Phước Thạnh cổ tự (Am Mục Đồng)

Đã đọc: 5470           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chùa Phước Thạnh toạ lạc số 1/12 Võ Văn Hát, Phường Long Trường, Quận 9, Thành Phố Hồ Chí Minh, ngôi chùa này gắn liền với tích các chú chăn trâu.

            Ngôi chùa Phước Thạnh, trước năm 1900 gọi là Am Mục Đồng, có nghĩa là chùa khởi lập đầu tiên do các chú chăn trâu, theo truyền khẩu của các bậc tiền nhân bô lão trong làng kể lại.

            Nơi đây là cánh đồng hoang vu, đồng nội không có nhà cửa… Có những cây cổ thụ che mát cho các chú mục đồng nghỉ chân vào những buổi trưa và bên cạnh có vũng trâu nằm…

            Các chú mục đồng dùng đất sét nắn thành tượng Phật thờ cúng, vui đùa làm nhà chòi – làm thầy cúng tinh nghịch rồi thả tượng Phật nắn bằng đất sét xuống vũng nước trâu nằm… Các tượng Phật đều nổi lên ngồi trên mặt nước, do hiện tượng lạ mà có tính cách thiêng liêng này. Các cụ bô lão lúc bấy giờ lập Am Mục Đồng để thờ cúng – lễ lạy. Thời gian sau đó dân làng có thỉnh Thầy Khuê  (pháp danh Từ Hạnh) sửa lại ngôi am, lấy hiệu là Chùa Long Thạnh và ngài Từ Hạnh Thiền Sư trụ trì đời thứ 1 đã viên tịch.

            Đến năm 1922, các cụ bô lão trong làng thỉnh Thầy Hồng Niệm – tự là Thiện Pháp (thường gọi là Thầy Hai Thôn – thế danh Phan Văn Thôn) về trụ trì đời thứ 2 để giữ gìn tụng kinh bái sám hàng ngày… (Thầy là người yêu nước, có tham gia phong trào duy tân khởi công đánh Pháp – gọi là Thiên Địa Hội ). Đến năm 1943, Thầy viên tịch, đệ tử là Thầy Nhựt Chuẩn kế thừa. Thầy Nhựt Chuẩn tham gia phong trào Thanh Niên Tiền Phong chống thực dân Pháp bị việt gian Pháp bắn chết (đời thứ 3), thời điểm này chiến tranh không ai tiếp nối giữ gìn, quân đội Pháp đốt chùa cháy sạch.

            Trải qua thời gian gần 10 năm, mới có đủ duyên xây dựng lại ngôi chùa trên nền cũ do ông Trần Văn Thôn (tục gọi là Ông Ba lò đường) cùng các vị bô lão cứu quốc và các vị lão bà – hội mẹ chiến sĩ, trong đó có bà Trương Thị Khinh đến Tổ Đình Phước Tường thỉnh cầu Hòa Thượng Bửu Ngọc chứng minh và xin phép chính quyền xây dựng lại chùa vào năm 1955, đổi hiệu là Phước Thạnh Tự và thỉnh Thầy Bửu Tín giáo thọ (Thế Danh Nguyễn Văn Đạt) làm trụ trì đời thứ 4. Sau thầy giáo thọ Bửu Tín làm trụ trì, đến giáo thọ Thiện Hảo làm trụ trì đời thứ 5, và tiếp nối giáo thọ Thiện Hảo là Thủ Toạ Thiện Chấn (Thế Danh Lê Văn Chán) đời thứ 6.

            Lại một lần nữa cuộc chiến tranh bùng nổ, ngôi chùa lại bị quân đội Mỹ đốt phá hư sập, thời gian qua mau cuộc chiến chống mỹ cứu quốc đã thành công hoà bình – độc lập - tự do – hạnh phúc đến với nhân dân vào ngày 30/04/1975 ngày lịch sử của đất nước.

            Chùa Phước Thạnh lại đủ duyên lành được kiến tạo lại, cũng Hòa Thượng Bửu Ngọc chứng minh và đã cùng các vị phật tử đại phương xây dựng lại đơn sơ bằng cây lá và thỉnh Thầy Thích Thiện Thọ về trụ trì đời thứ 7 (sau này do nghiệp duyên, thầy hoàn tục)

            Lúc này, chùa không có trụ trì, chỉ có phật tử thay nhau giữ gìn hương khói.

            Đến năm 1989, Ban Đại Diện Phật Giáo Huyện Thủ Đức, cử Đại Đức Thích Thiện Đạo (là đệ tử của Thượng Tọa Thích Đạt Niệm – Trụ Trì Chùa Pháp Trí) về trụ trì đã được sự nhất trí của chính quyền mặt trận địa phương phường long trường, và quyết định bổ nhiệm của Ban Trị Sự Thành Hội Phật Giáo Thành Phồ Hồ Chí Minh, Đại Đức Thích Thiện Đạo (Thế Danh Huỳnh Văn Tiền) chính thức ra mắt trụ trì Chùa Phước Thạnh mãi cho đến nay (đời thứ 8).

            Đến năm 1998, Đại Đức Thiện Đạo kêu gọi đại thí chủ Huỳnh Văn Sòi ( Tự Bảy Sòi ) tài trợ cùng với phật tử địa phương đóng góp công sức tái kiến tạo ngôi Chùa Phước Thạnh khang trang và huy hoàng như ngày hôm nay.

Thượng Tọa Thích Đạt Niệm phụng biên










































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập