Giác Lâm - một trong những ngôi chùa xây dựng sớm nhất Sài Gòn

Đã đọc: 1181           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chùa Giác Lâm (Giác Lâm tự) còn có các tên khác là: Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm, là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Tp.Hồ Chí Minh. Đây cũng chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam.

Chùa tọa lạc tại số 565 (số cũ 118) đường Lạc Long Quân, thuộc phường 10, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, và đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa – Thông tin) công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của Việt Nam theo quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16 tháng 11 năm 1988.
Chùa được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744) đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ban đầu chùa có tên là Sơn Can (sơn là núi, cang là gò nông), về sau còn được gọi là Cẩm Sơn do chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn. Ngoài ra, chùa còn có tên là Cẩm Đệm vì cư sĩ Thụy Long có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm bán, người địa phương gọi là ông Cẩm Đệm.

“Trước chùa là bảo tháp xá lợi gồm 7 tầng hình lục giác. Tháp được khởi công xây dựng từ năm 1970 theo bản vẽ của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng, đến năm 1975 thì tạm ngưng cho đến 1993 mới được tiếp tục. Từ năm 1994 tầng 7 của tháp thờ Xá Lợi Phật.
 
Kiến trúc chùa Giác Lâm được xem là tiêu biểu cho lối kiến trúc chùa Nam bộ, với mặt bằng tổng thể theo kiểu chữ tam; chính điện là kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái, có bốn cột chính gọi là tứ trụ. Chùa nguyên thủy không có cổng tam quan (cổng tam quan được xây dựng năm 1955), mái chùa gồm 4 vạt và các sống mái đều thẳng“.
 
Nguyễn Thị Bình An_

Chùa có hai cổng. Cổng này là cổng nhỏ, đi thẳng vào Chính điện. Có lẽ đây là cổng sơ khai từ thời mới lập chùa.


Chùa có tên trong danh sách các điểm tham quan ở Sài Gòn nên được nhiều khách nước ngoài biết đến. Trong ảnh là sơ đồ hướng dẫn tham quan chùa bằng tiếng Anh và Việt ở bên hông Chính điện.



“Toàn chùa có 38 tháp, các tháp này được xây dựng đầu thế kỷ XIX, tồn tại đến nay đã gần 200 năm, với kỹ thuật xây dựng tinh vi trong việc dùng chất kết dính bằng hỗn hợp vôi, đường, ô dước…”


Phong cách nghệ thuật trên các tháp mang yếu tố dung hợp các luồng văn hóa giữa các cộng đồng tộc người đang sống cộng cư ở Nam bộ như Khmer, Việt, Chăm… và phần nào yếu tố phương Tây (Pháp), phương Đông (Trung Quốc, Ấn Độ)”


Sân chùa rất rộng. Trong ảnh là hành lang bên hông Chính điện


Tượng Phật Tổ phía trước cổng vào Chính điện


Chùa hiện lưu giữ 118 pho tượng (106 tượng gỗ, 7 tượng đồng, 5 tượng bằng xi măng), trong đó có 113 pho tượng cổ".


Cổng chính vào Chính điện



Tượng Phật Di Lặc trước cổng vào Chính điện


Tượng Phật Quan Âm trên lối vào Chính điện


Sân chính điện. “Chính điện với kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái, bốn cột chính hay còn gọi là tứ trụ”.


Bên trong Chính điện - Đang giờ đọc Kinh. Đằng sau chỗ này là nơi du khách có thể tham quan các bức tượng cổ.


Hành lang bên hông Chính điện


“Trước chùa là bảo tháp xá lợi gồm 7 tầng hình lục giác. Tháp được khởi công xây dựng từ năm 1970 theo bản vẽ của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng, đến năm 1975 thì tạm ngưng cho đến 1993 mới được tiếp tục. Từ năm 1994 tầng 7 của tháp thờ Xá Lợi Phật.



Cầu thang đi lên bảo tháp xá lợi. Trên mỗi tầng tháp là các tượng Phật


Tượng Phật nghìn tay nghìn mắt





Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập