Phật Giáo Hoa Kỳ (Phần 2)

Đã đọc: 425           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Việc nhiều người cải đạo từ tôn giáo khác sang Phật giáo (từ đây viết gọn là “Phật tử cải đạo”) tự xem mình là một phần của tôn giáo mới này trên đất nước Hoa Kỳ có thể bắt nguồn từ những thập niên trước cuộc Nội Chiến Mỹ (1861-1865). Tính chính xác lịch sử của tuyên bố này không quan trọng bằng sự thực rằng nó đã tạo cho những người Phật tử cải đạo một loạt các tiền lệ và ý thức có một dòng truyền bản địa. Nói chung, điều này cũng nối kết họ với văn hóa và lịch sử của đất nước, giúp những Phật tử cải đạo chắt lọc những yếu tố Mỹ để thiết lập những hình thái mới cho Phật giáo. Dưới khía cạnh lịch sử, dòng truyền này giúp chúng ta có cái nhìn về sự hiểu biết Phật pháp của người Hoa Kỳ vì nó phát triển từ đơn giản đến phức tạp, như trong cộng đồng xã hội ngày nay.

Con đường giải thoát Đức Phật dạy đã được định hình lại qua thời gian và một lần nữa, khi được truyền ra khỏi châu Á, các hình thái uyên nguyên của Phật giáo lại được định hình bởi các cộng đồng Phật giáo năng động ở Hoa Kỳ. Quá trình để giáo pháp thích ứng đến nền văn hóa mới vô cùng cam go phức pháp bao gồm cả việc chấp nhận thực hành tôn giáo ở môi trường mới, sự giao lưu với những ý niệm cũ không liên quan và cải tác những giá trị đã chấp nhận vào ngôn ngữ mới của dân tộc.

Phải mất nhiều thế kỷ thì giáo pháp mới được hoàn toàn bản địa hóa ở một xã hội mới bởi vì công việc đồ sộ của việc dịch thuật đa văn hóa đòi hỏi sự sáng tạo của cá nhân, đồng thời cũng cấp thiết đòi hỏi sự hợp tác của tập thể. Nghiêm túc mà nói, hiện tại Hoa Kỳ có nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau chứ không phải có MỘT Phật giáo Hoa Kỳ.

Có hai xu hướng định hình cho sự truyền bá Phật giáo vào Hoa Kỳ và thắp sáng bức tranh Phật giáo Hoa Kỳ. Một là những nhân vật đặc biệt và những sự kiện đặc biệt, giữ phần quan trọng trọng trong việc giới thiệu Phật giáo vào Hoa Kỳ. Họ không chỉ định hình những hình thức quan trọng của Phật giáo Hoa Kỳ mà còn thu hút nhiều người Mỹ cải đạo thành Phật tử với cả lịch sử và dòng tâm linh bản địa. Hai là những người dân nhập cư, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử tôn giáo Hoa Kỳ nói chung và Phật giáo Hoa Kỳ nói riêng. Trải qua thời gian, họ đã ổn định được cộng đồng, tôn giáo truyền thống của họ trên đất nước mới; đã và đang làm thay đổi bối cảnh tinh thần, chính trị và dân tộc ở Hoa Kỳ. Tìm hiểu người nhập cư hoạt động như thế nào trong quá khứ giúp chúng ta có hiểu biết sâu sắc Phật giáo nhập cư có thể thích nghi với đất nước này, ngay cả việc là quá sớm để đánh giá đầy đủ sự thích nghi này có đóng góp như thế nào cho Phật giáo Hoa Kỳ ở thế kỷ XXI.
A. Buổi đầu du nhập và những Phật tử cải đạo đầu tiên

1. Phong trào Thuyết Siêu Việt

Việc nhiều người cải đạo từ tôn giáo khác sang Phật giáo (từ đây viết gọn là “Phật tử cải đạo”) tự xem mình là một phần của tôn giáo mới này trên đất nước Hoa Kỳ có thể bắt nguồn từ những thập niên trước cuộc Nội Chiến Mỹ (1861-1865). Tính chính xác lịch sử của tuyên bố này không quan trọng bằng sự thực rằng nó đã tạo cho những người Phật tử cải đạo một loạt các tiền lệ và ý thức có một dòng truyền bản địa. Nói chung, điều này cũng nối kết họ với văn hóa và lịch sử của đất nước, giúp những Phật tử cải đạo chắt lọc những yếu tố Mỹ để thiết lập những hình thái mới cho Phật giáo. Dưới khía cạnh lịch sử, dòng truyền này giúp chúng ta có cái nhìn về sự hiểu biết Phật pháp của người Hoa Kỳ vì nó phát triển từ đơn giản đến phức tạp, như trong cộng đồng xã hội ngày nay.

Nguồn gốc của dòng truyền này được bắt nguồn từ những người theo phong trào Thuyết Siêu Việt (Transcendentalits) và chủ nghĩa lãng mạn như Ralph Waldo Emerson, Walt Whitman, and Henry David Thoreau. Cũng như các nhà lãng mạn Châu Âu, họ rất thích thú và bị cuốn hút bởi các tôn giáo Châu Á. Sự nhiệt tâm của họ đã định hình cho việc chấp nhận rộng rãi những tôn giáo mới từ Châu Á của những thế hệ người Mỹ sau này. Họ cũng chính là thế hệ đầu tiên của những người cầm bút và trí thức phương Tây có cơ hội tiếp xúc với kinh văn của Ấn giáo và Phật giáo mà các học giả nhiều thế hệ trước đó đã dịch thuật. Năm 1844, những trích đoạn tiếng Anh của Kinh Pháp Hoa (dịch bởi các thành viên của phong trào Thuyết Siêu Việt) được xuất bản đầu tiên tại Hoa Kỳ trên tạp chí The Dial của Phong trào Thuyết Siêu Việt.

Sự hiểu biết về Phật giáo của những nhà theo chủ nghĩa lãng mạn thường rất hạn chế, nhưng những gì thiếu hụt về kiến ​​thức, họ đã bù đắp lại bằng lòng nhiệt thành và sự sáng tạo. Thật dễ dàng để đánh giá cao tầm quan trọng của các tôn giáo Châu Á đối với Emerson, Thoreau, Whitman, và những người khác trong thế hệ của họ. Việc họ được xem như những người cầm bút sáng tạo và những nhà tư tưởng tôn giáo mới được truyền cảm hứng từ phương Đông đã đặt họ vào vị trí những người tiên phong cho dòng truyền này.

Tầm quan trọng của họ đối với Phật giáo Hoa Kỳ ở chỗ họ đã truyền cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ của phong trào văn học The Beat Generation ở thế kỷ sau, như Jack Kerouac (tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng The Dharma Bums (tạm dịch Những gã ăn mày giáo pháp, 1957), Gray Synder, Allen Ginsberg, Anne Waldman, và nhiều người khác. Các nhà thơ, nhà văn của phong trào The Beat Generation đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút người Mỹ chú ý đến Phật giáo và ứng dụng Phật pháp sáng tạo bằng nhiều cách, đã truyền cảm hứng đến nhiều cộng đồng cải đạo. Phong trào Thuyết Siêu Việt, The Beat Generation, và một loạt các nhà cầm bút đã mang Phật giáo đến với công chúng qua sáng tác văn chương, viết lách. Ngày nay, tranh ảnh nghệ thuật và ý tưởng Phật giáo được phổ biến rộng rãi trong nghệ thuật và công chúng, nhưng Phật giáo, đặc biệt là Thiền, có tầm ảnh hưởng đến nền văn chương Mỹ, đặc biệt là thơ, trong nhiều thế hệ.
2. Hội Thông Thiên Học

            Hội Thông Thiên Học được thành lập ở thành phố New York vào những năm 1870 là một sự phát triển quan trọng khác của dòng truyền này ở Hoa Kỳ. Những người sáng lập Hội, Đại tá Hải quân Hoa Kỳ Henry Steel Olcott (một người theo đạo Tin Lành) và Helena Petrovna Blavatsky (một phụ nữ nhập cư người Nga) là những người cải đạo và trở thành Phật tử phương Tây đầu tiên. Họ quy y Tam Bảo ở Sri Lanka (Tích Lan). Đại tá Olcott sau đó trở nên nổi tiếng khi giúp đỡ các lãnh đạo Phật giáo Sri Lanka đấu tranh tự vệ chống lại các phái đoàn truyền giáo Cơ Đốc ở Sri Lanka. Ông cũng làm việc để tạo ra một mặt trận thống nhất giữa các nhà lãnh đạo Phật giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa ở Nam Á, Đông Nam Á và Bắc Á trong nỗ lực chống lại sự xâm lấn của Cơ đốc giáo trong thời đại của chủ nghĩa đế quốc châu Âu. Ngày nay, Olcott được xem như anh hùng dân tộc Sri Lanka. Henry Steel Olcott cũng chính là người tham gia, cố vấn và hỗ trợ thiết kế lá cờ Phật giáo vào năm 1885. Blavatsky và Annie Besant, người kế thừa Blavatsky lãnh đạo Hội Thông Thiên Học, được xem như là những nhà lãnh đạo tinh thần sáng tạo và là những người đồng cảm lớn với các truyền thống tôn giáo của Châu Á.

            Hội Thông Thiên Học là sự phát triển đặc trưng trong thế kỷ XIX của Phật giáo Hoa Kỳ. Trong chừng mực nào đó, nó là một sự kết hợp giữa Đông và Tây vào thời điểm mà cả hai bên thật sự ít có sự giao tiếp với nhau, nó trở thành điểm giao lưu quan trọng và tiếp tục chức năng này trong suốt mấy thập niên. Rất nhiều nhà Thông Thiên học tuyên bố Hội Thông Thiên Học là một hình thức của Phật giáo, nhưng trên thực tế, nó cũng thu hút cả thuyết huyền bí, tư tưởng khoa học, yếu tố Kitô giáo, Do Thái giáo và cả Ấn Giáo.
 3. Đại Hội Tôn giáo Thế giới tại Chicago, Hoa Kỳ

Đại hôi tôn giáo thế giới năm 1893 tại Chicago-Hoa Kỳ là bước ngoặt quan trong của Phật giáo Hoa Kỳ (mặc dù tại đại hội này Phật giáo chỉ giữ vai trò thứ yếu) bởi bốn lý do sau. Thứ nhất, các đại biểu Phật giáo đến từ Châu Á trình bày trước sự háo hức của đông đảo đại biểu đại hội về các truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy, Phật giáo Thiền Tông, Nhật Liên và các tông phái Phật giáo khác làm cho người Mỹ bắt đầu cảm nhận rằng Phật giáo rất đa dạng về tông phái và truyền thống tùy nền văn hóa của mỗi quốc gia mà Phật giáo hiện diện chứ không phải là một tôn giáo có giáo hội tập quyền như các tôn giáo phương Tây (như Vatican chẳng hạn).

Thứ hai, Đại hội đánh dấu thời điểm Phật giáo bắt đầu được hiểu trong bối cảnh hiện đại. Các đại biểu Phật giáo như nhà văn, nhà chấn hưng Phật giáo người Sri Lanka Anagarika Dharmapala, Thiền sư đến từ Nhật Bản Shaku Soyen đã giới thiệu trình bày Phật pháp như là một truyền thống và lối sống sống động vào thời điểm mà đa số người phương Tây vẫn còn cho rằng Phật giáo là một hình thái huyền bí, kỳ lạ và xa xưa. Trong đại hội này, những nhà lãnh đạo tinh thần đến từ Châu Á cũng khẳng định rằng Phật giáo có thể giải quyết sự xung đột giữa khoa học và tôn giáo tốt hơn Kitô giáo, một quan điểm vẫn được nhấn mạnh cho đến ngày nay bởi nhiều nhà Phật học.

Thứ ba, Đại hội cũng được xem như là sự bắt đầu cho phong trào đối thoại liên tôn giáo. Ngày nay, việc đối thoại này vẫn đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh Phật giáo đương đại Hoa Kỳ, nơi mà Phật tử cải đạo và dân nhập cư từ mọi miền luôn chia sẻ và đối thoại về những khác biệt văn hóa. Đối thoại giữa Phật giáo với Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo cũng giúp họ thấu hiểu nhau hơn và giúp những người nỗ lực đưa Phật giáo vào dòng chảy tôn giáo chính ở Hoa Kỳ.

Và quan trọng hơn cả, Đại hội là một cột mốc lịch sử đánh dấu sự truyền bá chính thức Phật pháp vào Hoa Kỳ. Sau Đại hội, Ngài Dharmapala đã tiếp tục nhiều chuyến đi đến Hoa Kỳ, gặp gỡ nhiều trí thức nhiệt tâm với Phật giáo. Thiền sư Shaku Soyen cũng có nhiều chuyến đến Hoa Kỳ, nhiều cộng sự và học trò của Ngài Shaku Soyen cũng theo bước chân thiền sư đến Hoa Kỳ, trong số đó phải kể đến Sokei-an, Nyogen Senzaki, và đặc biệt là D.T.Suzuki, tác giả bộ Essays in Zen Buddhism-Thiền Luận nổi tiếng. Thiền sư Shaku Soyen đã hóa độ Paul Carus, một nhà khoa học tự nhiên, trở thành người hộ pháp chính thức đầu tiên ở Hoa Kỳ và là nhân vật quan trọng trong việc giới thiệu Phật giáo đến phương Tây thông qua việc xuất bản kinh sách Phật giáo. Những tác phẩm của họ trong những thập niên đầu của thế kỉ XX đã đặt nền móng cho Thiền phát triển ở Hoa Kỳ.

 Như vậy, mãi đến cuối thế kỷ XIX, Phật giáo mới chính thức được truyền bá vào Hoa Kỳ và phát triển rộng rãi trong xa hội Hoa Kỳ cho đến ngày nay. Có nguồn tin cho rằng từ thế kỷ thứ IV thì Sư Huệ Sơn và một số tăng sĩ người Hoa đã đặt chân đến Hoa kỳ, trước Columbus rất lâu, nhưng điều đó chưa được chứng minh và không có bằng chứng. Các học giả Mỹ vẫn lấy cột móc Đại Hội Tôn giáo thế giới tại thành phố Chicago năm 1893 là thời điểm Phật giáo được chính thức truyền vào Hoa Kỳ./.

 

 

 

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập