GIẢI THÍCH CÔNG ÁN “BÂY GIỜ EM GÁI Ở NƠI ĐÂU, HOA ĐÀO NHƯ XƯA CƯỜI GIÓ XUÂN” CỦA THIỀN SƯ BẠCH VÂN

Đã đọc: 2049           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Thiền sư Bạch Vân (白雲禅师), họ Cát, tên Thủ Đoan (守端), người Hành Dương. Lúc nhỏ giỏi văn chương, năm 20 tuổi xuất gia với Thiền sư Sài Lăng Úc, rồi đến tham học với Thiền sư Dương Kì Phương Hội. Trải qua chỉ điểm mà được khai ngộ, lạy xin làm đệ tử của Dương Kì. Lần đầu lạy gặp Dương Kì, sư hướng đến Dương Kì đọc bài kệ: “Con có một hạt minh châu, lâu bị bụi trần vùi bám. Nay sớm tẩy hết bụi trần, chiếu phá muôn đóa núi sông”. Dương Kì cười rồi bỏ đi; sư ngạc nhiên, suốt đêm không ngủ. Sáng nọ, sư đến hỏi Dương Kì, lúc này cũng là ngày cuối năm, Dương Kì hỏi: Ngươi thấy mấy người hát sơn đông hôm qua không?

Đáp: Thấy.

Hỏi: Ngươi còn thua họ một bậc.

Sư lấy làm lạ, hỏi: Ý chỉ thế nào?

Đáp: Họ thích người cười, ngươi sợ người cười.

Sư đại ngộ, vui mừng trước mặt Dương Kì, đón nhận tiếng cười giòn dã của Dương Kì. Dương Kì nói ngươi không như người múa hát trước cửa đền trong năm củ, bởi vì người múa hát có thể dừng đổi việc cười to đánh lớn, mang vui vẻ đến cho người, còn ngươi tuy có hạt minh châu, nhưng vẫn không dẫn dắt người, chỉ có thể ví như đeo vào cho vui, mà không thể mang ích lợi cho chúng sinh. Rốt cuộc nguyên nhân, cũng bởi vì sư còn có vọng tưởng ngã chấp, hạt minh châu xưa nay tồn tại, theo lúc theo nơi đều có thể soi rọi trước mặt người đời, nhưng không yêu cầu lau chùi. Sư tự cho rằng phải lau chùi hạt minh châu, sau đó mới có thể phát ra sáng lòa, chiếu phá núi sông, đó là trái ngược với tôn chỉ ‘đốn giáo’ (顿教) tức tâm tức Phật của Thiền tông.

Tông giám pháp lâm (宗鉴法林) là cuốn sách giới thiệu về cảnh giới công án Thiền tông, tác giả tập hợp một số công án điển hình cụ thể ở trên pháp tòa, còn tiến hành giải thích công án ấy, rồi sau đó dựa vào cảnh giới ngộ đạo của trải qua nhiều đời Thiền sư, nhằm thuyết minh tác dụng công án này. phần “Thư Châu Bạch Vân Thủ Đoan Thiền sư” (舒州白雲守端禅师) trong Tông giám pháp lâm ghi: Bạch Vân lên pháp tòa nói: ở trong trời đất, ở giữa vũ trụ, trong có báu vật, giấu trong hòn núi. Mọi người hỏi: Mắt nằm trên mũi, cẳng nằm dưới bụng, ngọc báu ở chỗ nào? Nghĩ lâu sư đáp: “Bây giờ em gái ở nơi đâu, Hoa đào như xưa cười gió xuân

Đề Đô Thành Nam Trang (题都[1]城南庄) của Thôi Hộ (崔护) thời Đường ghi: “Ngày này năm trước ở cửa này, Mặt người hoa đào chiếu ánh hồng. Bây giờ em gái ở nơi đâu, Hoa đào như xưa cười gió xuân”(去年今日此门中,人面[2]桃花相映红. 人面[3]不知[4]何处去, 桃花依旧笑[5]春风. Khứ niên kim nhật thử môn trung, nhân diện đào hoa tương ánh hồng. Nhân diện bất tri hà xứ khứ, đào hoa y cựu tiếu xuân phong) . Bài thơ này nói đến, việc của người đời tuy mất, nhưng cảnh vật hiện trường vẫn còn, gió thiên nhiên thổi xào xạc là vĩnh hằng. Tông giám pháp lâm ghi Bạch Vân lên pháp tòa, nói với mọi người bảo tạng tạng (宝藏藏) nằm trong trời đất, nằm giữa vũ trụ và giấu trong núi, nhưng quan trọng là không phải dốc sức tìm cầu, bởi vì bảo tạng cũng ở trên thân mỗi người, cũng ở trong lòng mỗi người; tức là khiến cho việc của người đời đã thay đổi, nhưng bảo tạng cũng như hoa đào như nhiên không có biến hóa, như nhiên thản nhiên đối mặt gió xuân. Vì vậy sau đó sư mượn dùng hai câu trong bài thơ của Thôi Hộ để chỉ rõ ý nghĩa tượng trưng cho Phật trong tâm. Thiền sư Lâm Nhàn Độn bình luận về công án của Bạch Vân là: “Thần tiên ban đầu không ở khắp nơi, chỉ ở trong mây mù hoa núi, biết sâu linh tích nhưng không thể tìm, nếu muốn tìm như nghìn non cách trở

Bảo tạng Phật tính (宝藏佛性) chỉ là thấy được trong cảm giác mây mù hoa núi, bởi vì nó tách rời rất xa chúng ta, nên chúng ta không thể tìm cầu thấy đúng, nhưng mà có thể thể nghiệm lĩnh hội đến nhiều.

Tông giám pháp lâm ghi Thiền sư Quyền Thạch Ốc lý giải độc đáo lạ thường về công án của Bạch Vân, Quyền Thạch Ốc nói: “Suối trong chảy qua đỉnh núi xanh, trời nước sạch mới một sắc thu. Ngăn cách bụi trần ba mươi dặm, lá đỏ mây trắng thảy thong dong”. (清溪流過碧山头, 空氷澄鲜一色秋.隔断红尘三十里,白云红叶兩悠悠 Thanh khê lưu quá bích sơn đầu, Không thủy trừng tiên nhất sắc thu. Cách đoạn hồng trần tam thập lý, Bạch vân hồng diệp lưỡng du du.)

Câu thơ đầu của bài này cũng không phải do Quyền Thạch Ốc sáng tác, mà người sáng tác câu thơ này là đại sư Lý học thời Tống Trình Di (程頤), tên bài thơ là Thu cảnh (秋景). Trong câu đầu bài thơ, hình dung cảnh sắc xanh ngắt của trời thu, nước suối trong trẻo chảy xuyên qua đỉnh núi xanh tươi, không gian bầu trời trống rỗng và nước suối xuyên ánh sáng dung hợp thành một thể. Ấy chẳng phải là thời tiết rất tốt của tiết trời mát mẽ mùa thu sao? Trong ngày đẹp này, gửi thân vào mười màu sắc sáng đẹp thiên nhiên, còn cách xa ngoài cửa bụi trần thế tục hơn mười dặm, mọi người cũng là ngắm nghía mây trắng lâu dài và lá xanh khắp núi, ngoảnh đầu nhìn lại mặc tình hưởng thụ thật diệu vợi mùa thu trôi qua mỗi năm. Bài thơ Thu cảnh một mạch ảnh hưởng đến người đời sau, những ai bình luận văn thơ trời thu, đều xem Thu cảnh cũng là số một. Thời kì Dân quốc, nhà điêu khắc Cảnh Đức Chấn và Trâu Văn Hầu chuyên môn căn cứ bài thơ này, sáng tác mới cảnh sơn thủy khắc trên đồ gốm sứ, bề cao mặt bình khoảng 38 cm, bề rộng khoảng 25 cm, khắc toàn cảnh sơn thủy; vẽ mặt bên phải uốn éo, bên trái nhấp nhô, đỏ lam thẳng đứng, cây cổ thụ lõm chõm rậm rạp trên miệng bình, trong chùa có khu vườn, giữa khu vườn có vài nhà tranh, có chiếc ghe trôi trên sông nước trong trẽo, trên ghe có ông lão khua mái chèo, bên mạn ghe ông lão ngồi đối diện gần bên trò chuyện, trong cảnh sắc núi xanh nhạt, mây bay loanh quanh, đàn chim bay lượn, núi xa mênh mông, trời rỗng lưu trống, góc bên phải viết bài thơ Thu cảnh.         

Quyền Thạch Ốc vay mượn câu thơ đầu bài thơ này, cũng như công phu tạo ra trên cảnh giới. Cái gọi công phu (功夫) ngoài bài thơ ra, còn xuyên qua tổ hợp: suối sạch, núi xanh, nước trong, nhằm thuyết minh bảo sơn cũng ở trong tự nhiên, dứt sạch bụi trần, lá đỏ mây trắng, không cũng là việc người đời tuy mất, thì gió thu như xưa ư? Sau cuối cũng phải thuyết minh cảnh giới tối cao nhất thể giữa hiện thực và thiên nhiên.

Quyền Thạch Ốc (拳石沃) là truyền nhân đời thứ 36 của dòng Lâm Tế. Từ lý giải về công án và bình luận về thơ kệ của sư thấy rằng, không thể không khiến cho mọi người cảm thấy ngoài cảnh giới rất sâu của tông phong Lâm tế, và sắc bén Thiền phong ‘chỉ thẳng tâm người’ trên bản thân sư, trong đó sư còn biểu hiện nồng nặc mùi vị nhân tình, vã lại còn có biến đổi nhiều sắc thái chủ nghĩa lãng mạn, bản thân sư đạt đến thiền cơ thiền cảnh, cũng không chút nghi ngờ còn một vài mùi vị. Thơ kệ của sư không những có đặc điểm vốn ý lưu luyến, mà còn có thể chuyển đổi bình luận mang đến cái đẹp. Tuy nhiên có tin chắc ở sư, hay là mượn dùng văn thơ của người khác để biểu đạt tình cảm cho mình, nhưng vẫn vốn có biểu đạt cũng là thay đổi cảnh giới trong ý thơ, vả lại còn có ý mới độc đáo riêng mình, biểu hiện đặc điểm khác với mọi người. Tất cả điều này thuyết minh tố chất văn học của sư đạt tới một cảnh giới rất cao. Bản thân sư cũng là một vị tài tử có nhiều văn học sắc sảo lạ thường. Vào cuối thời Minh đầu thời Thanh, phần nhiều tài tử văn nhân lánh vào cửa chùa tu thiền, sư không phải hạng người này, nhưng cuộc đời sự nghiệp của sư không mấy rõ ràng, nên không thể đoán định. Nhưng thông qua phân tích thợ kệ của sư, chúng ta cũng có thể suy luận, cũng thừa nhận sư là một người lánh vào chùa tu thiền. Miêu tả bài thơ dồi dào không khí sinh hoạt, cảm tình dạt dào của sư, có thể trước lúc của sư chưa xuất gia cũng đã trải qua có đủ những đặc điểm này. Và chính do từ thị giác độc đáo, miêu tả mới sạch và cảm thọ quyến luyến của sư, khiến cho tác phẩm và tư tưởng của sư thâu vào trong điển tịch Thiền tông; được người đời sau ghi lại sau đó, khiến cho chúng ta có cảm giác con người sư nơi nao cũng có tồn tại, cảm giác được phương thức đời sống thiền sinh động tự nhiên, cảm giác được một thứ vô ngại tự tại của thiền giả, cảnh giới siêu thoát nhàn tĩnh, khiến cho con người và tự nhiên trong ấy đạt tới dung thông thống nhất bản thể, từ đó mà thuyên thích rất hay trong việc tạo ra công án của Thiền sư Bạch Vân.

 

Giáo sư Hoàng Hạ Niên[1]

Thích Trung Nghĩa dịch



* Giáo sư Tôn giáo học, hiện công tác và thẩm định tại Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Thế Giới Và Khoa Học Xã Hội Trung Quốc ở Bắc Kinh, chủ biên tạp chí Văn hóa tôn giáo thế giới, phó chủ biên tạp chí Nghiên cứu tôn giáo thế giớiNghiên cứu Phật học, chủ biên bộ Dân Quốc Phật giáo kỳ san văn hiến tập thành-Bổ biên gồm 86 quyển



*Đô (都): là thủ đô đất nước, cũng chỉ cho kinh thành Trường An thời Đường

*Nhân diện (人面): chỉ cho khuôn mặt của cô gái

*Nhân diện (人面) trong câu này nhằm thay thế cho cô gái

*Bất tri (不知): chỉ cho bây giờ

*Tiếu (笑): là hình dung cảnh hoa đào khoe sắc 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Vua Phật Việt Nam Vua Phật Việt Nam
29/11/2016 11:10:00
Next

Đăng nhập