Diễn biến Thiền phái Thiên Thai, Hàn quốc

Đã đọc: 7622           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Theo lịch sử Phật giáo thì Thiền phái Thiên Thai tông (Chontae jong) đã đặt nền móng tại Hàn Quốc trong thời kỳ đầu của Tam Quốc HyunGwang từ thời Bách Tế (Baekje). Trong năm thứ hai của triều đại của vua Túc Tông (SukJong) của thời Gorye. Năm 1097 Thiền sư Nghĩa Thiên (UiCheon) thành lập Thiên Thai tông (Chontae jong) tại Quốc Thanh Tự (GukCheong Temple). Thiền sư Nghĩa Thiên (UiCheon) là Hoàng tử thứ tư của vua Văn Tông (MunJong 1046 - 1083) thời đại GoRye, và Ngài được tôn vinh là Đại Giác Quốc sư (DaeGakGukSa), (1055-1101), Ngài trụ nơi Linh Thông Tự  (Ryongtongsa) tại Khai Thành (Kaesong) cho đến cuối đời và khi Viên tịch xây tháp thờ Xá lợi tại  đây. Đại tạng Cao Ly còn lưu trử các tác phẩm của Ngài như :

-         Đại Giác Quốc sư văn tập.

-         Đại Giác Quốc sư mộ chí minh.

 

Tuy nhiên, Thiền phái Thiên Thai tông (Chontae jong) đã gần như lãng quên qua lịch sử Phật giáo Hàn quốc, cho đến khi Tổ sư Thượng Nguyệt hiệu Viên Giác (SangWol WonGak) hồi sinh tái tạo Tông phái này. Thông qua nỗ lực của Ngài, ngôi Tổ đình Thiên Thai tông (Chontae jong) đã được xây dựng  ở Hàn Quốc, và cho đến nay Thiền phái Thiên Thai tông (Chontae jong) đã liên tục phát triển.

 

Cứu Nhơn Tự (Kuinsa), là Tổ đình rất quy mô là một trong khu danh lam thắng cảnh trên núi Tiểu Bạch (Sobaeksan), Quận Đan Dương (Danyang-gun), phía Bắc đảo Chung Thanh Bắc (Chungcheongbuk-do), lối kiến trúc có sự đặc thù so với những ngôi Cổ Tự trước đây. Điều này có thể do sự hạn chế của thung lũng trong đó nó có vị trí và kỹ thuật xây dựng hiện đại.

 

Cứu Nhơn Tự (Guinsa)  là trụ sở của Tông phái Thiên Thai (Cheontae jong) Phật giáo, Tông phái này bắt nguồn từ Trung quốc truyền sang và dùng Kinh Pháp Hoa làm Tông chỉ. Tông phái này là một trong những Tông phái  mạnh nhất của 18 Tông phái Phật giáo Hàn quốc, Thiên Thai tông  (Cheontae jong) đã có mặt tại Hàn quốc vào thế kỷ XII nhưng dần dần bị phai mờ theo năm tháng bởi định luật thịnh suy và hoàn toàn tuyệt truyền một thời gian, nhưng đã được tái lập hồi sinh năm 1945 bởi Tổ sư Thượng Nguyệt hiệu Viên Giác (Sangwol Wongak) khai sơn tái tạo.


Ngài thành lập một ngôi Tổ đình này để thực hiện mong muốn Hộ Quốc An Dân và cứu tất cả chúng sinh, và đặt danh hiệu Cứu Nhơn Tự (KuInsa).

Tổ sư Thượng Nguyệt hiệu Viên Giác (Sangwol Wongak) bước đầu chỉ xây dựng một Am tranh làm nơi ẩn dật khiêm tốn của mình để tu hành, và khi Ngài tỏ ngộ tự tâm đắc thành Chánh quả, bắt đầu giảng dạy những gì Ngài đã đạt được, và vô số người kính ngưỡng mộ tìm kiếm đến lễ bái xin quy y học đạo.

 

Tổ sư Thượng Nguyệt hiệu Viên Giác (SangWol WonGak) bắt đầu một phong trào Phật giáo mới qua ba phương châm:

 

-         Phật giáo Yêu nước -  Phật giáo phổ biến –

     Phật giáo áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.


Cứu Nhơn Tựu (Guinsa)  là trung tâm hành chính của hơn 140 ngôi chùa trực thuộc chi nhánh của Tông phái Thiên Thai và hiện nay có khoảng hai triệu người theo Tông phái này và đã trở thành một trong những ngôi Cổ tự nổi tiếng nhất tại Hàn Quốc. Bên cạnh tòa nhà chính 5 tầng, hơn 50 tòa nhà lớn tạo thành một quần thể độc đáo, do đó khiến du khách thập phương hành hương đến chiêm bái Cứu Nhơn Tự (KuInsa) rất ngưỡng mộ và không phai mờ trong tâm trí bởi sự trang nghiêm tráng lệ, lộng lẫy của ngôi Cổ tự.

 

Danh xưng của ngôi Cứu Nhơn Tự (Kuinsa), là bắt nguồn từ một trong những sự thể hiện đức tính Từ bi Trí tuệ của giáo lý đạo Phật: "ban vui cứu khổ cho nhân loại chúng sinh”. Việc giảng dạy chính của ngôi Chùa là nhằm mục đích cho mọi người thấy làm thế nào để ngộ nhập Tri Kiến Phật, xây dựng niềm tự tin và an lạc hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày. các thành viên thường trú tại Tự viện vào ban ngày thì công tác lao động để tự túc kinh tế nhà chùa và ban đêm họ dành cho thực hành khổ hạnh công phu tu tập theo Thiền quán của Thiên Thai Tông. Nơi đây trang bị tiện nghi hiện đại có thể chứa khoảng hàng chục ngàn (10.000) người. Chư Tăng có thể sống ở đây tại bất kỳ điểm nào trong khi một nhà bếp có thể phục vụ thức ăn cho con số đó hai lần khi cần thiết.

Tông phái Thiên Thai dùng Kinh Pháp Hoa làm Tông chỉ :      

“Thị pháp trụ pháp vị, thế gian tướng thường trụ”.

Tất cả pháp vốn chẳng có tự tánh. Chủng tử Phật do nhân duyên sanh khởi. Pháp nào trụ theo ngôi pháp đó. Cũng như ngọn đèn mỗi giây mỗi khác; ngọn đèn giây thứ nhứt trụ theo ngôi pháp giây thứ nhất, ngọn đèn giây thứ nhì trụ theo ngôi pháp giây thứ nhì; pháp sanh trụ ngôi sanh, pháp diệt trụ ngôi diệt, v.v...Tướng thế gian luôn luôn thường trụ như thế.

Muốn thấu suốt nghĩa "thế gian tướng thường trụ" thì phải chứng ngộ tự tánh mới được. . .

Kính mời quý pháp hữu chúng ta cùng nhau hành hương chiêm bái Tổ đình Thiên Thai, Hàn quốc qua hình ảnh sưu tập :

 

                            Ngày 02.06.2010






















































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập