Ngôi chùa nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam

Đã đọc: 3981           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chùa Mía (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) hiện đang giữ 287 pho tượng lớn nhỏ, nhiều phần điêu khắc từ thế kỷ 17.

Trong tổng số 287 pho tượng lớn, nhỏ, có 6 pho tượng đồng, 107 pho tượng gỗ và 174 pho tượng bằng đất luyện được sơn son thếp vàng. Ngôi chùa cổ với các pho tượng có giá trị nghệ thuật cao, được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đặc biệt, từ năm 1964.

Trong chùa có đến 287 pho tượng Phật lớn nhỏ. Khoảng một nửa làm bằng gỗ, một nửa làm bằng đất, luyện giấy, sơn son thếp vàng. Nhiều pho tượng có thể coi là tác phẩm tuyệt mỹ của nghệ thuật tạc tượng nước ta thời xưa.


Tượng Tuyết Sơn cao 0,76m, không to lớn và nổi tiếng như tượng Tuyết Sơn ở chùa Tây Phương, nhưng cũng được điêu khắc, chạm trổ rất tinh xảo.


Những bức tượng có từ thế kỷ 17.


Nổi tiếng nhất là bộ tám pho tượng gọi là Bát bộ Kim Cương bằng đất luyện ở tòa thượng điện. Tám vị này có vai trò hộ trì Phật pháp. Các vị đều có dáng của tướng võ, trang nghiêm, oai phong lẫm liệt trong tư thế chuẩn bị chiến đấu hoặc đang chiến đấu.


Nếu như các pho tượng La Hán ở chùa Tây Phương đã diễn tả thành công nội tâm con người trong thời đại cũ thì cũng có thể coi Bát bộ Kim Cương ở chúa Mía là những điển hình của nghệ thuật miêu tả ngoại hình, dung mạo những chiến sĩ dũng mãnh thời phong kiến.


Ở hai dãy hành lang cũng có các pho tượng có giá trị như pho Tuyết Sơn. Dựa theo các tích chuyện kể về cuộc đời và sự nghiệp của Thích Ca Mâu Ni, ở Việt Nam người ta thường tạc bốn pho tượng tượng trưng cho bốn tư thế của ngài.


Trong ảnh là tượng Tuyết Sơn (Thích Ca khi đang khổ hạnh ở núi tuyết). Ngoài ra còn có tượng thuyết pháp (Thích Ca lúc đang ngồi giảng giải về đạo pháp), và tượng Niết bàn (Thích Ca khi tu hành đã đắc đạo).


Một tuyệt tác nữa ở chùa là pho tượng Quan Âm Thị Kính cao 0.76m. Tượng này diễn tả một phụ nữ thùy mị, vẻ mặt hơi buồn, ẵm một đứa bé bụ bẫm, kháu khỉnh. Đường nét chạm khắc mềm mại, trau chuốt, thoải mái về dáng điệu, sinh động về tinh thần.


Chùa Trung và chùa Thượng còn giữ được bộ khung gỗ mà có nhiều phần điêu khắc có từ thế kỷ 17.


Chùa Mía không rộng và đông đúc khách thập phương đến viếng như chùa Tây Phương, chùa Hương hay những ngôi chùa nổi tiếng khác. Ghé thăm chùa vào những ngày này, vẫn thấy chùa yên tĩnh, cổ kính như ngày thường.


Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập