Tấm lòng của một ni sư

Đã đọc: 3379           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image Ni sư Như Minh tặng cho học sinh nghèo ở vùng sâu vùng xa.

Nhiều người nghèo khó, tàn tật, bất hạnh... rất quen thuộc với Ni sư Thích nữ Như Minh - Phó Ban từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên - Huế. Bởi lẽ, từ nhiều năm qua, Ni sư đã đến với rất nhiều người nghèo, nhằm chia sẻ, động viên họ với quan niệm "Người ta vui thì mình vui và mọi người cùng vui".

Lớn lên trong một gia đình Phật tử, năm 1963, cô gái mới 17 tuổi Mai Thị An, quê ở Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) xuống tóc đi tu tại chùa Diệu Viên - Huế lấy pháp danh là Như Minh. Đến 1977, Ni cô được tấn phong làm trụ trì chùa Tây Linh (TP Huế). Tính ra, với 65 tuổi đời nhưng nữ tu Như Minh có gần 45 năm tham gia làm công tác từ thiện. Với tấm lòng rộng mở, Ni sư luôn xót xa trước nổi khổ của đồng loại. Hằng đêm, bà vẫn thao thức trước những mảnh đời bất hạnh và luôn cảm thấy day dứt, trăn trở khi mình không đủ sức để gánh vác, san sẻ hết nổi khổ của bao người. Cứ lên rừng xuống biển, hễ lúc nào tích cóp được tiền bạc là bà lại đến với người nghèo.

Thời gian đầu làm công tác từ thiện, Ni sư Như Minh tự lực là chính và cũng chỉ là những hoạt động nho nhỏ vì tiền bạc không nhiều. Dần dần, quy mô hoạt động giúp đỡ người nghèo, người khó khăn của Ni sư Như Minh được mở rộng với sự tham gia của nhiều Phật tử trong và ngoài tỉnh. Bà kể: “Có những lần mang quà đi cho người nghèo, phải leo núi, băng đèo cũng mệt chứ, nhưng đến khi thấy người được nhận quà vui, rồi mình bưng chén nước, đĩa khoai người ta mời, bao nhiêu nỗi khổ đều tan biến'. Chúng tôi hỏi: “Có khi nào Ni sư có ý định không làm công tác từ thiện nữa không?”. Chân tình, bà cười: 'Tôi ước nguyện nếu ơn trên cho mình làm hoài thì mình cũng thích, và cầu mong có sức khoẻ để đến được nhiều hơn với người nghèo. Bởi vì tôi làm đây là theo yêu cầu của người ta. Có người đến gặp tôi và gởi một số tiền, nói để sư cô giúp đỡ người nghèo, vậy là tôi phải làm thôi. Người ta có của thì mình có công. Chỉ khi nào già, không đủ sức nữa thì thôi”.

Hằng năm, cứ đúng vào dịp Tết, lễ Vu lan, Phật đản... Ni sư Như Minh cùng các ni cô khác trong Ban Từ thiện Giáo hội Phật giáo tỉnh đã đến các vùng sâu, vùng xã để tặng hàng ngàn suất quà cho những cảnh đời bấy hạnh, người già cô đơn, trẻ em tàn tật hoặc các bệnh nhân nghèo đang điều trị trong các bệnh viện. Đặc biệt, năm căn nhà tình thương (trị giá hơn 75 triệu đồng) dành cho hộ nghèo do Tăng ni Phật tử chung tay góp sức vừa được bàn giao gần đây là niềm vui chung của mọi người. Ni sư nói: “Mỗi lần bàn giao được thêm căn nhà mới, chúng tôi đã chứng kiến những giọt lệ mừng của gia đình như sự ấm áp tốt đời đẹp đạo”.

Không chỉ làm công tác từ thiện, Ni sư là người sáng lập ra cơ sở dạy nghề ở chùa Tây Linh dành cho các em có hoàn cảnh khó khăn và khuyết tật. Từ năm 2001 đến nay, Ni sư đã đào tạo hơn 1.200 em ra nghề may, thêu, đan len và đa số đều có việc làm. Huỳnh Thị Tâm, cô gái 18 tuổi không may bị bại liệt hai chân, kể: “Hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn, bố mẹ già yếu nhưng phải bán buôn tảo tần để mưu sinh. Vì tự ti, mặc cảm nên em không bao giờ ra khỏi nhà. Biết được hoàn cảnh của em, sư Như Minh đã khuyên nhủ, động viên cho em đến lớp học thêu. bà còn vận động xin được một chiếc xe lăn giúp em tự đi đến cơ sở dạy nghề một mình”. Ngoài ra, gần 15 năm nay, Ni sư còn hỗ trợ thường xuyên cho hơn 200 em ở cộng đồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có điều kiện đến trường với mỗi tháng là 150 - 200.000 đồng/em.

Ni sư Như Minh luôn tâm niệm: “Muốn vận động giúp đỡ người nghèo hiệu quả, chính bản thân mình phải trực tiếp đứng ra làm, có khả năng thuyết phục và phải có tấm lòng, có tâm vì người nghèo”. Ni sư đã biết khơi dậy cái nhân từ thiện – cái vốn có trong mỗi con người, cùng với cách làm việc hiệu quả, thiết thực và công khai, minh bạch nên nhiều người đã tham gia cùng Ni sư để giúp đỡ người nghèo.

Nguồn: Nhân Dân điện tử

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập