Thăm ngôi chùa cổ, nơi không có “bóng dáng” của những chiếc hòm công đức

Đã đọc: 780           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Nằm gần trung tâm Phật giáo Luy Lâu, lịch sử chùa Tiêu Sơn gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc. Linh khí đất Tiêu Sơn đã sản sinh cho dân tộc một người con ưu tú. Đó là vua Lý Thái Tổ.

Nằm gần trung tâm Phật giáo Luy Lâu, lịch sử chùa Tiêu Sơn gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc. Linh khí đất Tiêu Sơn đã sản sinh cho dân tộc một người con ưu tú. Đó là vua Lý Thái Tổ.

Chùa Tiêu Sơn hay còn gọi là chùa Tiêu , cách Hà Nội khoảng chừng 20km. Ngôi chùa cổ nằm lưng chừng núi Tiêu, thôn Tiêu Long, phường Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Theo sử sách cổ và truyền kể từ dân gian, chùa Tiêu Sơn đã có từ rất lâu đời. Đến thời nhà Lý, Bắc Ninh trở thành một trung tâm Phật giáo Kinh Bắc và chùa được nhà sư (Quốc sư) Lý Vạn Hạnh chủ trì.

Lối lên chùa Tiêu Sơn

 Không gian quanh chùa được bao bọc bởi cây xanh

Không gian chùa luôn được chăm chút, quét dọn sạch sẽ. Du khách tới đây sẽ không nhìn thấy những chiếc hòm công đức

Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam nhất thống chí, Lịch triều hiến chương loại chí đều có ghi chép về chùa Tiêu và truyền thuyết về Lý Công Uẩn, như sau: "Thái tổ họ Nguyễn (Lý). Người châu Cổ Pháp Lộ Bắc Giang. Mẹ là Phạm Thị, ngày 12 tháng 2 năm thứ 5 niên hiệu Thái Bình (974) sinh ra vua. Vua khi bé đã thông minh, khí độ, rộng rãi, du học ở chùa Lục Tổ, sư Vạn Hạnh trông thấy lấy làm lạ nói rằng: Đây là người phi thường sau này lớn lên tất có thể cứu nước, yên dân làm bậc minh chủ thiên hạ".

Bức tượng Thiền sư Vạn Hạnh trên ngọn Tiêu Sơn

Chùa Tiêu còn bảo lưu nhiều tài liệu cổ vật và những truyền thuyết, giai thoại phản ánh sống động về sự tích lai lịch, công trạng của Lý Công Uẩn, Quốc sư Lý Vạn Hạnh đã có công nuôi dưỡng giáo dục Lý Công Uẩn từ thơ ấu cho tới lớn khôn trưởng thành, sau trở thành bậc Minh Vương khai lập nên văn minh Đại Việt. Nhớ công ơn Vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình ra Thăng Long, Hà Nội, tại chùa hiện nay còn lưu giữ bản Chiếu dời đô.

Những bản khắc bằng đá

Vườn tháp

Điều độc đáo của ngôi chùa cổ này là  quy tắc không đặt hòm và không nhận tiền công đức của du khách, phật tử thập phương. Du khách nào chưa biết quy tắc này, trót đặt tiền mặt làm lễ tại các ban thờ sẽ được người nhà chùa gửi lại ngay sau đó. Nếu du khách không nhận lại tiền ấy, thì nhà chùa sẽ dùng toàn bộ số tiền ấy để làm từ thiện.

Năm 2014 chùa được chính quyền địa phương khai quật pho tượng táng gần 300 tuổi trước tòa Tam Bảo. Đây là nhục thân trong ngôi tháp là Hòa thượng Như Trí, người viên tịch nhưng vẫn còn giữ nguyên hình thể.

Trong khuôn viên chùa có nhiều tháp cổ

Hòa thượng Như Trí là người có công trùng san và in nhiều bộ sách Phật học, nổi tiếng là cuốn sách cổ "Thiền uyển tập anh". Bộ sách ghi lại các tông phái Thiền học và sự tích các vị thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý, Trần, có giá trị cả về mặt văn học, triết học và văn hóa dân gian.   Ngày nay, tượng Hòa thượng Như Trí vẫn được đặt thờ tại chùa Tiêu.

Với không gian yên tĩnh, trong lành, cùng những giá trị lịch sử văn hóa của mình, chùa Tiêu ngày càng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới tham quan, chiêm bái./.

Sỹ Trung_

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập