Thư từ Đức quốc: Một ngày ở Viên Giác Tự

Trong dịp đi tham dự khóa tu học Phật pháp Âu Châu kỳ thứ 24 tại Anh quốc, tôi may mắn được đi thăm và tùng chúng An cư, tu học tại chùa Viên Giác, Hannover, Đức, do Hòa Thượng thượng Như hạ Điển làm Phương Trượng và đại đức Thích Hạnh Giới làm trụ trì.
Nhân duyên được tham dự khóa tu học cũng như được đi Châu Âu là do sự chỉ dạy của Hòa Thượng, và được sự hoan hỷ gởi thư mời của Thượng tọa Thích Quảng Đạo dưới sự chỉ đạo của Sư ông chùa Khánh Anh, Pháp quốc.
Cổng Tam Quan chùa Viên Giác
Chánh Điện và Tháp Phật
Phải nói rằng, trong các chùa ở hải ngoại, có lẽ Viên Giác là ngôi chùa mà ở đó, từ Hòa Thượng Phương Trượng cho đến Tăng, Ni, Phật tử ở đây đều theo sát khóa tu học dành cho ba tháng An cư kiết hạ. Ở Viên Giác khóa tu học trong mùa kiết hạ này cũng giống như khóa tu học các chùa ở Việt Nam.
Một ngày tu học ở Viên Giác bắt đầu từ 05h45 phút sáng với thời khóa Công phu khuya. 15 phút đầu ngồi thiền, câu hô canh thức chúng: “Ngũ canh dĩ đáo pháp môn khai…”. Cả đại chúng từ Hòa Thượng Phương Trượng đến Phật tử ở lại chùa công quả đều tham dự và không bỏ sót một buổi Công phu khuya nào. Một điều hiếm thấy là ở xứ ngoại quốc này, việc giữ thời Công phu khuya không bỏ buổi nào dù không phải mùa An cư cũng là việc khó làm.
Tôi đã từng nghe Hòa Thượng Phương Trượng Viên Giác nói rằng, Ôn đã gần 50 năm chưa bỏ thời Công phu khuya nào chỉ khi nào đi đâu xa, không thể tụng kinh thì thôi. Việc ấy, chính tôi cũng đã chứng kiến rằng, cách đây vài ngày, có lần thầy trò đi xuống Ravensburg để hướng dẫn khóa Huân tu cho Phật tử Việt Nam tại đây; sau khi xuống tới nơi, thầy trò dùng tối và nghỉ tại nhà Phật tử. Đến sáng, thầy trò và gia chủ cùng nhau đứng trước bàn thờ Phật của gia đình Công phu khuya, dù di chuyển cả ngày đường, thân thể mỏi mệt.
Ngài gọi thời Công phu khuya là món ăn tinh thần của mình, thiếu thời đó Ngài thấy rất khó chịu. Vì thế, Ngài thực hiện việc đó bất cứ đâu, ở chùa hay ở tư gia Phật tử. Trong khóa học Phật pháp Âu Châu kỳ 24 vừa qua tại Anh quốc, Hòa Thượng cũng chẳng bỏ buổi Công phu khuya nào dù ban ngày thời khóa dạy học bận rộn. Hạnh nguyện tinh tấn ấy, hiếm có trên đời đối với một vị Hòa Thượng tuổi đã 64 tuổi. Hạnh nguyện tinh tấn ấy của Hòa Thượng là gương sáng cho quý thầy đệ tử và Phật tử quy y theo Ngài. Các chi hội Phật tử do Hòa Thượng lập nên ở khắp các nơi trên xứ Đức và Âu Châu này đều trì kinh Lăng Nghiêm vào buổi sáng. Quý thầy đệ tử của Hòa Thượng noi gương Ngài nên lúc nào cũng tinh tấn hành trì.
Sau khóa lễ Công phu khuya, đến 11h trưa là thời Quá đường. Thường các chùa ở Âu châu, phần đông do ít Tăng Ni cho nên việc Quá đường thường bỏ qua, chỉ thực hiện một vài tuần trong cả mùa An cư. Thế nhưng, đối với Viên Giác này, hầu như hai chữ “truyền thống” tu hành được thực hành nghiêm mật từ năm 1984 đến nay. Quả đường ở đây dùng bình bát để ăn. Sau khi dùng ngọ xong là đi kinh hành niệm Phật. Ba tháng ở đây, 90 ngày ở đây, ngày nào cũng Quả đường dù cho Phật sự đa đoan, lúc thì Hòa Thượng đi Phật sự, lúc thầy quý thầy quý cô đi Viên Đức hướng dẫn khóa tu, dù chỉ còn ít thầy trò, dù chỉ còn vài huynh đệ, nghi thức nâng bát cúng dường vẫn thực hành liên tục như thế. Có thể ở một vài ngôi chùa khác trên đất Âu châu vì nhiều chướng duyên chưa làm được như thế, nhưng với ngôi tự viện Viên Giác này, đó là một kiểu mẫu để “truyền thống” tu hành mà chư Tổ lập ra không bị mai một trên đất khách quê người này.
Một buổi Quá Đường tại chùa Viên Giác (ảnh Nguyên Trí)
Ảnh: Nguyên Trí
Ảnh: Nguyên Trí
Trong mùa An cư kiết hạ, ngoài việc tu tập ra, Tăng chúng Viên Giác còn có khóa học và thảo luận Phật pháp vào chiều thứ 3 và thứ 5. Chiều thứ 3 là khóa học do Hòa Thượng Phương Trượng giảng dạy; còn thứ 5 là ngày thu hút sự chú ý nhất bởi đó là ngày thảo luận. Quý thầy được chọn sẽ lên thuyết trình đề tài của mình, rồi đại chúng cùng nhau đặt câu hỏi. Hòa Thượng Phương Trượng sẽ ngồi ghế chủ tọa và giải nghi nếu cả hai bên đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi giải quyết vấn đề không rốt ráo, hay chưa chịu phục nhau.
Một buổi học của Tăng chúng do Hòa thượng Phương Trượng giảng dạy
Đại đức Trụ trì chùa Viên Giác - Thích Hạnh Giới đang phân công Phật sự lễ Vu Lan
Công phu chiều thì do thầy Hạnh Lý phụ trách. Trong những ngày ở đây, tôi quan sát thấy thầy Hạnh Lý lúc nào cũng tụng kinh niệm Phật. Có thể nói, một ngày thầy tụng đến 6 thời, lúc thì tụng kinh cùng đại chúng, lúc thì trì tụng riêng. Thầy vừa là phụ tá của đại đức Trụ trì vừa là thị giả của Hòa Thượng Phương Trượng.
Buổi tối có thời lạy Phật lúc 8h và hô canh ngồi thiền lúc 9h30. Thời lạy Phật cũng do Hòa Thượng Phương Trượng chủ trì. Lạy Phật ở đây là lạy từng chữ của từng bộ kinh như kinh Pháp Hoa, kinh Đại Bát Niết Bàn. Mỗi ngày hơn 300 lạy, thời gian lạy là đúng 1 tiếng đồng hồ như thế. Đối với Hòa Thượng Phương Trượng Viên Giác, Ngài đã hành trì lạy Phật trong 3 tháng hạ như thế suốt gần 30 năm không nghỉ. Sau khi lạy bộ Vạn Phật xong, Ngài lại phát nguyện lạy kinh, nhất tự nhất lạy như thế. Tôi may mắn được xem và chụp lại những bộ kinh mà Ngài đã lạy qua như thế, đó là kinh: Diệu Pháp Liên Hoa, được lạy trong thời gian 5 năm, từ năm 1990 đến 1995, với 75802 chữ, tức 72802 lạy. Tiếp đó là lạy kinh Đại Bát Niết Bàn, quyển I, lạy trong thời gian 10 năm, từ năm 1995 đến năm 2005, với 158777 chữ, tức 158777 lạy. Từ năm 1995 đến nay, đã qua gần 7 mùa kiết hạ, Hòa Thượng và đại chúng chùa Viên Giác vẫn tinh tấn tiếp tục lạy Phật, nhất tự nhất lễ, với bộ kinh Đại Bát Niết Bàn quyển thứ 2. Hiện giờ đã được 1 phần 2 kinh, chắc phải ít nhất thêm 5 mùa hạ nữa, lúc đó đại nguyện lạy Phật của bộ Đại Bát Niết Bàn của Hòa Thượng mới viên mãn.
Một số ghi chép để lại về khóa lạy "Nhất tự nhất lễ" của Hòa thượng Phương Trượng
Câu lễ lạy: Nam mô “Bạch” Thích Ca Mâu Ni Phật; Nam mô “Thế” Thích Ca Mâu Ni Phật; Nam mô “Tôn” Thích Ca Mâu Ni Phật… là những câu xướng để lễ lạy. Mỗi chữ trong kinh gắn liền với danh hiệu đức Phật như thế. Nếu lạy kinh Di Đà thì gắn liền với danh hiệu đức Phật A Di Đà; còn nếu lạy kinh Phổ Môn thì gắn liền với danh hiệu đức Quán Thế Âm Bồ Tát.
Các đệ tử của Hòa Thượng Phương Trượng Viên Giác hằng năm đều phát nguyện lạy nhất tự nhất lễ như thế, xứng với câu nói: Cha nào con nấy. Sư phụ tinh tấn hành trì, chư đệ tử đâu dám trễ nãi. Với hơn 300 lạy như thế mỗi đêm, ai lạy rồi mới biết nếu không có sự phát nguyện dõng mãnh, không có ý chí kiên cường thì khó mà hoàn thành được.
Sau khóa lễ lạy Phật, là ngồi thiền hô canh: “Sơ canh dĩ đáo tọa Phật tiền…” trong vòng 15 phút. Nói thêm về tính chất “truyền thống” mà Hòa Thượng Phương Trượng ở đây gìn giữ từ khi bước chân đến xứ Đức này hoằng pháp; mà ngay cả các ngôi chùa miền Nam hay miền Bắc Việt Nam cũng đã bỏ đi nhiều chất “truyền thống” mà các vị Tổ sư của chúng ta dầy công lập nên. Hầu hết các ngôi chùa Việt Nam ở nước ngoài, cái chất “truyền thống” này đã biến mất, khó thấy ngoại trừ Viên Giác và các chùa khác có liên hệ với Viên Giác ở Đức.
Tính “truyền thống” được Hòa Thượng thực hiện ngoài việc Hô canh niệm Phật hai thời khuya và tối; ngoài thời Công phu Khuya và chiều; còn có việc lạy Tổ và tác bạch đại chúng trước khi đi làm Phật sự ở xa, vài ngày. Khi về cũng lạy Tổ và tác bạch nhập chúng tu học. Tôi cũng được Hòa Thượng chỉ dạy, tác bạch đại chúng Viên Giác để được tùng chúng An cư và tu học khi mới đến đây. Điều đó cho thấy, Hòa Thượng luôn gìn giữ ‘kho báu Phật pháp” của chư Tổ sư để lại, truyền lại cho các thế hệ sau nơi đất khách quê nhà này. Nếu không có gương sáng của Ngài, có lẽ tính “Truyền thống” khó có thể được thực hiện và tồn tại trong Phật giáo Việt Nam tại xứ Đức này.
Một ngày ở Viên Giác thật sự để lại nhiều ấn tượng cho một người con xứ Việt có dịp đặt chân lên đất khách quê người này. Trước khi qua xứ Đức này, tôi cứ nghĩ tính “truyền thống” khó có đất sống ở những xứ Phương Tây nhiều cởi mở; tuy nhiên, qua nhiều lần tiếp xúc và hầu chuyện với chư Tôn đức bên này mới biết, quý Ngài luôn luôn tâm niệm phải gìn giữ nét truyền thống của Phật giáo Việt Nam cũng nhưng gìn giữ nền văn hóa truyền thống mà ông cha ta bao đời nay gây dựng, làm cho nó lan tỏa và nở hoa trên mảnh đất Âu Châu này.
Thảm nhung, vật phẩm cúng dường của Hoàng Hậu Bhutan
Vườn chùa Viên Giác
- Thánh địa Phật giáo VN Hoàng Trần
- Truyền Thuyết Ngôi Chùa Làng Đá Đặng Xuân Xuyến
- Quê hương, ngôi chùa và thiên nhiên trong cõi thơ của Trần Nhân Tông Thích Phước An
- Chùa Hương Sen, thành phố Perris, Hoa Kỳ Tổ chức Lễ Vu Lan báo hiếu và Lễ Cầu nguyện xây ngôi Chánh điện, đài Dược Sư và 2 tháp Tứ Ân. Bài và ảnh: Võ Văn Tường
- Chùa Hương Sen Long Trọng Tổ Chức Đại Lễ Vu Lan, Lễ Đặt Đá Xây Dựng Chánh Điện, Đài Dược Sư và Hai Tháp Tứ Ân Nguyên Giác và Thanh Huy – Việt Báo
- Bí ẩn cột kinh Phật ở chùa Nhất Trụ Kiều Trang
- Độc đáo kiến trúc cầu Ngói - chùa Lương Lê Nhi
- Chùa Thiên Mụ Lam Dương - Hoàng Mai (TBKTSG Online)
- Sơn Dương (Tuyên Quang): Nơi lưu giữ những nền văn hóa cổ Website Tuyên Quang
- Độc đáo kiến trúc chùa 've chai' Theo Kiến thức
- Bí ẩn đầm sen trắng kỳ lạ ở ngôi chùa mang tên Sư Nữ Loan Nguyễn
- Theo dấu người xưa - Kỳ 5: Ngôi chùa nơi vua Minh Mạng chào đời Ngọc Phan - Hoàng Phương
- Bảo vật xứ Đông NGỌC HÙNG
- Ngôi chùa 1000 năm tuổi - cái nôi của vị thiền sư “hóa Phật” Lê Hoàng
- Chùa Thiên Quang nghệ thuật tượng gỗ và đá quý Quảng Hoa - Nhật Chiếu
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Lễ Động thổ khởi công xây dựng Chùa Phước Sơn Cư Jut
- Lễ nhập kim quan Trưởng lão HT.Thích Thiện Bình
- Khánh Hòa: Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa – Khóa tu “Một ngày Tịnh lạc” lần thứ 11.
- Khánh Hòa: Khóa tu Một ngày Tịnh lạc tại chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa
- Khánh Hòa: Pháp hội Ngũ Bách Danh tại chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa
- Khánh Hòa: Lễ tưởng niệm Húy nhật lần thứ 36 HT Thích Thiện Minh
- Làm sạch Môi trường biển Nha Trang – Hướng tới Đại lễ Phật Đản Vesak – 2014
- Khánh Hòa: 650 ảnh dự thi Kính mừng Đại lễ Phật đản Vesak LHQ 2014
- Khánh Hòa: Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa – Nha Trang hưởng ứng “Giờ Trái Đất” năm 2014
- Khánh Hòa: Khóa Tu “Một Ngày Tịnh Lạc” tại Trúc Lâm Tịnh Viện (Vinpearlland – Nha Trang)
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)