Thượng tọa Thích Chơn Không: Tài pháp nhị thí

Đã đọc: 13367           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image Thượng tọa Thích Chơn Không

Người làm công tác từ thiện xã hội trước nhất phải có tâm từ bi, trí tuệ, phải thật sự cảm thông thương tưởng đến người nghèo khó, giúp họ vượt qua số phận bằng tất cả tấm lòng của mình.

Ngày 07.08.2010 - chúng tôi tới chùa Thiên Tôn tại địa chỉ 117/3/2 An Bình, Phường 6, Quận 5 ( Quận 5 là nơi có nhiều người Hoa sinh sống tại TPHCM ). Phải mất khá nhiều thời gian khi chúng tôi vòng vo tam quốc theo sự chỉ đường của mỗi người mỗi khác... Chúng tôi tới thì thấy một vài Phật Tử đang treo cờ Phật giáo từ cổng chính mặt tiền đường tới cổng phụ trong hẻm 117 để chuẩn bị cho mùa Vu Lan Báo Hiếu. Chúng tôi gặp Thầy với phong thái giản dị với chiếc áo tràng nâu bạc màu thời gian, chúng tôi không biết và không hỏi có bao nhiêu người đã tới phỏng vấn Thầy.

  

    1. Kính bạch Thầy, xin Thầy cho chúng con biết đôi nét về bản thân Thầy và chùa Thiên Tôn có từ khi nào ạ?

    Tôi pháp hiệu: Thích Chơn Không
    Thế danh: La Phú Quốc. SN: 1955, tại Bến Tre.
    Xuất gia năm 1960 với Hòa Thượng Thích Từ Hóa tại chùa Tân Long, Bến Tre.
    Đệ tử Hòa Thượng Thích Nhựt Quang - chùa Phật Nhựt, Bến Tre.
    Y chỉ Hòa Thượng Thích Trừng Thanh (Hòa Thượng Thích Thiện Hào).
    Thọ giới Tỳ Kheo năm 1975 tại tổ đình Ấn Quang, TPHCM.
    Từ năm 1976 - 1981 tham gia công tác Ban Liên Lạc Phật Giáo Yêu nước quận 5, từ năm 1981 đến nay tham gia công tác Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
    Chức danh hiện nay: Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương
    Phó Thường trực Ban Hướng dẫn Phật tử TPHCM.
    Giáo thọ lớp Đào tạo Cao cấp Giảng sư Ban Hoằng pháp Trung ương.

    Tôi về chùa Thiên Tôn này vào năm 1972 đến nay. Đây là ngôi chùa thuộc hệ phái GHPGCTVN do Hòa Thượng Thích Minh Đức khai sơn năm 1952.

    2. Nhận được bằng khen của Thủ Tướng, Thầy có bất ngờ không ạ? Và cảm xúc của Thầy ra sao ạ?

    Tôi hết sức xúc động và bất ngờ khi nhận được bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ, bởi vì những hoạt động nhân đạo từ thiện xã hội của tôi không mấy to lớn, nhưng lại được Thủ tướng quan tâm khen tặng. Tôi mong trong thời gian tới sẽ có nhiều chư Tôn Đức Tăng Ni và qúy Phật tử hảo tâm có cùng chí hướng như chúng tôi cũng sẽ được nhận bằng khen của Thủ Tướng.

    3. Trong kinh Pháp Cú có câu:
 
        Như bông hoa tươi đẹp
        Có sắc lại thêm hương
        Cũng vậy lời khéo nói
        Có làm có kết qủa.
 

Thầy có chia sẻ hay nhắn nhủ gì với tất cả những người cũng làm công việc như Thầy ạ?

    Theo tôi thiết nghĩ, người làm công tác từ thiện xã hội trước nhất phải có tâm từ bi, trí tuệ, phải thật sự cảm thông thương tưởng đến người nghèo khó, giúp họ vượt qua số phận bằng tất cả tấm lòng của mình.

    Đất nước ta tuy đã hòa bình thống nhất hơn 35 năm qua, nhưng những người còn vươn cảnh nghèo khó hiện tại cũng không ít, cần có sự nỗ lực đóng góp giúp đỡ của toàn xã hội. Lâu nay trong giới Phật giáo chúng ta khi đi công tác từ thiện xã hội, thường nghĩ đến việc giúp đỡ tiền bạc lương thực như: gạo mì mắm muối đường sữa... và đồ gia dụng. Tuy nhiên những món qùa qúy báu ấy chỉ giải quyết tạm thời cho những trường hợp cứu trợ khẩn cấp,chứ không thể giải quyết được căn bản cuộc sống và giúp họ vượt qua số phận. Tôi nghĩ khi chúng ta làm công tác từ thiện đối với đồng bào nghèo khó - chúng ta phải chú ý thực hiện phương châm: " tặng cần câu qúy hơn cho con cá " như: xây dựng lớp học tình thương, tặng học bổng, xe đạp, tập vở giấy viết... cho học sinh nghèo. Mở khóa dạy nghề; tặng nông cụ, hạt giống, heo giống, bò giống cho các bác công nông... đặc biệt là giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số. Chúng ta cần có thêm Tuệ Tĩnh đường, phòng chuẩn trị Đông Tây y để chăm sóc sức khỏe cho đồng bào nghèo.

    Chúng ta cũng có thể liên kết nhiều tự viện và hợp tác với Ban Từ thiện Xã hội của Thành Hội Phật Giáo để thăm và tặng qùa cho các phạm nhân ở các trường giáo dục lao động, trung tâm giáo dục nghề thanh thiếu niên, trung tâm cai nghiện, trung tâm hồi nhân phẩm, trung tâm bảo trợ xã hội... Tuy nhiên nếu chỉ làm từ thiện xã hội thuần túy thì chỉ mới giả quyết một phần nào đời sống vật chất, mà vật chất thì hữu hạn không bao gìơ thỏa mãn sự mong muốn của con người. Do đó, cần phải cần phải kết hợp với Ban Hoằng pháp Thành hội Phật giáo tổ chức các buổi pháp đàm với các phạm nhân và những đồng bào nghèo khó nêu trên thì mới có thể giải tỏa được nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống của họ.
    
    Chúng con xin gởi lời tri ân tới Thầy đã dành chút thời gian phỏng vấn, nguyện cầu hồng ân tam bảo gia hộ tới Thầy luôn An Lạc, Phật sự viên mãn thành công.


NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT -  MA HA TÁT.
                          12/08/2010.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.43

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập