Hai Tiêu Chuẩn Học Thuật Ảnh Hưởng Đến Nghiên Cứu Phật Học

Đã đọc: 2759           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Trong một thiên luận văn cần có hai điểm là có trọng lượng tính học thuật hoặc có giá trị tiêu chuẩn học thuật. Những tờ báo hoặc học báo có trọng lượng tính học thuật, như ở châu Âu phát hành “Ấn Độ triết học học báo” (印度哲學學報 Journal of Indian Philosophy), ở nước Mỹ phát hành tờ “Đông Tây triết học” (東西哲學 Philosophy East and West), trên căn bản đều lấy hai điểm này làm tiêu chuẩn để thẩm tra một thiên luận văn, rồi tiếp nhận xem có đăng trên tờ báo không. Họ thông thường có ủy viên trong hội để thẩm tra, được tổ thành từ học giả chuyên môn, phụ trách thẩm tra bài viết. Mỗi một bản văn đều do học giả chuyên môn thẩm tra cặn kẽ, biểu hiện kết quả đã thẩm tra, sau đó chia ra báo cáo từng phần. Và nếu không tiếp nhận bài viết, cũng phải thông báo và giải thích lý do không tiếp nhận. Thông thường thẩm tra về bản tiếp thu mới. Do từ giử vững tiêu chuẩn học thuật và chế độ kiểm tra nghiêm túc, cho nên khả năng trong tờ báo duy trì những thứ nhất định

Thông thường đều nhấn mạnh hai tiêu chuẩn: mang tính học thuật và kết cấu học thuật nghiêm túc, rồi định ra biện pháp tương ứng và nhận chân chấp hành. Liên hệ đến nghiên cứu nguyên điển, trong khóa trình Phật giáo học của Đại học Kyoto vẫn cứ lấy việc giảng đọc nguyên điển tiếng Phạn làm chính. Muốn bước vào học tập chương trình Tiến sĩ trong Đại học Kyoto, trước hết phải thông thạo tiếng Phạn. Đại học ở Bắc Mỹ tương đối có quy cách, cũng yêu cầu nghiên cứu sinh phải vận dụng trực tiếp nguyên điển để viết bài tiểu luận mà không mượn nhờ bản dịch, khi viết về Phật học Ấn Độ thì phải thông tiếng Phạn, viết về Phật học Trung Quốc thì phải thông tiếng Hán. Nếu trong luận án Tiến sĩ viết về liên hệ thiền Phật giáo mà không thông tiếng Hán, thì luận án này không được chấp nhận, càng không nhìn đến luận án Tiến sĩ.

Quan hệ điểm xem trọng tư liệu tham khảo, cũng thường là việc khó cho mọi người. Như có một trường Đại học ở Bắc Mỹ yêu cầu nghiên cứu sinh của hệ tôn giáo học phải thông tiếng Phạn và thông hiểu Ấn Độ học, phải căn cứ Trung Luận Thích (中論釋 Prasannapadā) của Nguyệt Xứng (Candrakīrti) để viết ra một bài tiểu luận có liên hệ Trung quán học. Nếu trong tiểu luận viết, căn bản bị phủ nhận kết quả cương yếu (proposal), là bởi lý do có rất nhiều điều nêu ra liên hệ tư liệu nghiên cứu đều dùng tiếng Nhật Bản và tiếng Đức. Những nghiên cứu sinh không thông thạo tiếng Phạn và Ấn Độ học, thì chưa khả năng nêu ra thư mục nội dung. Nếu không bao hàm tư liệu nghiên cứu, thì cũng khó mang đến thành quả nghiên cứu có trọng lượng và không có cống hiến (貢獻 contribution) lĩnh vực học thuật.

Phải tiến hành nghiên cứu Phật học hiện đại qua hai điểm tiêu chuẩn học thuật, nhưng rõ ràng thật không dễ dàng. Biểu hiện rạch ròi của học giả là chuyển biến thu gọn phạm vi nghiên cứu. Dự thảo Phật giáo Ấn Độ thì lần lượt cũng là dự thảo Phật giáo Ấn Độ, dự thảo Phật giáo Trung Quốc thì lần lượt cũng là dự thảo Phật giáo Trung Quốc. Nghiên cứu về Phật học Ấn Độ thì phải yêu cầu tiếng Phạn, tiếng Pāḷi và tiếng Tây Tạng; nghiên cứu về Phật học Trung Quốc thì phải yêu cầu tiếng Hán, đôi lúc cũng yêu cầu tiếng Nhật Bản. Thông thường thì học giả chỉ thông một thứ tiếng, rất ít ai thông hai hoặc kiêm nhiều thứ tiếng. Như Poussin và Lamotte thuộc học phái Tỉ pháp (比系學派), hoặc Hakuju Ui và Susumu Yamaguchi ở Nhật Bản có thể thông cả hai thứ tiếng và còn có đủ tri thức Phật học phong phú; đó là hơi hiếm.

Nếu như soạn thảo một khía cạnh Phật học thì học giả dần dà bị hạn hẹp chỉ nghiên cứu một hai học phái hoặc một hai hệ thống, một hai tư tưởng. Ví dụ, thông suốt Trung quán thì cũng chỉ nghiên cứu Trung quán, thông suốt Duy thức thì cũng chỉ bàn về Duy thức, thông suốt Như Lai tạng thì cũng chỉ nói về Như Lai tạng, như điển hình cụ thể về Jikidō Takasaki dạy Đại học Kyoto. Jikidō Takasaki là chuyên gia tư tưởng Như Lai tạng, ông soạn viết rất nhiều nghiên cứu Như Lai tạng. Cuốn Như Lai Tạng Tư Tưởng Chi Hình Thành (如来藏思想の形成) gồm 1 quyển của ông có quy cách rộng lớn. Tài giỏi của ông chỉ nghiên cứu Như Lai tạng mà không có ở khía cạnh khác. Nhưng mà, Như Lai tạng nhìn chung là một luận đề rộng, Phật giáo Ấn Độ cũng có rất nhiều tư liệu hoặc có một bộ văn hiến, thậm chí là một chương trong một bộ văn hiến luận về Như Lai tạng. Hộ Kì Hoằng Chính dạy Đại học Kyushu cũng là học giả suốt nữa cuộc đời chỉ nghiên cứu chương “Hiện lượng” trong quyển Lượng Bình Thích (Pramāṇavārttika) của Pháp Xứng (Dharmakīrti). Một phần nguyên nhân trong “Hiện lượng” liên quan đến vấn đề phức tạp lạ lùng, liên hệ đến vấn đề tri giác trong tri thức luận, đó là Pháp Xứng kế thừa lý luận Trần-na rồi triển khai. Muốn thông thấu uẫn áo này, yêu cầu phong phú triết học, đặc biệt là huấn luyên căn bản tri thức luận. Điểm khác là, bản tiếng Phạn Lượng Bình Thích đặc biệt rất sâu, lối hành văn thường không dựa vào điều lệ quy định văn pháp thường tình. Tác phẩm Phật học hậu kì, như Tâm Kinh, Kim Cang Kinh, Trung Quán Luận, Duy Thức Tam Thập Tụng là một loại văn tự khó chịu hơn so với kinh luận sơ kì. Tức là khiến cho chỉ công việc nghiên cứu tri thức luận Pháp Xứng. Hộ Kì Hoằng Chính, cũng rất ít phê bình về quan điểm, nên cũng chưa thấy được thành tích xuất sắc, ông chỉ khả năng đứng từ mặt bằng mà diễn dịch ý gốc của Pháp Xứng. Bản thân Hộ Kì Hoằng Chính nắm vững lý luận tri thức luận, nhưng chỉ là không đánh mất, không vượt mức mà thôi

Trích từ cuốn: Nghiên Cứu Phật Học Và Phương Pháp Luận gồm 2 quyển, phần “Thảo luận vấn đề tính học thuật trong nghiên cứu Phật học” (sắp xb quyển 1)

 

Giáo sư Ngô Nhữ Quân

Thích Trung Nghĩa dịch

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Vua Phật Việt Nam Vua Phật Việt Nam
29/11/2016 11:10:00
Next

Đăng nhập