cảnh tượng điêu khắc của Dục giới, phô bày những cảnh tượng của thế giới tham dục (kamadhatu), gồm đủ loại chúng sinh như quỷ đói, súc sinh, loài người, các cảnh tượng tham lam, những xung năng thấp kém, tham dục và hận thù.
Tiếp theo là cảnh tượng của Sắc giới gồm những bậc thánh nhân, và sau hết là các thiên nhân thuộc Vô sắc giới. Những tầng cao hơn hết kể lại sự tích tiền thân của Đức Phật trong nhiều kiếp trước, sau đó là ngày đản sinh, ngày Đức Phật từ bỏ cung điện đi tìm đạo, ngày đạt được Giác ngộ, và ngày Đức Phật thành đạo…
Mặc dù đền Borobudur từng được coi là niềm tự hào của Phật giáo Java nhưng ngôi đền này từng bị lãng quên trong nhiều thế kỷ. Ngày nay, ngôi đền đã trở thành điểm quan hấp dẫn nhất ở Indonesia và trở thành di sản vô giá của toàn nhân loại.
Tâm Như_
- Thánh địa Phật giáo VN Hoàng Trần
- Truyền Thuyết Ngôi Chùa Làng Đá Đặng Xuân Xuyến
- Quê hương, ngôi chùa và thiên nhiên trong cõi thơ của Trần Nhân Tông Thích Phước An
- Chùa Hương Sen, thành phố Perris, Hoa Kỳ Tổ chức Lễ Vu Lan báo hiếu và Lễ Cầu nguyện xây ngôi Chánh điện, đài Dược Sư và 2 tháp Tứ Ân. Bài và ảnh: Võ Văn Tường
- Chùa Hương Sen Long Trọng Tổ Chức Đại Lễ Vu Lan, Lễ Đặt Đá Xây Dựng Chánh Điện, Đài Dược Sư và Hai Tháp Tứ Ân Nguyên Giác và Thanh Huy – Việt Báo
- Chiêm ngưỡng những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất thế giới Nguồn: phununews.vn
- Thăm ngôi chùa cổ, nơi không có “bóng dáng” của những chiếc hòm công đức Nguồn: giacngo.vn
- Larung Gar - nơi học Phật và tu tập của 40.000 tăng ni Nguồn: phatgiao.org.vn
- Giác Lâm - một trong những ngôi chùa xây dựng sớm nhất Sài Gòn Nguồn: phatgiao.org.vn
- Những điều chỉ có ở Bhutan - quốc gia hạnh phúc nhất thế giới Theo Thể Thao & Văn Hóa
- Cùng chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam Nguồn: phatgiao.org.vn
- Chùa Bái Đính - Ngôi chùa lớn nhất Việt Nam sở hữu nhiều kỷ lục Nguồn: giacngo.vn
- Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh: Ngôi chùa cổ thiêng nhất xứ Thanh Nguồn: giacngo.vn
- Những ngôi chùa đẹp và quyến rũ nhất Nhật Bản Nguồn: giacngo.vn
- Những bí mật trong ngôi chùa nghìn năm tuổi Nguồn: giacngo.vn
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- HT. Thích Giác Toàn đến thăm và chia sẻ đề tài: “Kinh nghiệm về Thông tin Truyền thông Phật giáo”
- Ý nghĩa 7 thủ ấn quan trọng nhất của Phật Giáo
- Những người nổi tiếng trên thế giới ăn chay
- Nhà sư Nhật Bản đưa âm hưởng Phật giáo vào nhạc điện tử
- Bằng chứng viên tịch hóa cầu vồng của Thiền sư Tây Tạng
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhận Giải thưởng Hoà bình nội tâm Inner Peace Luxembourg 2019
- Tài tử Thái Lan - Tor Thanapob đi tu báo hiếu cha mẹ
- Canada sẽ cấm đồ nhựa dùng một lần vào năm 2021
- Thủ tướng kêu gọi không sử dụng đồ nhựa dùng một lần
- Ngôi sao Hollywood Keanu Reeves: Tiền bạc cho người cần, sống đời ung dung tự tại trên xe Harley
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)