Pháp sử Minh Đăng Quang
Nhà du tăng Khất sĩ đầu tiên đức Tôn sư Minh Đăng Quang đã làm sống cái vẻ đẹp cao quý mà đã có trên 25 thế kỉ nay của một bậc sống đời phạm hạnh. Một tiếng chuông cảnh tỉnh, một tiếng trống giục liên hồi cho những ai còn đang mải chạy theo danh lợi hào nhoáng bên ngoài.
Đức Tôn Sư MINH ĐĂNG QUANG, thế danh Nguyễn Thành Đạt, tự Lý Hườn, sinh ra đời lúc 10 giờ tối ngày Tân Tỵ 26 tháng 09 năm Quý Hợi 1923 tại làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long miền Nam – Việt Nam.
Nhà du tăng Khất sĩ đầu tiên đức Tôn sư Minh Đăng Quang đã làm sống cái vẻ đẹp cao quý mà đã có trên 25 thế kỉ nay của một bậc sống đời phạm hạnh. Một tiếng chuông cảnh tỉnh, một tiếng trống giục liên hồi cho những ai còn đang mải chạy theo danh lợi hào nhoáng bên ngoài. Nhắc cho mọi người biết trên đời này vẫn có những bậc thoát trần thượng sĩ với chí nguyện nối truyền chánh đạo, thủ thực thanh bần, hy sinh cuộc đời mình để pháp bảo của Như lai được mãi mãi trường tồn trên thế gian này.
Ánh đạo vàng nối truyền Thích Ca Chánh Pháp của Tổ Sư được hoằng hóa khắp muôn nơi, đâu đâu cũng xuất hiện hình bóng của nhà du tăng Khất sĩ mỗi buổi sáng, trên các nẻo đường miền Trung-Nam thời bấy giờ. Mọi người ai ai cũng được nhìn thấy hiện thân của tăng đoàn thời đức Phật được Tổ Sư phát họa lại một cách sâu sắc và sinh động, đều phát tâm quy ngưỡng và kính phục. Tăng đoàn của Tổ Sư như một chiếc thuyền Bát-nhã đang chèo lái khắp muôn nơi không ngại sóng to, gió lớn để cứu vớt những ai còn đang trồi hụp trong biển đời sanh tử đầy ô trược.
Sáng ngày 1 tháng 2 năm 1954 cả bầu trời như u buồn mờ mịt, khi đức Tổ Sư từ giã và ra đi biền biệt. Biết bao nhiêu ánh mắt đang ngậm ngùi chứa chan dòng lệ để đưa tiễn Tôn Sư. Ngài dặn dò lần cuối: “Các con hãy ở lại mà mở mang mối đạo, giáo hóa chúng sanh, đền ơn chư Phật. Ấy là các con theo Thầy, làm vui lòng Thầy nơi xa vắng. Rồi một ngày kia Thầy sẽ trở về”.
Những lời giáo huấn đó như một niềm an ủi sau cùng, và kể từ ấy cả tăng đoàn đã thật sự mất đi một bậc Thầy hướng đạo khả kính. Bơ vơ lạc lõng, giờ đây chỉ còn lại chăng là những dư âm. Những lời dạy cao quý của Tổ Sư, để mỗi mùa trôi qua những lần tưởng niệm với những ánh mắt chứa chan dòng lệ thương tiếc vô vàn, luôn mong mỏi Tổ Sư sẽ có một ngày trở về.
Mặc cho hoàn cảnh có đổi thay, thế sự có thăng trầm nhưng hình bóng của những bậc thoát trần thượng sĩ đầu trần chân đất, phất phới huỳnh y, ôm bát trì bình sẽ là những hình ảnh cao thượng nhất để những người con Khất sĩ sau này luôn lấy đó làm niềm tin để tiếp tục ấp ủ chí nguyện nối truyền chơn lý, hoằng dương chánh đạo của Tổ Sư, mà vững mình dũng tiến tiếp nối ngọn đèn chánh pháp của chư Phật được mãi trường tồn thắp sáng trên thế gian này từ đây cho đến muôn vạn kiếp sau.
Chúng con xin thành tâm kính dâng lên đức Tổ sư đôi dòng Pháp sử của cuộc đời cao quý của Ngài:
- Lễ Khánh Thành Bảo Tháp Thờ Ni Trưởng Thượng DIỆU Hạ TỪ Tại Chùa DIỆU QUANG Sacramento, California Thích Nữ Giới Hương
- Theo bước chân Thầy Tâm Hương
- Quảng Nghiêm thiền sư và bài kệ thị tịch Khải Tuệ
- Thi ca Huyền Không với tuổi thơ học đạo Thích Phước An
- Thi sĩ Quách Tấn với đạo Phật HT. Thích Phước Sơn
- Khi người điên hạnh phúc Thích Thiện Hữu
- Đại đức Thích Pháp Như với con đường âm nhạc Phật giáo Suối Thông
- Chuyện một sư thầy mê chèo diễn rất ngọt Hoàng Thi
- Phỏng vấn nhanh: Á hậu Trương Thị May - Tuổi trẻ và ứng dụng thực tế từ lời Phật dạy Hiền Huy Hòa Hiệp
- Tấm lòng của một ni sư Nguyễn Công Hậu
- Phỏng vấn nhà thơ, nhà chính trị Trần Việt Phương Tạ Thị Ngọc Thảo
- Phỏng vấn nhanh: Ca sĩ Thùy Trang - Ca sĩ hát nhạc Phật giáo Thực hiện chung: Hiền Huy Hòa Hiệp - Chơn Hương
- Trường đại gia ăn chay trường Bài & ảnh: Khang Minh
- Người mê làm tượng Phật khổng lồ Hà Đình Nguyên
- Bốn Mươi Tám Năm, Xin Đừng Quên! Dương Kinh Thành
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Ngài không có xây một ngôi chùa nào để tu để trụ trì, Nhưng cuộc đời thanh bần , cao quý của Ngài , sự nghiệp hoằng pháp độ sanh của Ngài chính là ngôi chùa tâm linh rất lớn để bây giờ có một hệ phái Khất
Sỹ theo tôi rất mẫu mực và xuất sắc . Nói về cuộc sống các vị trú xứ ở các Tịnh Xá , ăn ngày 2 bửa như hệ
phái Nguyên Thủy , nhưng khác với hệ này là quý vị hệ Khất sỹ ăn chay , về Kinh điển , ngoài bộ Chân Lý của tổ sư Minh Đang Quang các vị học Kinh Nikaya và cả Kinh Đại Thừa. Tôi thật sự ngưỡng mộ khi nghe
các băng đĩa của HT Giác Toàn hệ phái Khất sỹ giãng về bộ kinh Bát Nhã , Thầy đã giãng trong 12 năm .
Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát .
Thật là may mắn khi con có duyên gặp được quý sư và tiếp xúc với hệ phái khất sĩ của PGVN. Cũng kể từ đây mà con đã có 1 bước tiến lớn trên con đường tu học, được hiểu biết Phật Pháp sâu sắc hơn, biết về nhiều điều mà trước đây con chưa từng được nghe thấy. Cũng từ ngày vào tịnh xá mà con được tìm hiểu và tôn kính vị tổ sư đã khai sáng ra hệ phái khất sĩ, nối truyền chánh pháp của Như Lai. Hình ảnh quý sư đắp y đi trì bình khất thực, gieo duyên, ... như đã gần gũi và thanh thoát lạ kỳ. Cảm ơn quý sư đã cho con những hiểu biết Phật pháp, những lời dạy quý báu, những việc làm thiết thực của người Phật tử ...
levanhoang90 ( PT thiện chiếu )
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)