Thành kính nghiêng mình tiễn biệt Sư Huynh Thích Thiện Phụng

Đã đọc: 3554           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Bốn chữ Từ, Bi, Hỷ, Xả của Đức Phật dạy, Sư Huynh đã biết chứng minh giá trị của chúng qua việc học, hiễu và hành trong cuộc sống hàng ngày.

Không nỗi bất hạnh nào có thể so sánh được, khi nghịch cảnh của cuộc đời đưa những bé thơ vào cuộc mưu sinh không Cha thiếu Mẹ. Những đứa trẻ đang lầm lũi với những ước mơ nhỏ bé của mình là mong được mọi sự giúp đỡ và được lớn lên trong vòng tay ấm áp của mọi người.

Một dấu chấm hỏi lớn đặt ra giữa cuộc đời, trong tâm hồn non nớt, đang cần sự chia sẻ giúp đỡ hảo tâm của những tấm lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả,  muốn được cảm thông và s chia cùng các em.

Số phận nghiệt ngã của những đứa trẻ đang ở tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, vẫn tin rằng, trên trái đất này, vẫn còn đâu đó, những bàn tay rộng mở sẽ nắm lấy những bàn tay côi cút, bé bỏng, để các em có cơ hội được sống và được thực hiện mơ ước nhỏ nhoi hiền hoà của mình.

Người học Phật thấy khổ, hiểu được nguyên nhân của sự khổ, tìm cách giúp cho đỡ khổ, bằng những phương tiện mình có trong khả năng, thì đây cũng chính là sự áp dụng một phần của Tứ Diệu Đế mà Đức Phật đã dạy khi xưa, đi vào đời sống hiện thực ngày nay.

Bốn chữ  Từ, Bi, Hỷ, Xả  của Đức Phật dạy, Sư Huynh đã biết chứng minh giá trị của chúng qua việc học, hiễu và hành trong cuộc sống hàng ngày. Sư Huynh vẫn tin rằng: "Có thương yêu và được yêu thương, thì mới hạnh phúc cho mình, cho người và cho tất cả mọi loài. Cuộc sống, không thể nào thiếu được sự thương yêu và được yêu thương" và nó trở thành sự thúc đẩy cho niềm ao ước muốn giúp đỡ tất cả mọi người thoát khỏi những đau khổ của Sư Huynh.

Đức Phật không tìm cách để đạt được bất kỳ thứ gì mang đến những lợi ích cho chính mình, ngoại trừ sự hoàn toàn giác ngộ của Ngài. Nhưng nhờ sự thành đạo riêng của Ngài, mà Đức Phật đã chỉ ra những phương pháp cho mọi người biết sống thực tiễn với nhau bằng một trái tim yêu thương và một khối óc theo sự hướng dẫn tình cảm bằng một trí tuệ hiểu biết hoàn toàn rõ rệt, mà Chánh tri kiến là then chốt để khởi đầu. Sư Huynh đã thấy và thấu hiễu được điều này.

Chùa Niết  Bàn có mệnh danh là "Tổ ấm". Một nơi đơn sơ, bình dị nhưng có những tình thương yêu, bằng trái tim nhân từ, bằng sự cảm thông hiểu biết và chân thành chia sẻ với những người đang gặp phải khó khăn, hoạn nạn… qua việc những tấm lòng hảo tâm của tăng ni, phật tử gần xa góp lại  để giảm bớt đi nỗi đau của những người nhiều bất hạnh.

Dưới mái chùa này đã có nhiều trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, lang thang, đã được Sư Huynh nuôi nấng, chăm lo từ chén cơm, tấm áo đến giấc ngủ... được lo cho đi học từ  lớp mẫu giáo đến tiểu học, trung học, đại học, rồi trên đại học.

Hơn 40 năm hết lòng học chữ Thiện và Hành Thiện không mệt mỏi của Sư  Huynh, từ việc nuôi trẻ mồ côi, cứu trợ thiên tai, sáng lập hệ thống bếp ăn tình thương trong các nhà thương… Bây giờ, đôi mắt của một con người giàu lòng nhân ái đã khép lại vĩnh viễn và đám tiểu đệ này chỉ còn nhìn được Sư Huynh qua tấm hình đã phai màu.

Nỗi buồn đau trải dài theo năm tháng… Cái Tổ ấm ngọt bùi  chia sẽ với nhau, từng miếng cơm, từng ly nước sẽ vắng bóng bậc ân sư mãi mãi. Tiếng trẻ gọi Sư phụ hay Thầy chỉ còn sống động thâm tâm.

Mây trời  đất  Bà Rịa Vũng Tàu vẫn còn in bóng, một chú tiểu mồ côi  theo chân thầy Niệm Phật, đã trở thành Hoà thượng Thích Thiện Phụng ngày nay. Dù biết rằng sinh tử là lẽ vô thường, Sư Huynh trở về miền đất Phật, nhưng làm sao tránh khỏi những phút giây bùi ngùi vĩnh biệt.

Thành kính nghiêng mình tiễn biệt Sư Huynh Thích Thiện Phụng.

Kính bút

TS Huệ Dân

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.50

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập