Huyền Quang - Đệ Tam tổ Thiền phái Trúc Lâm

Sau vua Trần Nhân Tông và thiền sư Pháp Loa, Huyền Quang là vị Tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm. Ông đã có nhiều năm trụ trì ở chùa Thanh Mai, sau đó tu ở Côn Sơn và viên tịch tại đây.
Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, thuộc dòng dõi quan lại nhà Lý, sinh năm Nguyên Phong thứ 4 (1254), quê tại xã Vạn Tư, huyện Gia Định, nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Ông là người thông minh, hiếu học. Năm 18 tuổi đỗ hương cử, 28 tuổi đỗ trạng nguyên, khoa Giáp Tuất năm Bảo Phù thứ 5 (1274). Vua Trần thấy ông là người tài năng, đức độ đỗ đạt cao, gả công chúa Liễu cho nhưng ông không nhận. Ông làm việc ở viện Hàn Lâm, thường xuyên giao thiệp với sứ thần, trao đổi văn thư, viện dẫn kinh điển, ứng đối lưu loát, văn chương ngôn ngữ hay hơn cả sứ thần nước ngoài. Cuối đời, Lý Đạo Tái tìm đến tôn giáo.
Sau khi gặp Pháp Loa ở chùa Vĩnh Nghiêm, ông liền xin triều đình cho xuất gia tu hành. Vua Anh Tông y cho. Ông kiên trì học đạo ở chùa Lễ Vĩnh từ năm 1305, dưới sự chỉ dẫn của Bão Phác, một học trò giỏi của Pháp Loa. Năm Hưng Long thứ 14 (1306) Nhân Tông trụ trì chùa Siêu Loại lập Pháp Loa làm giảng chủ, Lý Đạo Tái theo Bão Phác đến nghe giảng, được Nhân Tông cho làm thị giả. Ông cùng Trần Nhân Tông và Pháp Loa du ngoạn khắp danh lam trong nước. Sau khi Nhân Tông mất (1308), ông theo Pháp Loa học đạo. Pháp Loa đặt pháp hiệu cho ông là Huyền Quang. Ông rất giỏi biên soạn kinh sách. Sau 8 năm xuất gia, Huyền Quang trụ trì chùa Vân Yên - một trong những trung tâm tôn giáo lớn bậc nhất đương thời trên núi Yên Tử.
Tương truyền, vua Anh Tông nghe theo Mạc Đĩnh Chi chọn Điểm Bích, một cung nữ xinh đẹp, giảo hoạt, làm người kiểm nghiệm chân tu của Huyền Quang. Điểm Bích dùng thủ đoạn xảo trá lừa Huyền Quang lấy được vàng làm tin, dựng nên một truyện hoàn toàn sai sự thật. Vua Anh Tông tức giận cho triệu Huyền Quang về kinh xử tội. Sau khi biết Huyền Quang bị oan, vua xin lỗi và giáng Điểm Bích làm người quét chùa Cảnh Linh trong nội điện.
Sau vụ giải oan ở Thăng Long, ông trở về miền Đông Bắc, tiếp tục viết sách, giảng kinh, trở thành học trò xuất sắc của Pháp Loa. Khi Pháp Loa viên tịch, sự nghiệp của thiền phái Trúc Lâm do Huyền Quang chủ trì. Ông trở thành vị Tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm.
![]() |
Di tích Côn Sơn (Chí Linh), nơi Đệ tam tổ Huyền Quang tu hành |
Huyền Quang tu ở chùa Thanh Mai 6 năm, sau đó tu ở Côn Sơn, lập đàn Cửu phầm liên hoa, biên tập kinh sách để truyền lại cho đời sau. Huyền Quang là một nhà sư uyên bác và giàu lòng nhân đạo. Thơ văn của ông trang nhã sâu sắc.
Ngày 22 tháng Giêng năm Giáp Tuất (1334), nhà Sư viên tịch tại Côn Sơn. Vua Trần Minh Tông cho 10 lạng vàng để xây tháp ở phía tả, sau chùa Côn Sơn, đặc phong tự pháp Huyền Quang tôn giả. Ngày mất của Huyền Quang là ngày giỗ tổ của chùa Côn Sơn và dần dần trở thành ngày hội.
Lễ hội Côn Sơn bắt đầu từ rằm tháng Giêng và kéo dài tới chục ngày sau.
- Lễ Khánh Thành Bảo Tháp Thờ Ni Trưởng Thượng DIỆU Hạ TỪ Tại Chùa DIỆU QUANG Sacramento, California Thích Nữ Giới Hương
- Theo bước chân Thầy Tâm Hương
- Quảng Nghiêm thiền sư và bài kệ thị tịch Khải Tuệ
- Thi ca Huyền Không với tuổi thơ học đạo Thích Phước An
- Thi sĩ Quách Tấn với đạo Phật HT. Thích Phước Sơn
- Khi người điên hạnh phúc Thích Thiện Hữu
- Ngập Tràn Nhân Nghĩa Thích Thiện Hữu
- 5. Huệ Quang Ngày Ấy! Thích Thiện Hữu
- 4. Lời Sám Hối Muộn Màng Thích Thiện Hữu
- Ân đức sâu dày Thích Thiện Hữu
- Ngàn lần đảnh lễ Thích Thiện Hữu
- Lời thăm hỏi ân tình Thích Thiện Hữu
- Tiểu sử Hòa thượng Thích Chánh Thành (Tổ Vạn An) (1872-1949) Thích Vân Phong
- Tiểu sử Hòa thượng Thích Thiện Thanh (1935 – 1995) Thích Vân Phong
- Người ra đi thật rồi sao ? (Thành kính tưởng niệm Giác Linh cố Hòa Thượng Thích thượng Chí hạ Năng) Thích Đồng Trí
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)