Chiến dịch: Bảo vệ động vật hoang dã khởi đi từ nhà chùa

Chiến dịch truyền thông kêu gọi bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp “Không tạo thống khổ, ấy là cứu độ”, lấy hình ảnh chủ đạo là tượng của 3 loài động vật hoang dã đang quỳ gối, bao gồm tê giác bị cắt sừng, tê tê bị lột vảy, voi bị cưa ngà và đang bị chảy máu giống như thực trạng các loài này bị săn bắn trong tự nhiên.
Chương trình do Change và WildAid phối hợp thực hiện vừa được phát động tại chùa Vĩnh Nghiêm (TP. HCM) ngày 28-1. Hiện các tượng động vật hoang dã đặt tại Pháp viện Minh Đăng Quang (Q.2, TP. HCM) từ ngày 30-1 đến 11-2, tu viện Khánh An (TP. HCM) từ 12-2 đến 18-2 và 28-2 đến 3-3 tại chùa Tây Thiên (Vĩnh Phúc) và cuối cùng là quay lại chùa Vĩnh Nghiêm từ ngày 4-3 cho đến ngày kết thúc chiến dịch là 10-3.
Thông qua việc đặt các tượng trong tư thế quỳ gối trước tượng Phật, với ý nghĩa các loài này đang mong được Đức Phật bảo hộ, che chở, tổ chức Change hy vọng giúp mọi người ý thức hơn trong việc bảo vệ động vật hoang dã.
Mô hình 3 loài động vật hoang dã đang quỳ gối bao gồm tê giác bị cắt sừng, tê tê bị lột vảy,
voi bị cưa ngà và đang bị chảy máu giống như thực trạng các loài này bị săn bắn trong tự nhiên - Ảnh: N.Danh
Hiện các tượng động vật hoang dã đặt tại Pháp viện Minh Đăng Quang
Trong chia sẻ với Giác Ngộ online, TT. Thanh Thích Phong, Phó BTS kiêm Trưởng ban TTXH Phật giáo TP. HCM, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm (Q.3) - nơi chiến dịch khởi động bày tỏ, mong mọi người chung tay bảo vệ môi trường, bảo tồn các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.
Theo Thượng tọa, sừng tê giác, sừng voi, vảy tê tê không có công dụng như người ta đồn thổi. Từ hình ảnh những biểu tượng các động vật hoang dã trên mong rằng sẽ “truyền bá lòng từ bi không sát sanh, không giết hại chúng sanh, không giết các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Mô hình 3 tượng động vật hoang dã được đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm ngày 28-1 - Ảnh: Change
Biểu tượng con voi, con tê giác, cầu cứu Đức Phật là cầu cứu lòng từ bi, gia hộ cho con người cải tâm. Cũng như Tăng Ni Phật tử phải có tình thương và bao dung tất cả các loài động vật, đừng giết hại chúng sanh. Không đeo tràng hạt ngà, không dùng sừng tê giác, Phật tử không ăn vảy tê tê”, TT.Thích Thanh Phong chia sẻ.
N. Danh_
- Phật Giáo Hoa Kỳ (Phần 3) Thích Nữ Thông Tiên
- Phật Giáo Hoa Kỳ (Phần 2) Thích Nữ Thông Tiên
- Mối quan hệ tư tưởng Phật-Đạo-Nho trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh Diệu Tâm
- Thiền tập và tuổi thơ tại Trường Kiều Đàm Di, Ấn Độ Lệ Thanh
- Tuyển tập các giáo lý Thiền của các vị đại sư Phật giáo in bằng kim loại xưa nhất Văn Công Hưng
- Phật Giáo, Chính Trị và Thời Đại Trump Nguyên Giác
- Nhìn " lá thu phai " để thấy " đóa hoa vô thường " ... T. Pháp - Ngọc Ánh
- Đản Sinh Trong Đặc Khu TQ? Nguyên Giác
- Chùa Vắng Trong Đặc Khu Nguyên Giác
- Đọc “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” Nguyên Giác
- Một buổi lễ Quy y Tam bảo tại trường Sĩ quan lục quân Hàn Quốc Giác Lệ Hiếu
- Khái Quát Thiền Phái Tào Khê Tại Hàn Quốc Ngộ Trí Viên
- Vài nhận xét về vấn đề dịch lại Tâm Kinh của thầy Nhất Hạnh Lê Tự Hỷ
- Từ " Trí Tuệ - Kỷ Cương - Kỷ Cương - Hội Nhập - Phát Triển" đến " Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Trang Nghiêm Giáo Hội" Dương Kinh Thành
- Chỗ đứng của đạo Phật trong triết học ở Hoa Kỳ hiện nay Giác Hạnh Hoa
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Về xá-lợi của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang
- Khai mạc Hội thảo Hoằng pháp và tập huấn hoằng pháp viên
- Hội nghị Phật giáo Tây Tạng lần thứ 14
- Hoa Kỳ: Xây dựng cộng đồng người về hưu theo tinh thần Phật giáo
- Gặp tác giả bức ảnh Bồ-tát Thích Quảng Đức tự thiêu
- Hội thảo về Thiền sư Nguyễn Minh Không tại chùa Bái Đính
- Hàn Quốc có tạp chí khoa học quốc tế về Phật học
- Hàn Quốc giao lưu, tìm hiểu văn hóa Phật giáo Pakistan
- May y chư Tăng từ... chai nhựa; và những sự kiện Phật giáo nổi bật Giác Ngộ TV
- Ban Thường trực BTS Phật giáo TP. HCM thăm, làm việc tại Q.1
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)