Vị Phật Sống, Bậc Bồ-Tát Nhà Sư Vĩ-Đại (1926-2022) (*)

Đã đọc: 713           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

    Thiền-Sư THÍCH NHẤT HẠNH đã thâu thần thị tịch vào lúc 0:00 giờ sáng ngày 22-1-20229(20 tháng chạp,Tân-sửu) tại Chùa TỪ-HIẾU,HUẾ.

    Như Ngài đã nói: “Thầy  trò  ta

                                      Cùng  cất  cao  tiếng  hát:

                                          Đã  về

                                             Đã  tới.

                                               Bây  giờ  ở  đây.”

 

   Tăng Thân LÀNG MAI trong một thông-báo: “Sư-Phụ kính yêu của chúng  tôi , Thiền-Sư Thích Nhất Hạnh đã ra đi thanh-thản. Chúng tôi mời Gia-Đình Tâm-Linh toàn cầu của chúng tôi dành một chút thời-gian để tĩnh-lặng,quay trở lại với hơi thở Chánh-Niệm, khi chúng tôi cùng nhau ôm THẦY vào lòng trong sự biết ơn yêu-thương đối với tất cả những gì mà THẦY đã cống-hiến cho Thế-giới.”

  Theo Di-Huấn  của Thiền-Sư: “Tổ chức nghi-lễ theo nghi-thức TÂM-TANG.. .như hình-thức một khóa tu im-lặng,trang-nghiêm,thanh-tịnh.”

 

   Tôi chợt nhớ câu nói thời-danh của triết-gia Phạm Công Thiện : “Trên tất cả đỉnh cao là IM-LẶNG.” Như Bậc THÁNH-TĂNG THÍCH TRÍ QUANG đã im-lặng.

  Có những lời thương-tưởng khắp thế-giới,đó đây:

Đức ĐẠT LAI  LẠT MA : “Thiền-Sư đã sống một cuộc đời thực sự ý-nghĩa…nỗ-lực hết sức để giúp cho mọi người thấy Nếp Sống CHÁNH-NIỆM và TỪ-BI ; không những góp phần đem lại sự bình-an nội-tại cho từng  cá-nhân, mà còn đóng góp vào nền hòa-bình cho thế-giới.”

  

  Hòa Thượng THÍCH TRÍ QUẢNG, quyền Pháp-Chủ H.Đ.C.M.GHPGVN, Trưởng Ban TSGHPGVN  Tp.H.C.M. đã dâng hương tưởng-niệm Thiền-Sư Thích Nhất Hạnh tại Tổ-Đình Ấn-Quang sáng ngày 25-1-2022. Ngài phát-biểu : “Được thế-hệ trẻ cảm-mến khi vào Sàigon, Thiền-Sư đã thổi lên một làn gió mới- gọi là làm mới Đạo Phật. Từ trong và ngoài nước, Ngài luôn thích hợp với mọi hoàn cảnh, mọi tình-huống, mọi quốc-gia và mọi thời-kỳ.”

    Phái đoàn Trung-Ương GHPGVN. viếng Tang-Lễ TS.TNH. sáng ngày 24-1-2022,Hòa Thượng Chủ Tịch Thích Thiện Nhơn ghi vào Sổ Tang có đoạn: “Thiền-Sư Thích Nhất Hạnh khai-mở và hướng nhân-loại tìm đến Con Đường đúng-đắn về đời song hành-phúc,giái-quyết các vấn-đề của xã-hội đương thời,góp phần xây-dựng hòa-bình thế-giới theo triết-lý Phật-Giáo.”

  Thượng Tọa Tiến-Sĩ Thích Nhật TỪ, phó Viện Trưởng Viện Đại Học Phật Giáo, Tp.HCM.,quý Thầy và đại diện quỹ Đạo Phật Ngày Nay đảnh lễ Kim-Quan Thiền-Sư Thích Nhất Hạnh tại Tổ-Đình Từ-Hiếu,Huế. TTTS. đã ghi vào Sổ Tang bằng những câu Thiền-Thi :

                                 “…Trời  Tây,  Hoa  Sen  nở   ngát.

                                       Trời  Nam  rạng-rỡ  mùi  hương.

                                       Nhập-thế   vì   Người  phụng-sự,

                                       Tĩnh-thức  soi-sáng  mười  phương.

                                       Đạo  PHẬT  Ngày  Nay  sáng-lạn.

                                       Đạo  PHẬT  ngày  mai  huy-hoàng…”

 

   Trong buổi thuyết-giảng tại Chùa Giác-Ngộ,Tp.HCM.,TTTS. Thích Nhật Từ đánh giá cao sự đóng góp của Thiền-Sư: “Với Phương Tây, Thiền-Sư đã đòng góp chính-yếu về ứng-dụng Thiền và Chánh-Niệm, một trong hai trụ cột chính dựng nên Đạo Phật. Ở Phương Đông, Thiền-Sư đã nâng tầm cao Đạo Phật Nhập Thế.”

 

    Bộ Ngoại-Giao Việt-Nam phân-ưu TS.TNH. viên-tịch: “Thiền-Sư Thích Nhất Hạnh là vị Cao-Tăng của Phật-Giáo Việt-Nam,nhiều năm sinh-sống ớ nước ngoài,có nhiều đóng góp trong giới-thiệu và phát-triển Phật-Giáo,Văn-Hóa Việt-Nam trên thế-giới.”

 

   Bà Marie Damour, đại biện lâm thời, thay mặt phái đoàn Hoa-Kỳ tại Việt-Nam gởi lời phân-ưu sâu-sắc: “Trong hơn 60 năm qua,Thiền-Sư Thích Nhất Hạnh là một Người THẦY, nhà lãnh-đạo tinh-thần được yêu-mến và là  nhà hoạt-động không mệt-mỏi vì Hòa-Bình cho Đất-Nước mình và trên khắp thế-giớii.Những lời giảng-dạy của ÔNG, đặc-biệt là về việc đưa Chánh-Niệm vào cuộc sống hàng ngày, đã làm phong-phú thêm cuộc sống của rất nhiều người Mỹ. Thiền-Sư Thích Nhất Hạnh sẽ được nhớ đến như là một trong những nhà lãnh-đạo Tôn-Giáo nổi bật và có sức ảnh-hưởng lớn nhất trên thế-giới. Thông qua những lời dạy và tác-phẩm Văn-Chương của ÔNG, di-sản của ÔNG sẽ còn lưu-truyền mãi cho các thế-hệ mai sau.(Trích từ trang nhà Baocalitoday.com.ngày 22-1-2022)

 

 

   Một Tông-Phái Phật-Giáo rất lớn ở Hàn QuốcTÀO-KHÊ. Ngài Chủ-Tịch của Tông-Phái này đã gởi điên-thư : “Hành-trạng suốt cuộc đời của Thiền-Sư là sự thể-hiện của một VỊ BỒ-TÁT, vì sự bình-yên trong tâm-hồn mọi người trên thế-giới và sự hòa-giải chữa lành của cộng-đồng.

Nguyện-cầu ĐẠI SƯ với Đại-Nguyện Độ Sanh lớn cùng TRÍ-TUỆ của ĐỨC PHẬT sớm hội-nhập Ta-Bà,hóa-độ chúng sanh.”

 

 

   Tổng-Thống Hàn Quốc hiện tại MOON JAE IN đã gởi điện thư: “Thiền-Sư Thích Nhất Hạnh là một trong những nhà lãnh-đạo Tâm-Linh có ảnh-hưởng lớn nhất trên thế-giới và được nhiều người xem như là “MỘT VỊ PHẬT SỐNG”. Là một nhà hoạt-động, Thiền Sư luôn thể hiện tình thương-yêu đối với nhân-loại qua hành-động của mình. Những lời dạy về nghệ-thuật sống hạnh-phúc của Ngài đã chạm đến trái tim và đã trở thành Ánh-Sáng soi đường cho rất nhiều người.”

 

   Sự ra đi của Thiền Sư, Làng Mai gọi là “một sự biểu-hiện mới”. Và Thiền Sư nói rõ thêm : “Con là sự sống biểu-hiện dưới vô-lượng hình-thức.”

Ngài đã soi-rọi Ánh-sáng của Tuệ-Giác Phật-Gíao,của thiền quán vào vấn-đề “sinh – tử”. Một vấn-đề gây thắc-mắc lớn của mọi kiếp nhân-sinh. Sự viên-tịch Ngài đã giải-thích bằng triết-lý “tiếp-nối”.Điều mà tất cả đệ-tử Làng Mai đều  thấm-nhuần. Thiền Sư khai-thị: “Tôi là sự tiếp-nối, giống như mưa là sự tiếp-nối của mây…Đám mây không bao giờ chết đi. Nó chỉ chuyển đổi sang dạng-thức khác.”

  Trong bài thơ “Tự-Do” của Thiền-Sư:

                                      Tôi  là  sự  sống  thênh-thang.

                                      Tôi  chưa  bao  giờ  từng  sinh,

                                      Mà  cũng  chưa  bao  giờ  từng diệt.

Là một BẬC THÁNH,muốn sống “Tự-D0”, sống thênh-thang như “mây trời” trong cõi Càn-khôn-Vũ-trụ : “Nếu một ngày THẦY mất, đừng xây tháp-mộ gì cho THẦY…Thầy là một thực-tại linh-động, đang có mặt khắp nơi.”

Rõ rang Thầy là một Vị BỒ-TÁT đi vào đời, cõi Ta-Bà, “đang có mặt khắp

nơi”, mang Đại-Ngyện lớn là hoằng-hóa,cứu-độ chúng-sanh,dóng tiếng Chuông Tĩnh-Thức-Chánh-Niệm với TÂM TỪ-BI HỶ-XÃ trong một thế-giới đầy bạo-lực,hận-thù,chiến-tranh,bóng-tố-vô-minh…,xã-hội hổn-loạn…con người trầm-càm,tuyệt-vọng…có nhiều đe-dọa về sự tồn-vong của địa-cầu và nền Văn-Minh Nhân-Loại…

  Tờ báo Guardian của Anh quốc nêu len nỗi thao-thức của THẦY về các vấn-nạn toàn cầu : “Phật-Giáoo Dấn-Thân(engaged Buddhism) do Thiền-Sư Thích Nhất Hạnhh khởi xướng,còn thể-hiện nỗi lo-lắng với những vấn-đề toàn cầu hiện nay,trong đó có hiện-tượng khí-hậu nóng lên.”

 

 Ý-nguyện của Thầy như câu nói trên,cho nên Làng Mai : “Miễn các phúng-điếu,vòng hoa,trướng liễn…Sau Lễ Trà-tỳ, Xá-Lợi sẽ được an-vị tại Tổ-Đình TỪ-HIẾU và các trung-tâm khác của LÀNG MAI khắp nơi trên thế-giới, mà không cần phải xây tháp.”

   Nhà nhân-chủng-học Michael Oman-Reagan, giáo-sư đại học Newfoundland,Canada, đã hiểu rõ TÂM và TUỆ của Bậc THÁNH : “Tôi tin rằng nếu chúng ta hỏi Thiền-Sư Thích Nhất Hạnh về cái chết của Ông. Ông sẽ trả lời bằng một  Nụ Cười. Và Ông sẽ nói: Các vị  không thấy dạng-thức mới của THẦY sao? – Một đóa hoa, đám mây, con mưa, biển cả, gió, cây-cối, nhà sư…Tất cả là sự TIẾP-NỐI cúa THẦY. Các vị cũng là Sự TIẾP-NỐI của THẦY.”

    Trong lịch-sử PHẬT-GIÁO thế-giới và VIỆT-NAM, BỒ-TÁT NHẤT-HẠNH đã chứng-đắc được Qủa VÔ-NGÃ-VỊ-THA đích-thực.

 

    Trong tác-phẩm The Buddhist World, Giáo-sư Tiến-sĨ John Powers, một  học-giả Phật-Giáo của Nước Úc, đã bình-chọn 13 Vị PHẬT, Bồ-Tát, Đạo-Sư đã góp phần vào sự hình-thành và phát-triển ĐẠO PHẬT trên thế-giới trong suốt 2500 năm qua, trong đó có Đức PHẬT THÍCH-CA là Phật-Tổ, Thiền-Sư Thích Nhất Hạnh là Bậc ĐẠO-SƯ Đại Thông-Tuệ đứng thứ 10.

 

   Các hảng thông-tấn quốc-tế, những tuần báo quốc-tế nổi tiếng v.v….đã có lời nhận-định, bình-phẩm:

 

 

 :

-        Hảng thông-tấn quốc-tế A.P. cho rằng : “Thiền-Sư Thích Nhất Hạnh là nhân-vật lãnh-đạo PHẬT-GIÁO THẾ-GIỚI, có tầm ảnh-hưởng đứng thứ 2 tại Tây-Phương,chỉ sau Đức ĐẠT LAI LẠT MA.”

-       Đài phát thanh bá-âm quốc-tế B.B.C. : “Thiền-Sư NHẤT HẠNH là Người CHA của Thiền-Chánh-Niệm(The FATHER of Mindfulness)”

-       Tuần báo TIME của Mỹ phát-hành trên toàn thế-giới, ngày 24-1-2005 đã long-trọng : “Thiền-Sư là một VỊ THẦY nổi tiếng ơ Tây-Phương.” Và trong năm 2019,có một số, đã đề-cao Chức-vụ cao-quý : “Thiền-Sư Dạy cho thế-giới về Chánh-Niệm.”

-       Thượng-nghị-sĩ Hoa-Kỳ Mazie Horono : “Tôi đã được vinh-dự gặp Ngài ớ Việt-Nam năm 2019.Những lời dạy của ÔNG về lòng Yêu-Thương và Chánh-Niệm sẽ tiếp-tục soi-sáng thế-giới này. Xin an-nghỉ.”

-       Nhà văn Mỹ Ron Funches viết trên Twitter : “Những truyền-thụ của Thiền-Sư về Chánh-Niệm đã thay đổi cuộc đời và con đường của tôi.Cám ơn Ngài về tất cả.”

 

   Thiền-Sư giảng-giải về Pháp-Môn CHÁNH-NIỆM : “Chánh-Niệm là sống trong TĨNH-THỨC,để tiếp-xúc với những gì lành-mạnh, tươi mát trong sự sống,có công-năng nuôi-dưỡng thân tâm… Nhờ Chánh-Niệm, chúng ta có thể tránh làm hại bản thân và người khác..
  Nhờ thực-tập Thiền Chánh-Niệm, thân an TÂM TỊNH. Tâm đã TỊNH, TUỆ phát sáng-lòa, như ngọn đèn.

  Vì vậy, có  hành-giả nói lên hoa-quả của Thiền :  

                                       “Thiền    vào,  ra    thở                                                     

                                        TUỆ phát Thần-Thông.”

 Thiền-Sư nói lên hiệu-quả của Chánh-Niệm: “Chánh-Niệm là Năng-Lượng dùng để thắp lên Ngọn Đèn TÂM. (tâm-đăng)”

 

 Đặt trên vai sứ-mệnh của một Trưởng-Tử Như-Lai, Ngài muốn “Hiện-đại-hóa Phật-Giáo”, luôn luôn thao-thức canh-tân. Nét Canh-tân tuyệt-vời thu-hút mọi người là “Thiền-Hành.” Ngài nói : “Bước chân tĩnh-thức là bước cho cả nhân-loại.”

 

                             Đặt  chân   lên   mặt  đất,

                             Là  thể-hiện   thần-thông.

                             Từng bước chân  tĩnh-thức,

                             Làm  sống  dậy  mùa  xuân.

                                         Thơ Nhất Hạnh

 

 “Thiền-Sư Thích Nhất Hạnh không chỉ là nhà Tu-Hành …mà còn là Nhà Cách-Mạng thực-sự, đã luôn luôn đem đến những cái mới-mẻ cho việc xiển-dương Phật-Pháp.”(Phattuvietnam.net,24-1-22)

  Bước chân Tĩnh-Thức, bước chân Thiền-hành đã hằn-in trên khắp mặt địa cầu. “Phép Lạ của Tĩnh-Thức” và Phép Lạ của Thiền-Hành.

 

         “Đã  về…Đã  tới”…làm lay-động tâm-tư Con Người.

  Mỗi hành-khách quốc-tế khi bước chân đi hay đến phi-trường quốc-tế Denver, tiểu bang Colorado, Hoa-Kỳ đều đập vào mắt rất ấn-tượng câu nói thời-danh của Thiền-Sư được khắc-tạc vào phi-trường:

          I   have  arrived                  :         Tôi  đã  tới

          I    am    here                      :         Tôi  đang  ở  đây

         My  destination  is               :        Nơi tôi tới đang nằm

         In   each   step                      :       Trong  mỗi  bước  chân

  Trong Lòng Hoa-Kỳ, trái TIM của thế-giới Tây-Phương,

 hằn-in sâu-đậm thật nhiều dấu ấn của Bậc BỒ-TÁT.

 

      Vào thập niên 1960, Thiền-Sư thành-lập trường Thanh-Niên Phụng-Sự Xã-Hội( School of Youth for Social services). Thầy là một trong những thành-viên sáng-lập Viện Đại Học Vạn-Hạnh, Sàigon; thành-lập nhà xuất-bản Lá Bối.

    Năm 1942, Thầy xuất-gia tại Tổ-Đình TỪ-HIẾU- Huế , với Sư-Phụ Thanh-Qúy Chân-Thật, với Pháp-Danh TRỪNG QUANG, Pháp-Tự PHÙNG-XUÂN, Pháp-Hiệu NHẤT HẠNH.

   Cuộc chiến-tranh tại Việt-Nam ngày càng thảm-khốc, tang-tóc. Năm 1966, Thầy xuất ngoại để vận-động hòa-bình, chấm dứt cuộc chiến. Trước khi lên đường, Sư Ông Thanh-Qúy Chân-Thật làm Lễ Truyền Đăng cho Thầy và ban bài kệ :

 

 

                        “Nhất  hướng phùng xuân  đắc kiện  hành

                          Hạnh  đương  vô  niệm   diệc   vô  tramh

                          Tâm  Đăng  nhược  chiếu  kỳ  nguyên  thể

                          Diệu  Pháp   Đông  Tây   khả   tự   thành.”

   Thiền-Sư dịch như sau:

                          Đi  gặp  mùa Xuân,  bước  kiện hành

                          Đi   trong   vô-niệm   với   vô-tranh

                          Đem  TÂM soi chiếu  vào  nguyên-thể

                          Diệu  Pháp  Đông  Tây  ắt  tự   thành.

 Bài Kệ Truyền-Đăng của Sư-Phụ Thanh-Qúy như một lời tiên-tri, ứng-nghiệm vào sứ-mệnh hành-đaọ, hoằng-hóa độ sinh ở hai cõi trời Tây, Đông.

         Qua Mỹ, Ngài gặp nhà đấu-tramh Dân-Quyền mục-sư Martin Luther King Jr. Mục-sư đề-cử Thầy cho giải Nobel Hòa-Bình, đã viết: “Những ý-tưởng của Thiền-Sư Thích Nhất Hạnh về Hòa Bình, nếu được áp-dụng, sẽ tạo động-lực cho chủ-nghĩa đại kết, cho tình anh em thế-giới, cho toàn nhân-loại.”

   Ở Mỹ, Ngài vừa nghiên-cứu vừa giảng dạy tại hai đại học Princeton và Columbia. Có hòa-đàm Paris để giải-quyết cuộc chiến Việt-Nam. Nhân dịp này, từ năm 1968-1973, Ngài nỗ-lưc vận-động hòa-bình cho Việt-Nam. Trong thời-gian này, THẦY được mời giảng dạy môn  “ Lịch-Sử Phật-Giáo Việt-Nam” tại đại học danh tiếng Sorbonne, Pháp quốc.

   Ngài đã qua bán đảo Triều-Tiên. Thông qua những buổi thuyết-Pháp tại đây, Thiền-Sư kêu gọi hai miền Nam, Bắc cùng ngồi lại để giải quyết xung-đột và thiết-lập hòa-bình.Ngài nói rằng : “Con đường đi tới hòa-bình phải là con đường bất-bạo-động.” Họ đã nhớ ơn của Ngài, cho nên khi  Ngài viên-tịch, Tổng Thống Nam Hàn và Chủ Tịch Tông Phái Tào-Khê gởi điên-thư phân-ưu.

    Người Á-Rập và người Do-Thái thù nhau không đội trời chung. Thầy mời họ đến Làng Mai để tu-học,nghe những bài Pháp-Thoại của Thầy. Có kết-quả rõ-ràng là họ mĩm cười nhìn nhau, bắt tay nhau.

 

    Nhiều mục-sư đạo Tin Lành phát nguyện quy-y. Nhiều linh-mục Thiên-Chúa-giáo tiếp nhận giáo-Pháp Làng Mai. Nhiều trung-tâm Thiên Chúa giáo mời Thiền-Su đến thuyết-Pháp.

    Vì Tình Thương bao-la đối với nhân-loại của VỊ BỒ-TÁT, vì cuộc sống hạnh-phúc của loài Người, vì sự an-bình của thế-giới,Thiền-Sư là một Chiến-Sĩ hòa bình, đã đi khắp địa cầu không mệt-mỏi để vận-động hòa-bình, kêu đòi hòa-bình.

  Bới vậy, năm 2019, Quỹ Hòa-Bình Schengen và Diễn Đàn Hòa-Bình Thế-Giới trao giải thưởng cho THẦY NHẤT HẠNH. Trong diễn văn trao giải,có lời vinh-danh : “Thiền-Sư Thich Nhất Hạnh là Một TU-SĨ hiền-lành, khiêm-nhường, Người mà Mục-Sư Martin Luther King jr. gọi là Tông-Đồ của Hòa-Bình và Bất-bạo-động.”

 

  Năm 2015, Thiền-Sư được trao giải thưởng “ Hòa-Bình Trên Trái Đất” (Pacem in Terri) cho thành-quả : “Công-phu xây-dựng được Nhịp Cầu TÂM-LINH , nối liền giữa Phương Đông và Phương Tây.”

 Cơ-quan trao giải, Giám-mục Martin Amos gởi chứng-thư , có đoạn : “Thiền-Sư là Người dành cả cuộc đời cho SỰ-NGHIỆP HÒA-BÌNH và CÔNG-LÝ.”

  

   Khi Ngài xuất ngoại để vận-động hòa-bình năm 1966, đồng thời mang Sứ-Mệnh VĂN-HÓA; Sứ-Mệnh Hoằng-Hóa khắp nơi nhất là với Thế-Giới Tây-Phương. Mang trong mình hành-trang VIỆT, đi vào những vùng đất gai-góc, khai-mở những Con Đường mới với những ChânTrời mới.

 

     Thầy nói : “Thầy trò ta đã mở LỐI, bước lên “ trời Ngoại-Phương

                       Lồng-lộng.”

     Vào tháng 10-2007, tại Làng Mai treo câu đối :

                                “ GIEO  HẠT  TỪ   BI

                                   GIỮ  GÌN   ĐẤT  MẸ”

    Và hai câu đối khác của Thiền-Sư nói rõ Sứ-mệnh hoằng-hóa và Sứ-mệnhVăn-Hóa :                                                                                                                     

           “GỐC    RỄ    TÂM    LINH    XIN    BỒI    ĐẮP

     SUỐI NGUỒN HUYẾT THỐNG NGUYỆN KHAI THÔNG”

 

 Để có trung-tâm TU-HỌC cho người Tây-Phương và các nước khác, Ngài đã xây-dựng TU-VIỆN LÀNG MAI tại vùng Dordogne, miền nam nước Pháp. Từ năm 2008, Ngài thành-lập nhiều Tu-Viện :

-       Viện Phật-Học Ứng-Dụng Châu Âu,Đức quốc

-       Tu Viện Bích-Nham, Tu-Viện Mộc-Lan, Hoa Kỳ

-       Thiền Đường Hơi Thở Nhẹ, Paris-Pháp quốc

-       Viện Phật-Học Ứng-Dụng Châu Á, Hồng-Kông

-       Tu-Viện Nhập-Lưu, Nước Úc

-       Ni-Xá Diệu-Trạm, Ni-Xá Trạm-Tịch, Việt Nam v.v…

Một hình-thức Canh-Tân, Hiện-Đại-Hóa Phật-Giáo qua lối hành-trì, tu-tập… qua Giáo-Lý Làng MAI : Hiện Pháp Lạc Trú, Thiết Lập Tịnh Độ, Tiếp-xúc Mầu-nhiệm, Tái-Lập Truyền- Thông, Xử Lý Khổ-Đau, Chế-Tác Hạnh-Phúc, Chuyển-Hóa Khổ-Đau v.v…Ngài nói ; “…Làm công việc chuyển rác thành hoa, bảo-hộ sự sống và xây-dựng Một TỊNH-ĐỘ ngay trên Mặt Đất này.”

 

  “ Đạo-Tràng LÀNG MAI” của Thền-Sư ngày  càng phát-triển và thu-hút tín-đồ khắp thế-giới là nhờ lối tu mới,những Giáo-Lý đơn-giản nhưng rất thực-dụng, tác-dụng hiệu-quả ngay trong đời sống hàng ngày.Ngài nói : “Tôi tìm ra Giáo-Lý Thế-Tôn rất đơn-giản.” “Phải làm mới Đạo Phật. Đạo Phật sẽ không phát-triển,thệ-hệ trẻ không chấp-nhận Đạo Phật như thế.”

  Về Sự-Nghiệp Văn-Hóa, Văn-Chương của Thầy. “Thiền-Sư NHẤT HẠNH đã viết hơn 120 Tập Thơ, Tiểu Thuyết,bản dịch Kinh Sách, sổ tay Thiền-định, trong đó có hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh. Một số tác-phẩm nổ-bật như : Đường Xưa Mây Trắng, Phép Lạ của Sự Tĩnh-Thức, Hạnh-Phúc Cầm Tay, Phật Trong Ta-Chúa trong Ta.(1)

 

  Nhà văn Mỹ Elizabeth Gilbert nói rằng : “Nhà SƯ VĨ-ĐẠI người Việt-Nam , nhà Thơ và Sứ-gỉa Hòa-Bình…đã thu-hut chúng tôi vào tĩnh-lặng của Ông ấy.”

  Tờ báo Mỹ San Francisco Chronicle viết : “Thiền-Sư Nhất Hạnh là một nhà Thơ tài-năng vốn có. Chính những tác-phẩm Thơ này hơn cả những bài luận hay bài thuyết-pháp của Ông, đã cho thấy Thiền-Sư rõ-ràng là một nhà thiền-học huyền-bí.”

  Nhà xuất-bản Pháp Dangles phê-bình sách La Plenitude de L’Instant : “Có những cuốn sách trong đó Tuệ-Giác tuôn tràn từ mỗi dòng chữ, như là mỗi trang đều đều được viết bằng thứ mực chấm từ một dòng suối MẦU-NHIỆM và THIÊNG-LIÊNG.”(2)

 

 Thi-Sĩ Trần Đăng Khoa nói rằng : “Thiền –Sư là vị BỤT SỐNG. Ông xuất hiện ở đâu là nơi đó thành Chùa Linh-Thiêng. Ngôi Chùa đó có tên thật là YÊU-THƯƠNG.”

  Một vị Thầy Tu người Việt nói về Đạo PHẬT trong nhà Thờ cho hơn 4000 con chiên nghe, kỳ-lạ và đáng tự-hào cho VIỆT-NAM lắm chứ!” (3)

 “Tôi nhớ nhất khi người phụ-nữ Mỹ kể về lần bà có “ Phước” được đứng cách Thiền-Sư vài mét , khi tham-gia tu-tập tại Làng Mai, được cảm-nhận nguồn sức mạnh tinh-thần; nguồn năng-lượng từ Thiền-Sư truyền qua như Phép NHIỆM-Mầu.” (4)

 

  Đất  MẸ và tinh-hoa Văn-Hóa Việt-Nam đã sinh ra một BẬC VĨ-NHÂN. Tinh-Hoa Phật-Giáo Việt-Nam đã kết-đọng vào Tuệ-Giác LÀNG MAI bằng phương-pháp khai-mở mới. “Thầy đã làm vẻ-vang cho Dân-Tộc Việt-Nam. Đồng thời, nền Văn-Hóa Việt-Nam và Phật-Giáo Việt-Nam đã sinh ra một đứa con Tài-Hoa Xuất Chúng như Thiền-Sư NHẤT HẠNH.”(5)

  Học-giả lỗi-lạc,Tiến-Sĩ Trần Chung Ngọc nói rằng:  “Thầy NHẤT HẠNH quả thật là niềm hảnh-diện cho Phật-Giáo Việt-Nam, nếu không muốn nói là cho tuyệt đại đa số người Dân Việt ở trong nước cũng như hải-ngoại.” (6)

 

  Triết-gia, Giáo-sư Nguyễn Hữu Liêm đã gọi Thiền-Sư là một “Triết-gia Tĩnh-Thức.Triết-gia nhận-định thêm : “Trên suốt quá-trình lịch-sử Việt, trên bình-diện triết-học và đạo-đức, trí-thức Việt chỉ có giao-lưu với thế-giới Âu-Mỹ trên con lộ một chiều. Văn-Hóa Việt chỉ chỉ du-nhập và tiếp-thu những sản-phẩm tư-tưởng Tây-Phương- chứ chưa hề có nhân-vật nào có khả-năng “ khai-mở” một giòng tri-thức Việt-Nam để đem gieo giống tư-duy ra hải-ngoại. Thiền-Sư Thích Nhất Hạnh có lẽ là người đầu tiên và duy-nhất làm được chuyện này.” (7)

    Nền Văn-Minh hiện-đại của thế-giới là do Tây-Phương tạo ra. Chúng ta chỉ là những học trò. Mãi đến bây giờ mới thấy người Tây-phương gọi Thiền-Sư  là  “THẦY”, “CHA” nơi cửa miệng hàng ngày một cách tôn-kính, đầy nễ-phục. Thầy khai mở Thiền-Chánh-Niệm cho trời Tây tức là đặt nền-tảng cho một nền Văn-Minh mới : Văn-Minh TÂM-LINH. Ký-giả KAY JOHNSON của tuần báo TIME Mỹ nổi tiếng tôn-vinh : “Một VỊ THẦY Phật-giáo nổi tiếng ơ Tây-phương.” (8)

  

   Thiền-Sư Thích Nhất Hạnh là một VĨ-NHÂN của Nhân-Loại bởi:

-       Thành-quả vận-động Hòa-Bình,

-       Tạo được một di-sản Văn-Hóa đồ-sộ,

-       Khai-mở và thiết-lập nền Văn-Minh Tâm-Linh,

-       Tuệ-Giác Làng Mai là nguồn Ánh-Sáng soi đường,

-       Bậc THẦY dạy về Nghệ-Thuật sống,

-       Thiền-Chánh-Niệm làm phong-phú và tạo ý-nghĩa cho cuộc đời,

-       Ngọn Đèn Pha Tâm-Linh về Thiền ở Tây-phương,

-       Ngọn Hải-Đăng giữa biển khơi mù-mịt…

-        

Những thành-quả trên khiến Thế-Giới Tây-Phương xây-dựng Tượng-Đài để tôn-vinh. Tượng-Đài được dựng lên  Công-Viên FOX SQUARE PARK, Thành phố OAKLAND, Tiểu Bang California, Hoa-Kỳ. Tượng Đài có tên : “ REMEMBER THEM : CHAMPIONS FOR HUMANITY”, nhằm tôn-vinh 25 vĩ-nhân của Nhân-Loại, trong đó có Thiền-Sư THÍCH NHẤT HẠNH. Qúy NGÀI đã tranh-đấu cho Hòa-Bình, Tự-Do và Nhân-Bản trên Thế-Giới.

 

Nhất Tâm Đảnh Lễ Tân Viên Tịch

Từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Nhị Thế

Liễu Quán Pháp Phái Đệ Bát Thế

Tổ Đình Từ Hiếu Niên Trưởng Trú Trì

Mai Thôn Đạo Tràng Quốc Tế Khai Sơn

Húy Thượng Trừng Hạ Quang

Tự Phùng Xuân Hiệu NHẤT HẠNH

Sư Nguyễn Công Hòa Thượng Giác Linh

 

 

 

Chú-Thích

(*)  Xin mượn lời nhữ Tu-Sĩ, những ký-giả, những chính-khách, nhà   Thơ, Triết-gia…để đặt tựa đề cho Bài Viết.

(1)  Báo điện-tử Phattuvietnam.net, ngày 22-1-2022

(2)  Trích từ Tác phẩm LEO ĐỒI THẾ-KỶ của Thầy Nhất Hạnh,tr.418

(3)  Hoàng Anh Sướng, Vị Thiền Sư Người   Việt,Phattuvietnam.net,24-1-2022

(4)  Khánh Linh, Năm mươi lăm phút với Thiền Su Nhất Hạnh : Một lần gặp và nhiều bài học

(5)  Tiến-Sĩ Lý Khôi Việt, Trang Nhà Giao-Điểm, tháng 1-2005

(6)  Tiến-Sĩ Trần Chung Ngọc,Thầy Nhất Hạnh-Tsumi Chuyến về Việt-Nam, Trang nhà Giao-Điểm, tháng 1-2005

(7)  Triết-Gia Nguyễn Hữu Liêm, Thiền-Sư Nhất Hạnh-Người đánh khẽ Tiếng Chuông Tĩnh Thức cho Thế-Gio71i,Đạo Phật NGáy Nay ngày 8-1-2020

(8)  Ký-giả KAY  Johnson,tạp chí TIME, Số báo ngày 24-1-2005

 

                                       HOA- KỲ, NGÀY 28-1-2022

                                           H Ồ N G     D A N H

 

 Sau đây là phần THƠ :

 

NGƯỜI VỀ, MAI NỞ KHẮP NƠI

          HỒNG    DANH

 

              ( Cảm-tác chuyến về thăm Việt-Nam của Thiền-Sư          

      Thích Nhất Hạnh từ ngày 12-1-2005 đến ngày 11-4-2005)

 

             Tàng  lọng reng  vàng, bàn  hương-án,(1)

             Đón  Người  về  một   sáng   tinh  mơ.(2)

             Triệu  trái   tim  nô-nức  đón   chờ, (3)

             Đóa  Mặt  Trời  Tâm-Linh  thị-hiện(4)

 

 

 

 

Ba  ngàn  thế-giới  chắp  tay  cầu-nguyện.(5)

Giọt  Cam-Lồ  rưới   xuống  nhân-gian.(6)

Cõi  Nhân-Thiên  xúc-động bàng-hoàng.(7)

Giọt  Hạnh-Phúc   lăn  dài   trên   má.(8)

 

 

 

 

             Hoa  Giác-Ngộ   hiển  bày   một  đóa.

             Ngài  về   đây  cứ   ngỡ   như   mơ.

             Hàng ngàn năm nhân-loại ngóng chờ,(9)

             Đóa  Bất-Diệt   nở  ra   từ  Đất  Việt.(10)

 

Cõi  Ta-Bà  mong  Người  về  tha-thiết,(11)

Đem   Từ-Bi   Hỷ-Xã   cứu    đời.

Bước  Ngài  đi  Sen  nở  khắp  nơi,(12)

Gió  mát  dậy  trong  lòng  nhân-thế.(13)

 

              Giữa  biển   lửa  Búp  Sen   vẫn  nở,(14)

              Vẫn  tươi,  thơm,  mầu-nhiệm,  rạng-ngời.

              Gần  ba  ngàn  năm  ĐỨC  PHẬT  ra  đời,

             Có  khá  gì  bước  chân “Người Tĩnh-Thức.(15)

 

Trời  Tây-Phương  một  Vì  Sao  sáng  rực.(16)

Trời Đông-Phương Vầng Nhật-Nguyệt chói lòa.(17)

          Ngàn   năm   nở  một   Đóa   HOA,

    Kết-tinh  Văn-Hóa  Nước  Nhà  VIỆT-NAM.

 

          Cội  Thông  trổ  lộc   Mùa   Xuân,(18)

       Bên  rừng  nở  rộ  một  cành   Hoa   Mai.

 

                            HỒNG    DANH

                     Hoa-Kỳ, ngày 18-2-2005

 

 

 

 

                            CHÚ   THÍCH

(1) MINH-MẪN,

       Nhận-diện Quê-hương và Dấu chân Chuyển-hóa, Trang nhà Giao Điểm, tháng 1-2005,tr. 2,  “…Hàng ngàn người hân hoan dưới ánh mặt trời,nôn nóng hướng vào bên trong phòng kính.Đôi tang lọng reng vàng và bàn hương án…càng làm tang hào quang uy danh phủ khắp Âu-Á của Người.”

 

(2)  THÍCH PHƯỚC TIẾN,

       Trang nhà Đạo Phật Ngày Nay,tháng 2-2005 : “Hơn 5000 Tăng Ni và Phật Tử nghênh đón Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.

 

           VIETNAMNET, 12-1-2005,

       “Mặc dù trời rét căm căm,kéo theo mưa phùn,nhiều Phật-Tử và người dân địa phương vẫn khan áo chỉnh tề,háo hức chờ đón sự hiện diện của Thiền-Sư.”

 

(3)  VIETNAM NET.VN,11-1-2005.

       Sư Thầy Thích Đàm Lan tại Chùa Bồ-Đề,Gia Lâm,Hà-nội : “Chúng tôi rất hồ hởi,rất mong được đón phái đoàn.Ai cũng muốn tận măt chiêm ngưỡng Thiền Sư.”

 

  Tiến-Sĩ LÝ KHÔI VIỆT,

        Trang nhà Giao Điểm,tháng 1-2005: “Hàng vạn Tăng,Ni,Phật Tử Việt-Nam trên quê hương yêu quý đang dâng trào một niềm vui lớn khi nghe Thầy Nhất Hạnh trở về.Tiếng Hải-Triều-Âm hiểu và thương đang cất cao trên quê nhà,đang vang xa trong lòng người.”

 

(4)  NHẤT HẠNH, Trái Tim Mặt Trời,Lá Bối xuất bản

 

   MINH-MẪN,bài đã trích dẫn,tr.3: “Ngài là Nguyên Thủ của Tình Người,của đạo đức TÂM LINH,là nghệ sĩ trên mặt trận Văn-Hóa…”

(5)  NHẤT HẠNH, Đêm Cầu Nguyện,trong tác phẩm Sen Nở Trời Phương Ngoại, Lá Bối 2001,tr.158 và 159 :

                     Giờ phút linh-thiêng,

                     Gió lặng  chim  ngừng,

                     Trái  đất rung-động bảy lần.

                     Khi bất-diệt đi ngang dòng sinh-diệt.

                     Bàn tay chuyển Pháp-Luân

                    Trong  đêm  tinh-khiết,

                    Ấn Cát-Tường nở trắng một bông hoa.

                    Thế-giới  ba  ngàn  đồng  thanh

                    Ca-ngợi  Văn  Bụt  Thích  Ca.

 

(6)  NHUẬN THANH,Bước Chân Hoa Nở Trên Đất Quê Hương,Trang nhà Đạo Phật Ngày Nay,tháng 2-2005 : “Như nắng hạn gặp mưa được tắm mình trong dòng suối tươi mát của Giáo1Pháp Thế Tôn ,đã thuyết giảng từ hàng ngàn năm về trước bên dòng sông đầy huyền bí và thiêng liêng.”

 

Tiến-Sĩ LÝ KHÔI VIỆT,Bài đã dẫn :

   “Đạo Phật của chúng ta là suối nguồn Văn Hóa đáp ứng được nhu cầu Tâm Linh của con người trong xã hội hiện đại.”

 

(7)  LÝ KHÔI VIỆT,bài đã dẫn:

   “Những người ở chợ Đông Ba-Huế  đã xúc động khi nhìn thấy những Tăng Ni người Tây phương,đệ tử của Thầy Nhất Hạnh, sắc mặt khôi ngô tuấn tú,mặc áo nâu song,đầu đội nón lá đi thiền hành thong dong giữa đường phố. Có người nói : được thấy cảnh nầy chết cũng sướng.”

 

(8)  THÍCH PHƯỚC TIẾN,Bài đã dẫn :

   “Nhiều bó hoa tươi đẹp,đủ màu sắc đang được Tăng Ni,Phật Tử bồi hồi từng phút thời gian, chờ đợi trao tặng đến tay Thầy…Có những người vui mừng đến nỗi chỉ biết nhìn theo Thầy , rồi để những giọt mắt tự nhiên lăng dài trên má.”

 

(9)  NHUẬN THANH,Bài đã dẫn:

   “Hoa và nắng soi sáng vài ánh mắt tĩnh lặng của một Thiền Sư,một nhà văn,một nhà tư tưởng Phật Giáo hiện đã tạo nên một nét đẹp hùng vĩ ngàn năm có một.”

 

(10)  Tiến-Sĩ TRẦN CHUNG NGỌC,Thầy Nhất Hạnh, Tsumi về Việt Nam, Trang nhà Giao điểm, tháng 1-2005 ; “Đối với tôi Thầy Nhát Hạnh quả thật là một Niềm Hảnh Diện cho Phật-Giáo Việt-Nam,nếu không muốn nói là cho tuyệt đại đa số người dân Việt-Nam ở trong nước cũng như hải-ngoại.”

 

NHẤT HẠNH ,Đêm Nguyện Cầu, sách đã dẫn:

                   “Giờ phút linh-thiêng

                     Đóa Bất-diệt nở ngay giữa vườn hoa sinh-diệt

                     Nụ GIÁC-NGỘ hé thành muôn thi-thiết

                     Ngài về đây học tiếng nói loài người.”

 

LÝ KHÔI VIỆT,Bài đã dẫn:

   “Thầy đã làm vẻ vang cho Dân TộcViệt-Nam và đồng thời, vì Nền Văn-Hóa Việt-Nam và Phật-Giáo Việt-Nam đã sinh ra một đứa Con Tài Hoa,xuất chúng ngư Thiền Sư NHẤT HẠNH.”

 

MINH MẪN, Bài đã dẫn :

   “Một Ngôi Sao sáng của Dân-Tộc Việt-Nam trên bầu trời Âu-Mỹ.”

 

(11)  NHUẬN THANH, Bài đã dẫn :

   “Chưa bao giờ tôi được chứng kiến cảnh tượng như vậy. Một cảnh tượng của “cảnh giới Giới-Thoát”, đã biến cõi Ta-Bà đầy ô-trọc này trở thành “cảnh giới của Tây-Phương” đầy sự Tĩnh-Thức và an-lạc.”

 

(12)  NHẤT HẠNH, Từng Bước Nở Hoa Sen,Lá Bối

 

Tiến-Sĩ THÍCH NHẬT TỪ, Giao Điểm phỏng vấn…,Trang nhà Giao 

    Điểm,tháng 2-2005 : “Ai cũng muốn nhìn thấy tận mắt Thiền Sư…Thiền Sư Nhất Hạnh đã cất những bước chân thanh-thản với nụ cười tươi như Hoa Sen.”

 

(13)  NHẤT HẠNH, Thi-Kệ :

             “Từng   bước  gió  mát  dậy

               Từng  bước  nở  Hoa  Sen.”

 

THÍCH PHƯỚC HUỆ, Cổ Phật Khất Thực, Trang nhà Đạo Phật Ngày Nay, tháng 2-2005 :

   “Sáng ngày 31-1-2005, một cảnh tượng đã diễn ra thật ngoài sức tưởng-tượng của chúng tôi. Một sự hoành-tráng nhưng lại đầy vẻ trang-nghiêm đến rung-động lòng người…Những chiếc áo nâu,vàng và lam hòa-quyện với nhau trông đẹp làm sao!...”

 

Nhà Xuất Bản DANGLES, Pháp quốc, phê-bình sách La Plenitude de L’Instant : “Có những cuốn sách trong đó TUỆ-GIÁC tuôn tràn từ mỗi dòng chữ, như là mỗi trang đều được viết bằng thứ mực ,chấm từ một dòng suối MẦU-NHIỆM và THIÊNG-LIÊNG.”

( Trích từ tác phẩm LEO ĐỒI THẾ-KỶ của Thầy Nhất Hạnh,tr. 418)

 

(14)  NHẤT HẠNH, Hoa Sen Trong Biển Lửa

 

Thi-Hào VŨ HOÀNG CHƯƠNG, Nổi Lửa TỪ-BI:

                   “Dân-Tộc ta không thể nào thua!

                     Đạo Pháp ta  đời đời  sáng-lạn.

                     Dầu trải mấy  qua-phân  ly-tán,

                     Như  vẫn  còn  núi,  còn   sông,

                     Còn   chót-vót    Ngôi  Chùa.”

(15)  NHẤT HẠNH, Phép Lạ Của Sự Tĩnh-Thức, Lá Bối

 

TRESOR CAROLAN : Ông ấy (Thiền Sư) có phải là Người có hấp-lực (charismatic) không?...Nhưng Ông ấy là vàng thật. Và Ông là Thi-Sĩ, Những người bạn Việt của tôi gọi Ông là PHẬT SỐNG.”

(Trích từ tác-phẩm LEO ĐỒI THẾ-KỶ, tr. 431)

 

LÝ KHÔI VIỆT, BÀI ĐÃ DẪN :

  “Trên thế-giới Thầy NHẤT HẠNH nổi tiếng đến mức Thầy được coi như là một Biểu-Tượng của Phật-Gia1o, như Đức ĐẠT LAI LẠT MA.”

 

THÍCH PHƯỚC TIẾN, Bài đã dẫn :

   “Đó là Vị BỤT đang hiện-hữu trong thực-tại nhiệm-mầu.”

 

(16)  Ký-Gỉa KAY JOHNSON, A Long Journey Home, tuần báo TIME, số báo 24-1-2005:

  “Một Vị THẦY Phật-Giáo nổi tiếng ở Phương Tây.”

 

JAMES SHAHEEN, Chủ bút,Chủ Nhiệm Tạp-Chí Phật-Gia1o Hoa-Kỳ TRICYCLE:

  “Ở Phương Tây, Sư NHẤT HẠNH là một Biểu-Tượng. Tôi không thể nghĩ ra một Phật Tử Tây-Phương nào mà không biết Thiền Sư Nhất Hạnh.”

 

CƯƠNG T. NGUYỄN, Giáo-Sư Đại Học George MASON,Tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ:

  “Ở bên Mỹ Thiền Su NHẤT HẠNH được xem là một “Minh-Tinh” thật sự.”

JEAN SEBASTIEN STEHLI, Ký-giả Tuần báo L’Express,Pháp quốc, số ra ngày 27-12-2000 :

  “Vị Thiền Sư Việt Nam mà mọi người đang lắng nghe Lời Dạy-Dổ với một niềm chiêm-ngưỡng, là một trong những Ngọn Đèn Pha TÂM-LINH về Thiền ở Tây-phương,”

 

Vào tháng 12-2000, Tổng Thống Bill Clinton, Hoa Kỳ, đã mờ Thầy đến Tòa Bạch-Ốc diễn-thuyết…

 

Đại Học Island( New York,Mỹ) và Đại học Loyola( Chicago,Mỹ) trao tặng Văn-Bằng Tiến-Sĩ Danh-Dự về Nhân-Văn cho Thầy Nhất Hạnh/

 

 Đài bá-âm Quốc-tế BBC., Anh quốc,tháng 1-2005,trong phần bình-luận về chuyến thăm Quê-hương : “Thiền Sư NHẤT HẠNH là một trong những nhà lãnh-đạo TÂM-LINH của thế-giới.”

 

(17)  Bắt đầu từ năm 1995, THẦY đã vân-du hoằng-hóa các nước Trung-Hoa,Nhật-Bản, Đài-Loan, Đại-Hàn…Những tác phẩm của Thầy đã được dich ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Năm 2001, Thầy hoằng-hóa độ sinh ở Trung-quốc. Tại Khúc-Giang, quý Tăng Ni yêu-cầu Thầy nhận chức “HÒA THƯỢNG THỦ-TỌA” của Chùa Nam Hoa ( Chùa của Ngài Lục TỔ Huệ Năng và Viện Trưởng Danh-Dự của Viện Phật-Học TÀO-KHÊ.

 

Thi-Sĩ KO  UN , nước Đại Hàn, nói rằng : “Đọc Thơ Thầy, con có cảm-tưởng là có thể trừ được cả tà ma,yêu quái” (Tác phẩm LEO ĐỒI THẾ-KỶ của Nhất Hạnh,tr.244)

 

 

NHẤT HẠNH , Trái Tim Mặt Trời, Lá Bối :

                        “ Bụt  là   vầng   trăng   mát,

                           Đi  ngang  trời  Thái-không.

                           Hồ  Tâm  chúng sanh  lặng,

                           Bụt  hiện  bóng  trong  ngần

 

HOÀNG NGUYÊN NHUẬN, Một Cõi Đi Về của Thiền-Sư NHẤT  Hạnh, Trang nhà Giao Điểm, tháng 2-2005  :

  “Thiền Sư Nhất Hạnh là con Phượng Hoàng trên mây.”

 

Thi-Sĩ TRỤ  VŨ, Tình Sông Nghĩa Biển

                          “Phượng-Hoàng  Châu  Á

                            Bay  vượt  nghìn   trùng

                            Thái  Sơn, Hy-Mã hào hùng

                            Kết-tinh    châu-ngọc

                            Trong  lòng Trường-Sơn.”

( Trích từ tác phẩm Việt Nam Sử Luận của NHẤT HẠNH)

 

BAN TƯ-LIỆU Thuộc Tăng Thân TỪ-HIẾU,Phùsa.net, ngày 20-2-2005 :

    “Hòa Thượng Thích Lương Phương cùng TT. Thích Chí Thắng trao tặng Sư Ông và Phái đoàn bức hoành-phi với ba chũ : “VÔ TẬN ĐĂNG.”Đây là mật-ngữ tán-dương,tán-dương công-hạnh cũng như nguổn Trí-TUỆ vô tận của Chư PHẬT,chư TỔ NÓI CHUNG và của Sư Ông cùng đại chúng nói riêng.

 

BAN TƯ-LIỆU…,Xuân Đoàn-Tụ,Trang nhà đã dẫn:

  “Một băng-rôn lớn đã được các Phật Tử Đà-Nẵng căng lên với lời tán-dương: Hòa Thượng Thiền Sư là NGỌN HẢI-ĐĂNG giữa biển khơi,chỉ hướng cho thuyền đời,làm nở hoa cho cuôc sống.”

 

 

NGHUỄN THÁI SƠN, Phusa.net, ngay23-2-2005:

   “Thầy xứng đáng làm Ngọn HẢI-ĐĂNG cho tất cả chúng ta,không chí là Phật Tử. Thầy đã và đang là Ngọn HẢI-ĐĂNG của thế-giới.”

 

BAN TƯ-LIỆU…,Hàn Gắn Vết Thương Lòng,Trang nhà đã dẫn,23-5-2005:

    “Cùng nhau giữ Chiếc Nôi Đạo Pháp như thắp lên Ngọn Đèn. Ngọn Đèn rực sáng Niềm Tin cho hôm nay và ngày mai.”

 

                              “Đã  lâu  rồi, ta đánh lạc mất nhau,

                                Giờ  gặp  lại, nỗi niềm sao tả  hết.

                                Ôi ! Cánh  cửa ngỡ  rằng đã  khép,

                                Bỗ  vỡ toang, lưu ảnh đến  ngàn sau.”

 

(18)  Lấy ý từ Bài Thơ: Bên Mé Rừng Đã Nở Rộ Hoa Mai của Thầy Nhất Hạnh, trong tác phẩm Giếng Nước Thơm Trong, Lá Bối,Hoa-Kỳ,2000

 

Bài Thơ thứ hai :

 

 THIỀN-HÀNH   LÀNG  MAI

            ĐƯỜNG   DÀI   SEN   NỞ

                                         HỒNG  DANH

 

(Cảm tác Bước Thiền-Hành của Tăng-Đoàn LÀNG MAI với Chiếc nón Quê-Hương, trong chuyến về V.N. lần thứ 2,từ ngày 20-2  - 9-5-2007)

 

Chiếc  nón  Bài  Thơ

Là  Búp  Sen  chưa  nở

Mọc  lên  ở  giữa  rừng  Thiền.

 

       Việt.Nam – Nhất Hạnh  nhân-duyên

       Dân-Tộc – Đạo-Pháp 

                              Lưu-truyền  ngàn  năm.

 

 

Làng  Mai  về

Từ  Tây-phương  xa-xăm,

Không  quên  chiếc  nón

         Mười  sáu  vành  nghiêng-nghiêng.

 

Trong  Thiền  có  cả  Quê-Hương.

Bắng chiếc  nón lá

                    Tìm  đường  dân  đi.

 

A-DI   Đà   Phật ! Thiền  đi !

Nhân-loại   trong    bước

                    Chân  đi   Thiền-hành.

 

Với  chiếc  nón  lá  nghiêng  vành,

Thiền  Sư   NHẤT   HẠNH

                   Tạo  thành  bài   Thơ.

 

Bài   Thơ  thế-giới    mong   chờ,

Bài   Thơ  Đạo  Pháp

                  Ươc-mơ    bao   đời.

 

Nón  làm  mát  mặt  Con  Người,

Chiến  Nón   che   chở

                 Ngàn   đời  Dân   tôi.

 

Ngày   nay   thế-giới    khắp   nơi,

Trân-quý   Chiếc   nón,

                  Chẳng    rời ,  ly-thân.

 

Nón,  Thơ  theo  với   bước   chân,

Cùng   Hoa   SEN   NỞ

                  Tăng   thân   Thiền-hành.

 

Từ  Nón,  Gió  Đạo  mát  lành,

Trên  bước  Thiền-hành,

                 Nón  tỏa  mùi   hương.

Đội  đầu   Âu-Mỹ  Tây  phương,

Chiếc  Nón  làm  đẹp

                 “Con  đường   Việt-Nam.”

 

Tây-Phương  tươi-sáng   thân,  Tâm,

Nhờ  Văn-Hóa   Việt

                  Uyên-thâm      tuyệt-vời.

 

Văn-Hóa    Đạo    Pháp  rạng-ngời

Thiền-Vị   Phật-Gíao

                 Tặn   người  Tây-phương.

 

Việt,  Tây  đi  khắp  nẽo  đường,

Thiền-Hành   có    chứa

                 Quê-Hương    Giống-nòi.

 

NHẤT  HẠNH  đi  bốn  phương trời,

Không  quên Chiếc  Nón

                Chẳng   rời   câu   Thơ :

 

“Gốc  Rễ  TÂM-LINH  xin  bồi-đắp.

Suối Nguồn  Huyết-Thống 

                      Nguyện   Khai  Thông.” (*)

           

                          HỒNG     DANH

                    Hoa-Kỳ,ngày 18-3-2007

 

(*) Đây là hai câu Thơ của Thiền-Sư treo ở Tổ-đường Xóm Hạ,Đạo Tràng Làng MAI,Pháp quốc. Hai câu Thơ nầy được xem như kim-chỉ-nam cho chuyến về thăm VN. thứ 2 của Tăng-Đoàn

 

 

           

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập