Cội Tùng Ngã Bóng

Những cơn bảo hung tợn tàn phá quê hương hay làn gió phớt nhẹ đong đưa cây lá, hồn quê và chùa quê vẫn trầm mặc vô tư nuôi lớn cội Tùng vốn yếu đuối hơn gốc Bồ Đề; Bảo táp qua đi, mưa phùn lê thê suốt ba tháng chấm dứt, nắng cháy da đón gió hạ Lào tràn san, cây vẫn xanh, hoa vẫn tươi quê làng vẫn trầm mặc muôn thưở.
Ngôi chùa cổ miền Trung nước Việt, ngoài cây đa, cội đề, còn có vô số cây kiểng tô đẹp vườn chùa, trong đó cội tùng, không chỉ là cây kiểng, còn là biểu tượng uy nghi khi mà cây Bồ Đề có một gốc rễ thám sâu bảo vệ lòng đất của chùa, tất cả đều tỏa bóng hợp đoàn làm nên bóng hình đặc thù của đạo Phật và hồn quê.
Miền Trung là vùng đất chịu nhiều áp lực thiên tai, do vậy, kinh tế cũng trở nên khó khăn hơn miền Nam quá nhiều thuận lợi. Địa linh sanh nhân kiệt, từ chốn khổ đau trăm bề, trui rèn người dân sức chịu đựng và có tinh thần hướng thượng.Ai không đành rời quê để bám trụ mưu sinh trên ruộng đồng khô khốc vào mùa nắng, lầy lội ướt sũng lúc mưa sa; quanh năm vẫn tời lá chống lại mưa phùn lom khom vùng chợ quê truyền thống. Tuổi trẻ, cầu tiến, tha phương lập nghiệp, cũng không thiếu người thành đạt nơi đất khách là những danh nhân, thi sĩ, tôn giáo tài hoa. Huế là vùng đất lạ, bao kẻ ra đi luôn nhớ quê nhưng ít ai muốn về để nhìn lại nét lủng lờ của sông Hương, tầm cao khiêm tốn của núi Ngự; vẫn thủy chung nhưng không cùng với nghiệp dĩ.
Những cơn bảo hung tợn tàn phá quê hương hay làn gió phớt nhẹ đong đưa cây lá, hồn quê và chùa quê vẫn trầm mặc vô tư nuôi lớn cội Tùng vốn yếu đuối hơn gốc Bồ Đề; Bảo táp qua đi, mưa phùn lê thê suốt ba tháng chấm dứt, nắng cháy da đón gió hạ Lào tràn san, cây vẫn xanh, hoa vẫn tươi quê làng vẫn trầm mặc muôn thưở.
Rồi một ngày, cội tùng già cỗi, trong đêm giá lạnh Xuân về, thầm lặng xuôi thân trên đất mẹ. Một thời vang bóng tùng lâm, cội tùng đã đi vào biên niên sử Phật giáo, một cội tùng, trên đất mẹ như vừa lạ vừa quen, tưởng chừng bao lần gục ngã, thế nhưng, kiên cường, bất khuất, với tinh thần vô úy và thầm lặng, cội tùng đã góp phần to lớn cho “mái chùa che chở hồn dân tộc”, đã vĩnh viễn khuất bóng. Trên mãnh đất này, sẽ còn những chồi non đang vươn, tiếp nối khung trời mỗi khi Phật giáo đón thái dương hay lặng chìm trong cõi hoàng hôn của kiếp sống.
Được tin, trên quê hương đó, một nhân cách lẫy lừng quốc tế, làm rạng danh Việt Nam và Phật giáo Việt Nam, một Thiền sư nhập thế vừa ra đi lúc khuya ngày 22/01/2022. – Thiền sư THÍCH NHẤT HẠNH.
MINH MẪN 22/01/2022
- Lễ Khánh Thành Bảo Tháp Thờ Ni Trưởng Thượng DIỆU Hạ TỪ Tại Chùa DIỆU QUANG Sacramento, California Thích Nữ Giới Hương
- Theo bước chân Thầy Tâm Hương
- Quảng Nghiêm thiền sư và bài kệ thị tịch Khải Tuệ
- Thi ca Huyền Không với tuổi thơ học đạo Thích Phước An
- Thi sĩ Quách Tấn với đạo Phật HT. Thích Phước Sơn
- Tưởng Niệm Ôn Nhất Hạnh Minh Chánh
- Đến Đi Tự Tại Thích Viên Thành
- Thiền Sư Tế Hiển Bửu Dương với Dòng Thiền Liễu Quán Xứ Trầm Hương Thích Thánh Minh
- Ni Trưởng Trí Hải: Thiền Pháp Người Gỗ Nguyên Giác
- Truy Tán Công Đức Tổ Sư Thích Đồng Trí
- Phổ Độ Quần Sanh- Tuệ Đăng Thường Chiếu Thích Đồng Trí
- Đôi Dòng Văn Thơ Tưởng Niệm Thánh-Tăng Thích Phổ Tuệ (1997-2021) Hồng Danh
- Bình Phước: Long trọng tổ chức Lễ truy niệm Đức Pháp chủ GHPGVN Thắng Trân
- Bài Thơ Kính Dâng Giác Linh Thánh Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ Thích Trừng Sỹ
- Đại Thụ Chốn Không Môn Tâm Chơn
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Quang Năng và Sự Chứng Đắc
- Nước Mát Hương Sen
- Bóng Hạc Về Tây
- Tiễn Một Áng Mây
- Thật..
- Hội nghị tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ 2012-2017
- Tết cổ truyền
- Mũi Né : Chùa Linh Long tổ chức Lạc thành chính điện và an vị báu tượng Quán Thế âm
- Tình thương và sự hóa giải
- Vụ Clip sư đánh bạc ở Thái Nguyên
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)