HT. Thích Trí Thủ - Bậc cao Tăng cả đời phụng sự Đạo pháp và Dân tộc

Đã đọc: 14725           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image HT. Thích Trí Thủ

Ôn Già Lam quê quán huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị. Xuất gia năm 16 tuổi là đệ tử của Hoà Thượng Thích Viên Thành chùa Tra Am – Huế . Cả đời Ôn hiến dâng và phụng sự cho đạo pháp và dân tộc. Ôn ưu tư trăn trở nhiều về tương lai của Phật giáo Việt Nam.

Các con thương yêu!

Năm 1981, tức là năm Tân Dậu, Thầy được tin tại chùa Báo Quốc, Thành Phố Huế có mở Đại Giới Đàn, được Sư Ông các con đồng ý Thầy đã ra Huế thọ đại giới, lần thọ giới đó tại Tỉnh Gia Lai chỉ có mỗi mình Thầy.

Năm đó Thầy con trẻ lắm, một thân một mình khăn gói ra Cố Đô. Ngôi chùa Thầy đến đầu tiên là chùa Từ Đàm (trụ sở Tỉnh Hội Phật Giáo Thừa Thiên-Huế).

Lòng hồi hộp run run khi đặt chân vào ngưỡng cửa Tam Quan, vào phòng khách chùa Thầy thấy hai Ôn Thiện Siêu và Trí Thủ đang ngồi uống nước trà, Thầy đắp y áo và đảnh lễ hai Ôn, thưa rõ về sự có mặt của mình và lý do ra Huế.

Hai Ôn lắng nghe, gật đầu tỏ ý vui. Ôn Trí Thủ nói: "Từ Pleiku mà ra tới Huế thọ giới xa dữ hỉ, ừ để Ôn sai quý chú đưa con qua ở bên chùa Báo Quốc rồi tới ngày Giới Đàn mở thì thọ giới về mà tu."

Sau năm 1975, những thông tin về các Giới Đàn chỉ là thông tin truyền miệng, ai nghe được thì tìm đến mà thọ giới, không như bây giờ có thông báo hẳn hoi bằng hệ thống hành chính của giáo hội hoặc đăng trên báo Giác Ngộ. Bởi vậy Thầy chỉ nghe phong thanh rồi tìm đến, nên đến trước khi Giới Đàn tổ chức cả tháng.

Tháng giêng năm 1981, Giới Đàn mới mở, mà tháng chạp năm 1980 Thầy đã có mặt ở Huế rồi. Chính vì lý do đó mà Thầy được ăn tết tại Huế một năm. Huế năm đó còn nghèo lắm, trái cây đơm cúng trong ba ngày tết tại chùa chủ yếu là chuối, mà chuối cũng phải cắt ra từng trái mới đủ đơm cúng các bàn.

Huế tết thường rất rét trời mưa phùng bay bay, đi chợ tết phải mặc áo mưa chớ không lạnh lắm! Người dân xứ Huế rất thích hoa mai, nên thường trồng mai trước nhà và tết thì cưa mai đem ra chợ bán. Khu bán hoa tết năm đó được bày ra ở dọc bên bờ sông hương gần cầu tràng tiền, hoa nhiều nhất vẫn là hoa mai và hoa cúc .

Ôn Trí Thủ trụ trì hai chùa: Chùa Báo Quốc Huế, và Già Lam Sài Gòn năm đo Ôn từ Sài Gòn về Huế ăn tết và tổ chức Giới Đàn, có cả Thầy Lê Mạnh Thát nữa. Thầy ở tại chùa Báo Quốc đúng một tháng được gần gũi và thân cận hai bậc cao tăng khả kính là Ôn Trí Thủ và Ôn Thanh Trí (giám tự chùa Báo Quốc ) .

Quay đi ngoảnh lại mà đã hơn hai mươi năm, hồi đó Sư anh Thường Chiếu của các con mới sinh mà nay đã trưởng thành chững chạc , đã thay Thầy được một số công việc chùa. Điệu Tăng hồi đó ngủ cùng phòng với Thầy, nay cũng đã thọ giới Tỳ Kheo và hiện đang du học tại Ấn Độ.

Các Hoà Thượng, Thượng Toạ trong tam sư thất chứng Giới Đàn nay đã tịch gần hết. Để Thầy nhớ lại thử coi, các vị Giới Sư trong Giới Đàn gồm những ai: “Ôn Linh Mụ (HT. Thích Đôn Hậu - Đệ nhất Phó Pháp chủ GHPGVN), Ôn Trúc Lâm (HT. Thích Mật Hiển - Phó Pháp chủ GHPGVN), Ôn Từ Đàm (HT. Thích Thiện Siêu - Phó Chủ tịch TT. Hội đồng Trị sự GHPGVN), Ôn Già Lam (HT. Thích Trí Thủ - Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN), Các Hoà Thượng : Huyền Không , Hưng Dụng, Chánh Pháp, Thiện Trí, Trí Quảng, Đức Tâm và HT.Thiện Bình."

Các Ôn Thầy vừa kể ra đều đã tịch, chỉ còn mỗi HT.Thiện Bình (Trưởng BTS THPG Khánh Hòa) là còn , Ôn Thiện Bình hiên giờ ở Nha Trang .

Ôn Già Lam quê quán huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị . Xuất gia năm 16 tuổi là đệ tử của Hoà Thượng Thích Viên Thành chùa Tra Am – Huế . Cả đời Ôn hiến dâng và phụng sự cho đạo pháp và dân tộc. Ôn ưu tư trăn trở nhiều về tương lai của Phật giáo Việt Nam.

Lịch sử Phật giáo Việt Nam ghi nhận công lao lớn nhất của Ôn là về phương diện đào tạo tăng tài, các trường Bồ Đề và các Phật Học Viện của phật giáo trước năm 75, Ôn là người đóng góp lớn nhất về nhiều mặt .

Đường hướng giáo dục của Phật giáo việt nam được thể hiện rõ nét nhất là ở Huế , và duy trì cụ thể ở từng ngôi chùa . Sự kính trọng các bậc tôn đức trưởng thượng, tôn ti thượng hạ lớn nói nhỏ nghe. Các Ôn dạy thì cứ nghe cứ làm theo, không hề cãi lại . Và nhất là áp dụng Thanh Quy của thiền môn một cách nghiêm cẩn .

Thầy còn nhớ "Để trang hoàng cho giới đàn, Ôn cho cắt câu băn rôn -Giới luật là thọ mạng của Phật Pháp, giới luật còn là Phật pháp còn. ht_thich_tri_thu_gif_600Xong rồi Ôn biểu các Thượng Toạ lớn treo lên vị trí do Ôn chỉ. Các Thượng Toạ thấy vị trí không thích hợp và cũng không đẹp, nhưng không dám cãi cũng cứ treo lên.

Chiều lại Ôn đi bách bộ xung quanh chùa, nhìn tấm băn rôn Ôn khám phá ra là nó không đẹp mắt và cũng chẳng đúng vị trí. Ôn sai các Thầy gỡ xuống và treo vào vị trí thích hợp hơn (các Thượng Toạ thở phào nhẹ nhõm).

Hồi đó các Thầy ở chùa Báo Quốc hầu hết đều đi làm tổ hợp xì dầu, suốt ngày lao động nên buổi công phu sáng dậy không nổi, ngủ luôn . Chỉ có mỗi mình Ôn Thanh Trí là thức dậy công phu, sáng nào cũng vậy.

Còn Ôn Già Lam thì từ lúc thọ Tỳ Kheo cho đến ngày viên tịch, sáng nào cũng thức dậy rất sớm lạy Phật rất lâu để cầu nguyện cho Phật pháp tồn tại mãi ở thế gian này. Các vĩ nhân ở ngoài đời cũng như các cao tăng của Phật giáo thường có những điểm giống nhau, đó là đức tính: hy sinh phụng sự cho nhân loại, thân mật dễ gần gũi trong giao tiếp, bình dị đạm bạc trong ăn mặc.

Ôn Già Lam cũng vậy, một tháng sống gần Ôn chiều nào Thầy cũng thấy điệu thị giả bưng dọn cho Ôn khi thì hai trái bắp khi thì hai khoanh củ mì. Rất dè sẻn cho bản thân, mà tấm lòng ưu tư nghĩ về tương lai cho đạo pháp thì không thể nghĩ lường.

Có một chi tiết mà Thầy không cách gì nhớ được cho chính xác đó là đêm mồng hai Tết Ôn không ở chùa Báo Quốc mà về ở một chùa Tổ thuộc môn phái (Trà Am hay Ba La Mật ?) hoặc chùa Tường Vân? Có cả Thầy Lê Mạnh Thát và Thầy Đạt Đạo nữa, tối lại chư tăng trong môn phái cùng với tăng chúng chùa đắp y áo đảnh lễ chúc thọ mừng tuổi Ôn.

Ôn ngồi kiết già trên sập gõ, dáng uy nghi như sư tử chúa, mắt xa xăm. Ôn hướng về các vị trụ trì nói lên những lời thống thiết :
“Sau năm 75 đất nước bước qua vận hội mới nên có nhiều thay đổi, lòng người cũng rất dễ đổi thay nên một số đông tăng chúng tâm lý dao động lo xa quá đã bỏ đạo về đời, chùa chiền tự viện thì kinh tế quá khó khăn, không đủ cơm gạo mà nuôi điệu chúng, cái nôi Phật Giáo Việt Nam là Huế chúng ta, vậy mà điệu chúng không còn được bao nhiêu. Thử hỏi thế hệ Ôn và các Thầy hiện nay không còn nữa, ai là người tiếp nối mạng mạch Phật pháp đây.

Theo Ôn các Thầy trụ trì nên quan tâm việc nuôi dưỡng chúng điệu , bản thân mình nên nhịn ăn nhịn mặc khoai cháo qua ngày miễn sao còn cơm để nuôi điệu chúng, đừng đợi đến khi chùa có lúa gạo nhiều mới nuôi, biết đến khi nào chúng ta mới có lúa gạo nhiều, há lẽ nhà nghèo không sinh con đẻ cháu để nối dõi tông môn sao?

Ôn thiết tha mong các Thầy trụ trì nên quan tâm điều đó “.
Trong cái lạnh se sắt lòng của đêm đầu xuân xứ Huế, cộng với không khí trầm hương huyền diệu, lung linh nến toả của Tổ Đình, những lời dạy của Ôn như thức tỉnh, như khơi lại và suối nguồn của đạo pháp từ đó được khai thông tuôn chảy. Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Huế, trường trung cấp Phật Học tại chùa Báo Quốc hiện nay… Có lẽ được bắt đầu từ đêm mồng hai tết năm Tân Dậu tại Tổ Đình....?

Chính tấm lòng của Ôn đã khiến cho trái bắp, củ khoai, hạt bo bo làm nên chuyện diệu kỳ! Vẻ vang trang sử Đạo.

Thích Giác Tâm

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (1 đã gửi)

avatar
Nguyên Tú 18/05/2012 03:22:02
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, đệ tử quy y với Ôn từ lúc mới 5,6 tuổi lúc Ôn còn trụ trì Chùa Hải Đức Nha Trang,sau đó còn được gặp Ôn vài lần nữa ở Chùa Già Lam bên Gia Định. Lúc nào Ôn cũng ân cần, nhỏ nhẹ,từ bi. ̣Mấy chục năm đã qua đệ tử vẫn luôn nhớ đến Thầy, Thầy ơi .
tổng số: 1 | đang hiển thị: 1 - 1

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập