Nhìn " lá thu phai " để thấy " đóa hoa vô thường " ...

Trước thềm Vu lan PL.2562, trong khuôn khổ khóa tu “Có mặt cho nhau lần thứ 24”, Ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM đã tổ chức đêm nhạc “Chiếc lá thu phai” tại tu viện Khánh An (Q.12) vào tối 18-8 qua.
TT. Thích Trí Chơn, Phó ban Văn hoá T.Ư, Trưởng ban Văn hoá GHPGVN TP.HCM; ĐĐ.Thích Chí Giác Thông, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Văn hoá GHPGVN TP.HCM; đạo diễn - diễn viên Việt Trinh cùng một số văn nghệ sĩ tại TP.HCM và hơn 300 thiền sinh khoá tu tham dự.
TT. Thích Trí Chơn và nghệ sĩ Thế Vinh trò chuyện trên sân khấu "Chiếc lá thu phai"
Trong đêm nhạc này, những ca khúc vượt thời gian của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được vang lên trầm lắng, gửi gắm nội dung từ sự chiêm nghiệm trong cuộc sống, là các triết lý sâu sắc đi vào lòng người.
TT. Trí Chơn nói về “Chiếc lá thu phai” trong nhạc Trịnh: hãy nhìn chiếc lá thu phai để thấy “Đoá hoa vô thường” đi qua cuộc đời người.
Theo Thượng tọa, mỗi người thường đi tìm kiếm cái hạnh phúc bên ngoài, chẳng những nơi “đường dài hun hút cho mắt em sâu” mà còn “đi lên non cao, đi về biển rộng”... để đến một lúc “cát bụi mệt nhoài”, hay “mệt quá thân ta này, nằm xuống với đất muôn đời”.
“Chiếc lá thu phai” là một bài pháp sinh động để ta chiêm nghiệm lại chính mình, chiêm nghiệm về kiếp người “trăm năm vào chết một ngày” - TT. Trí Chơn gợi mở.
Đêm nhạc có sự góp mặt của các ca sĩ Đài Trang, Duy Hưng, Nhật Thanh, Quỳnh Như, Phương Thảo, Thế Vinh, Trí Đức, Xuân Thuỵ, Kim Lệ, Trương Hân, Kim Chi, Ngọc Hoà, Miên Trường... cùng với ban nhạc Đình Phước, Nguyễn Luật.
“Chiếc lá thu phai" rót vào lòng người giai điệu: “Mùa xuân quá vội/ Mười năm tắm gội/ Giật mình ôi chiếc lá thu phai/ Người đâu mất người/ Đời tôi ngốc dại/ Tự làm khô héo tôi đây” để rồi đã kịp mở ra góc nhìn sâu sắc: cuộc đời vốn vô thường và kiếp sống của con người chỉ là chuỗi ngày ngắn ngủi mà thôi. Theo đó, kiếp người cũng mong manh như một “chiếc lá thu phai” vào một chiều nào đó rụng cành trong cảm giác hư hao, nhỏ bé. Cái lẽ hợp tan, được mất, đi hay về, hạnh phúc hay đau khổ là tất yếu.

Kết thúc đêm nhạc là ca khúc “Hãy yêu nhau đi” - khép lại vẹn nguyên những niềm tin, hy vọng vào cuộc đời này dẫu có thế nào thì cũng “Hãy yêu nhau đi quên ngày u tối” và “Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau” chúng ta sẽ “Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều”.
Đó là điều mà người yêu nhạc Trịnh đã cảm trong âm nhạc của cố nhạc sĩ, như một sự chứng ngộ: chúng ta trôi mênh mông và tan ra với đời này thành cái vô hạn vô bờ, vì đời người không ngắn ngủi, phận người không tàn phai đâu, tôi sẽ là em của ngày mai và em là tôi trong những ngày nối tiếp...
- Phật Giáo Hoa Kỳ (Phần 3) Thích Nữ Thông Tiên
- Phật Giáo Hoa Kỳ (Phần 2) Thích Nữ Thông Tiên
- Mối quan hệ tư tưởng Phật-Đạo-Nho trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh Diệu Tâm
- Thiền tập và tuổi thơ tại Trường Kiều Đàm Di, Ấn Độ Lệ Thanh
- Tuyển tập các giáo lý Thiền của các vị đại sư Phật giáo in bằng kim loại xưa nhất Văn Công Hưng
- Đản Sinh Trong Đặc Khu TQ? Nguyên Giác
- Chùa Vắng Trong Đặc Khu Nguyên Giác
- Đọc “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” Nguyên Giác
- Một buổi lễ Quy y Tam bảo tại trường Sĩ quan lục quân Hàn Quốc Giác Lệ Hiếu
- Khái Quát Thiền Phái Tào Khê Tại Hàn Quốc Ngộ Trí Viên
- Vài nhận xét về vấn đề dịch lại Tâm Kinh của thầy Nhất Hạnh Lê Tự Hỷ
- Từ " Trí Tuệ - Kỷ Cương - Kỷ Cương - Hội Nhập - Phát Triển" đến " Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Trang Nghiêm Giáo Hội" Dương Kinh Thành
- Chỗ đứng của đạo Phật trong triết học ở Hoa Kỳ hiện nay Giác Hạnh Hoa
- Cuộc chiến bảo vệ thành phố Phật tích cổ đại tại Afghanistan Brent E. Huggman - Diệu Bảo dịch
- Bài 5: Những vấn đề xảy ra khi tấm khiên bảo vệ trái đất bị suy yếu & khi nhiệt độ tăng Tâm Tịnh biên soạn
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)