Tâm Tôi Không Thù Hận - hạt nắng từ cao rơi xuống thấp

Từ Kim Ngôn Hoà Thượng Quảng Độ “ Tâm tôi không thù hận”. Đáng lẽ ra, con viết thư cho Ôn, lúc Ôn còn tại thế! Do vì non cao quá đỗi, nên trời xanh bao nhiêu vẫn thấy thấp.
Con là người con của Phật môn, là người đi bộ trên đường Trần Huy Liệu- Phú Nhuận suốt một thập niên. Cái lý do để con đi vào Saigon để thọ hưởng Phật pháp tôn quý từ các bậc Trưởng thượng uyên thâm. Không ngoài gì hơn, là thích đọc những thông điệp Phật Đản và thông điệp Vu Lan, thông điệp chúc Tết Nguyên Đán của Ôn. Ba tạng thông điệp ấy, Vô tung bất diệt, mạnh mẽ và không lơi ra ngoài pháp tam giới đồng quy.
Ôn, người thợ xây lại bức tường nghiêng đỗ, người thầy dạy lại cho những người con của Phật môn cách đi...
Trước khi Trượng thất Trần Nhân Tông ( PGVN) trao ấn đến Người thì Căn trượng thất ấy đã trên hai ngàn năm thăng trầm, thịnh suy, ẩn náo và tưởng chừng đã diệt trong thế sự...chính trường...từ chỗ hoen ố, phân kỳ, đến tận cùng “hết gạo”.
Ôn đã một mình chống dậy, nhận ngay “ Pháp Lệnh Phật Môn” qua Bốn đời Tăng Thống hoà hợp, nối liền, một ấn ký, một tâm nguyện “ Đạo Pháp quê hương trường tồn, bất biến, nhị nguyên”. Đó là tảng kim cương vô giá trong các bức thông điệp nghìn đời lưu dấu. “Người già Phật môn” ấy! Đã thức tỉnh chân tâm Giác ngộ và thể nhập độ đời phải có gốc rễ. Người chưa bao giờ, viết thông điệp, để làm đàn con lung lạc, mất ý chí, mất phương hướng, mà Người chỉ mong nuôi dưỡng bao thế hệ Phật môn tiên liệu mọi việc trước thế cuộc... trùng dương bi hùng. Sau khi Người dựng lại bức tường chớm ngã, Người lại thắp đuốc thiêng soi sọi nhân tâm, Phật môn đi đâu về đâu?
Phật giáo Việt Nam, Dân Tộc Việt Nam như bóng với hình, như trăng với sao. Là anh em kết nghĩa, bảo bọc Giang sơn. Vì trong Dân Tộc, người Phật Việt từ đó đi ra, từ trong Phật giáo, người Phật Việt lại đi vào. Phật Việt nhìn thâu một hướng trong lòng Dân tộc...
Phật Việt như ngọn đuốc, như linh hồn, như bao thế giới Tổ tiên. Phật Việt hiểu được thế sự, hiểu được xã hội nhưng không bao giờ để cho thế sự xã hội đè nặng lên cội nguồn Phật Việt.
Các Chính Phủ trên thế giới vẫn còn có các Hoàng Gia, giữ lại những linh hồn, những tâm linh, những hoài cổ gia phong. Trong Hoàng Gia ấy, còn có cả một sứ mệnh Phật giáo.
Phật giáo sẽ đóng vai trò trị an, bảo an, dưỡng an, dân an, quốc an. Chính vì thế, hàng trăm bức thông điệp của nhiều đời Tăng Thống chỉ nêu ý kiến đối với vận mệnh, an nguy của Tổ quốc và sự rộng đường hành đạo, hoằng pháp của Phật giáo, chứ chưa bao giờ bất tuân hoặc chống hay kỳ thị một Chính phủ nào. Nếu có, chỉ muốn nước nhà thay đổi, thể chế tiên tiến, người hành xử thông minh và tôn trọng điều sống còn của nhau. Cũng giống như, thời lập lại Giáo Hội mới ( GHPGVN, do Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam vận động, liên hợp). Phật giáo vẫn đâu vào đó, “ai đi đường nào đó thì đi, tuỳ trú xứ mà hành”, và Phật giáo vẫn sống ôn hoà nhưng bất biến. Mỗi Phật môn và mỗi Tăng sĩ có cách riêng trong một đoàn thể hoà hợp, hành trì theo nguyện và phương pháp học, phương pháp hành và phương pháp độ tha nhân. Nhưng các pháp phải bắt đầu hoặc tận diệt đều phải ứng hợp hoà bình và chân lý Phật môn.
Kế đến, Đại hội Bất Thường, Thống Nhất Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN Tại Tu Viện Nguyên Thiều vẫn diễn ra trong sự tịnh tu, nghiêm trang nơi nhà Tổ, chỉ củng cố niềm tin, chứ không phá hoại niềm tin...một khi đất nước đang có nhiều người tìm lại niềm tin thì đất nước đó sẽ cường thịnh, từ bi và nhân hoà.
Lại đến, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống ( nay) đã đồng cảm “cảnh màng trời chiếu đất” của bà con dân tình, nên bằng tinh thần Vô uý, vị tha, từ bi của Đạo Phật nên Đức Tăng Thống đã dấn thân, quên “lửa bút”, bỏ qua “báo lửa ” bắn vào cuộc dấn thân quên mình của Ngài Quảng Độ tại nhà tiếp dân, văn phòng nhà Quốc hội phía Nam để phát lương thực, thực phẩm, thuốc men, tiền cháo. Cuộc xuống đường bất bạo động, từ bi ấy, khác hẳn cuộc xuống đường đòi công lý hoặc lên tiếng thù hận, phá an sinh xã hội của nhân dân.
Di sản, tinh thần từ bi đó. Đạo Phật gọi là “Thí Vô Uý Giả”, nếu ai đã nguyện đi trên con đường “ phát túc siêu phương” rồi, đều thấm nhuần việc lợi lạc quần sanh, mang hoài bảo lớn của hạt giống “ thiệu long thánh chủng”.
Chúng ta, có thể chiêm bái Ngài bằng đôi mắt từ bi, trí tuệ vô song.
Vào năm ngoái, Ngài đánh điện trực tiếp cho cư sĩ Võ Văn Ái để thay Ngài làm thông tin Phật giáo ở nước ngoài, để cho những thông điệp, di ngôn, giáo chỉ, huấn tử của Ngài gần hơn với hàng Tứ chúng trong Giáo Hội các phương, các Châu. Chúng ta, mới thấy rõ, nhận ra, hiểu được tấm lòng chân tu và lý tưởng và đức hy sinh vì một Phật Giáo Việt Nam lan rộng, chấn chỉnh, quang huy trên thế giới của Ngài.
Nhị vị Đức Tăng Thống, Đệ Tứ, Đệ Ngũ không bao giờ đem Phật giáo vào thế nhục chí và tự đắc trên các sự thành tựu thế tục hoá.
Nhị vị đã chỉ tấn hàng hậu lai, học Phật và người Phật tử phải kiên trì, định lực, bi trí dũng trao cả đời mình, phục vụ Dân tộc đến nơi đến chốn “ Phật pháp công thần”.
Chính vì thế, góp ý kiến và chắp nối xây dựng Dân tộc không có nghĩa đứng ngoài thời thế mà phải có chính kiến và chính trực để đồng vận hành Quốc gia. Khác với, mưu cầu, cầu viện, bỏ mặc và chống lại...
Thiền sư Nhất Hạnh đã về quê an dưỡng, Đại sư Trí Quang lắng nghe tâm kinh, Hoà Thượng Huyền Quang đọc kinh Tạng Nikaya, Hoà Thượng Minh Châu thường dạy Tăng Ni, Tự mình thắp đuốc lên... Thiền sư Thanh Từ lên núi ẩn tu thiền định, Hoà Thượng Tuệ Sỹ một đời cho sự “tồn vong” Phật giáo Việt Nam- Giới bổn còn là Tăng bảo còn.
Và Ôn, Tâm tôi không thù hận
Một bản ca đại đồng; như có như không, lúc ẩn lúc hiện, nhưng mọi tiếng ca đều vẫn đang hoà hợp!
Mọi giáo hội là gia sản của Phật Việt, mọi tên gọi cũng chỉ là Tăng Việt, mọi sự trước sau đều bình đẳng trước Vô Thường. Và tất cả các quốc độ, Giáo Hội Phật Giáo phải được coi trọng như nhau. Tính kế thừa lịch sử, văn hoá, tôn chỉ hành đạo của lịch đại Tổ sư không ngoài mục đích “hướng nội”, nội quốc. Và làm sao phải sống lâu trên mảnh đất ngàn năm văn vật, giáo chỉ, giao châu của quê mẹ.
Muốn Hoá độ một chúng sinh thuần đạo là cần hợp sức từ bi, muốn bên thắng cuộc đừng ỷ lại mình thắng mà hiếp đáp là tuỳ thuộc vào sự giáo hoá. Vì trong nhà Phật luôn có câu: “ Khai thị chúng sinh, ngộ nhập Phật tri kiến”.
Có nghĩa là mở cái tâm của chúng ta ra...
- Lễ Khánh Thành Bảo Tháp Thờ Ni Trưởng Thượng DIỆU Hạ TỪ Tại Chùa DIỆU QUANG Sacramento, California Thích Nữ Giới Hương
- Theo bước chân Thầy Tâm Hương
- Quảng Nghiêm thiền sư và bài kệ thị tịch Khải Tuệ
- Thi ca Huyền Không với tuổi thơ học đạo Thích Phước An
- Thi sĩ Quách Tấn với đạo Phật HT. Thích Phước Sơn
- Tuệ Sỹ Trên Ngõ Về Im Lặng Tâm Nhiên
- Cõi Trống Nhà Thiền- Minh Đức Triều Tâm Ảnh Tâm Thường Định
- Đóa Hoa Vạn Hạnh- Ni Trưởng Thích Nữ Giác Hương Thích Nữ Giới Hương
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong mắt các học giả thế giới Nhà thơ Trần Đăng Khoa
- Giới Hạnh Viên Dung- Hưong Sen Lan Tỏa Thích Đồng Trí
- Về xá-lợi của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang Nguồn: giacngo.vn
- Hòa thượng Thích Trí Quang Không Phải và Không Thể Là Cộng Sản Bùi Hồng Lĩnh
- TKNEWS DIRECT Phỏng Vấn Cư Sĩ Nguyên Toàn Cư Sĩ Nguyên Toàn
- Xá-Lợi Xương Đầu Của Đại Sư Trí Quang (1) Thích Nhật Từ
- Đại Sư Trí Quang Cứu Nguy Phật Giáo Việt Nam Khỏi Pháp Nạn Năm 1963 Thích Nhật Từ
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Trước Đèn Lần Giở Cảo thơm
- Sen Quý Nở Đài Giác Ngộ
- Cổ Pháp Quê Hương Của Vị Thiền Sư Vạn Hạnh
- Ôn về nhà con.
- Nói chút về văn hoá Huế qua chương trình 'Hành lý tình yêu'
- Những Ngày Thơ, Nhớ Ba!
- Không Gian Vườn Thiền và Cội Trầm Phước Huệ
- Năm Mới Ta Cũng Mới, Người Vui Ta Cũng Vui
- Đạo Phật Có Cần Trẻ Hoá Hay Không?
- Quý vị chưa biết đó, làm chú tiểu ai cũng bị đánh, mới nên thầy
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)