Tham luận: Bảo vệ và phát huy Văn hóa Phật giáo

Đã đọc: 5315           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chúng tôi chỉ xin có vài nhận định về một số hiện tượng có thể gây khó kiểm soát, có thể trái với giáo lý Phật giáo. Thật khó có thể kể ra hết những hiện tượng xâm phạm văn hóa Phật giáo như băng đĩa, ấn phẩm của cái gọi là “vô thượng sư”, cái gọi là “đạo sư duy tuệ”, của phim “Niết-bàn bốc cháy”, của truyện ngắn cùng tên, của đoạn phim “Đường Tông thỉnh bao cao su…”

Kính bạch chư tôn Hòa thượng trong Hội đồng Chứng minh!

Kính thưa chư Hòa Thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni trong Hội đồng Trị sự!

Kính thưa Chư vị khách quý!

Kính thưa chư vị Đại biểu!

Kính thưa Đại hội!

Bài tham luận này có nhan đề là Suy nghĩ về một số hoạt động Văn hóa các nhiệm kỳ qua và nhất là nhiệm kỳ VI. Nội dung chủ yếu gồm nêu một số ý nghĩa căn bản về Văn hóa Phật giáo, tình hình hoạt động Văn hóa Phật giáo hiện nay và một số đề nghị với Trung ương Giáo hội về vài ý kiến trong kế hoạch phát triển văn hóa Phật giáo trong thời gian tới.

Trong ý nghĩa tổng quát, văn hóa là những biểu hiện nếp sống, tư tưởng, tình cảm của một tập thể người, bộ lạc, cộng đồng, quốc gia… bao gồm kiến thức, ngôn ngữ, tính ngưỡng, tôn giáo, thể chế, công cụ, kỹ thuật, nghệ thuật, kiến trúc, cách ứng xử…Trong ý nghĩa rộng rãi này thì mọi hoạt động có mục đích, mang ý thức vươn đến cái tốt, cái đẹp đều là những hoạt động văn hóa. Văn hóa Phật giáo dĩ nhiên cũng phải được hiểu theo cách đó và thêm tính chất chủ yếu là mang màu sắc Phật giáo: Kinh điển, văn học, báo chí, sách vở, chùa tháp, pháp khí, lễ hội, nghi lễ, sự tu tập Phật giáo… đều là những hoạt động văn hóa Phật giáo. Điều cần nhấn mạnh là văn hóa luôn mang tính chất xã hội vì nó là nếp sống, là sự định hình cho sự hiện hữu của một cộng đồng trải qua thời gian lâu dài. Văn hóa Phật giáo đối với đất nước ta đã tồn tại kéo dài hơn 2000 năm, cũng đã qua những biến đổi nhưng phần cốt lõi là nét đẹp, sự sáng sủa của từ bi và trí tuệ. Hiện nay, những hoạt động văn hóa của Trung ương, của các Tỉnh Thành Quận Huyện, hoặc với tư cách ban ngành, hoặc từng tự viện riêng lẻ, hoặc cá nhân (như việc thực hiện các tác phẩm nghiên cứu, dịch thuật…) rất sôi nổi. Hình ảnh Phật tử đến chùa, các buổi giảng pháp, tự viện, tượng đài, lễ lạc rất nhiều, rất hoành tráng.

Chúng tôi chỉ xin có vài nhận định về một số hiện tượng có thể gây khó kiểm soát, có thể trái với giáo lý Phật giáo. Thật khó có thể kể ra hết những hiện tượng xâm phạm văn hóa Phật giáo như băng đĩa, ấn phẩm của cái gọi là “vô thượng sư”, cái gọi là “đạo sư duy tuệ”, của phim “Niết-bàn bốc cháy”, của truyện ngắn cùng tên, của đoạn phim “Đường Tông thỉnh bao cao su…” và khá nhiều băng đĩa lậu gồm những bài giảng sai lạc về Phật học, nhiều hiện tượng, nhiều buổi lễ… mang tính dị đoan, Mê tín nhưng lại mang danh Phật, danh Thánh. Một số người, kể cả một số tác giả nổi tiếng, viết bài ca ngợi các hiện tượng ấy trong một hai tạp chí Phật giáo, nhưng chỉ với tư cách là những thành viên riêng lẽ của Ban. Thiết nghĩ Giáo hội cần có tiếng nói chính thức, bằng văn bản hẳn hòi để phê phán, bác bỏ những hiện tượng ấy.

Được biết,  nhà nước đang nghiên cứu cho phép mở nhà sản xuất tư nhân. Giáo hội ta là một tổ chức quần chúng được tín nhiệm, việc Giáo hội xin có nhà xuất bản có lẽ sẽ được chấp nhận. Được như vậy, chúng ta có thể kiểm soát được khá nhiều ấn phẩm. Với uy tín của Giáo hội, dần dần các ấn phẩm Phật giáo qua nhà xuất bản của Giáo hội sẽ được xem là những tác phẩm được Giáo hội duyệt, những tác phẩm có giá trị.

Cũng được biết, nếu Đại hội thông qua bản Dự thảo sửa đổi Hiến chương, chúng ta sẽ có Ban Kiến thiết Xây dựng và Ban truyền thông, là hai ban có liên hệ nhiều với Ban Văn Hóa. Ban Kiến thiết Xây dựng sẽ nghiên cứu việc xây dựng tu sửa tự viện, tránh những trường hợp sai trái, vi phạm di tích văn hóa hoặc những hình thức trang trí nội, ngoại không thích hợp với Phật giáo. Kế đến, Ban Truyền thông mà chủ yếu là hoạt động kênh truyền hình An Viên. Chúng tôi nghĩ, chức năng truyền thông không chỉ hạn hẹp trong việc truyền thông bằng truyền hình mà còn cần tới báo chí mà hiện nay là các tạp chí, đặc san, nội san… Như thế, cả Ban Kiến thiết Xây dựng lẫn Ban Truyền thông cần bàn bạc, chia sẽ hoạt động cùng Ban Văn hóa.

Sự hợp tác giữa Ban Văn hóa với các ban nghành khác trong cơ cấu của Giáo hội dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Giáo hội là rất cần thiết. Ban Văn hóa xin hứa sẽ làm tròn trách vụ mà Giáo hội giao phó.

Vài ý kiến đã nêu như trên, kính mong Đại hội thẩm tường.

Kính chúc chư tôn lãnh đạo, chư vị khách quý cùng các Đại biểu Phật giáo toàn quốc Phật sự đạo đời viên mãn. Ngưỡng mong Tam Bảo phù hộ cho Đất nước, Giáo hội và chư liệt vị được an khang hạnh lạc.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

Ban Văn hóa Trung ương

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập