Độc đáo phiên bản bảo vật quốc gia Cây đèn hình người quỳ bằng đồng tại Thanh Hóa

Bảo vật Cây đèn hình người quỳ là được biết đến là một trong 30 hiện vật đầu tiên được Thủ tướng công nhận là bảo vật quốc gia. Đèn cao 40 cm, rộng 27 cm, nặng 1,9 kg, có niên đại khoảng 1.700-2.000 năm. Cây đèn được phát hiện trong ngôi mộ số 3 ở Lạch Trường (Thanh Hóa), mang hình tượng một người đàn ông mình trần, đóng khố, hai tay nâng đĩa đèn trong tư thế quỳ. Trên đầu tượng được gắn vương miện, tóc để chỏm. Hai vai và sau tượng gắn 3 chữ S, mỗi chữ S đỡ một đĩa đèn và gắn một hình người đang quỳ. Trên hai đùi và đằng sau người đàn ông có 4 nhạc công cũng ở tư thế quỳ, hai nhạc công đang thổi sáo. Đây là cây đèn hình người lớn nhất trong số ít cây đèn cùng loại, thể hiện kỹ thuật đúc khéo léo và phản ánh thẩm mỹ cao của cư dân cổ thời kỳ hậu văn hóa Đông Sơn.
Cặp đèn hình người quỳ được thực hiện theo phương pháp đúc đồng thủ công mỹ nghệ gia truyền, trọng lượng mỗi tượng 177kg, cao 125cm, đường kính lớn nhất 143cm.
Từng được biết đến là nghệ nhân thực hiệnTrống đồng đánh ngang 2 mặt đúc bằng phương pháp thủ công đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 8/2010 đến tháng 8/2011 với đường kính mặt 99cm, đường kính bụng 135cm, dài 145cm, nặng 613kg đặt tại Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng – Tỉnh Thanh Hóa.
Vừa qua, nghệ nhân Nguyễn Bá Châu đã thực hiện cặp tượng đồng phiên bản bảo vật quốc gia Cây đèn hình người quỳ thuộc nền văn hóa Đông Sơn bằng đồng với kích thước lớn theo đặt hàng của Công ty TNHH MTV Thương mại Bia Thanh Hóa để cung tiến, lưu giữ tại Chùa Đông Sơn (P.Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
Cặp đèn hình người quỳ được thực hiện theo phương pháp đúc đồng thủ công mỹ nghệ gia truyền. Trọng lượng mỗi tượng 177kg, cao 125cm, đường kính lớn nhất 143cm, bằng vật liệu đồng hợp kim. Cặp đèn hình người quỳ được nghệ nhân Nguyễn Bá Châu hoàn thiện trong hơn 11 tháng cùng 6 cộng sự.
Nghệ nhân Nguyễn Bá Châu bên các tác phẩm của mình
Dự kiến, kỷ lục Đôi tượng đồng phiên bản Cây đèn hình người quỳ lớn nhất Việt Nam sẽ được trao tại Thanh Hóa vào ngày 1/9 tới.
Bảo vật Cây đèn hình người quỳ là được biết đến là một trong 30 hiện vật đầu tiên được Thủ tướng công nhận là bảo vật quốc gia. Đèn cao 40 cm, rộng 27 cm, nặng 1,9 kg, có niên đại khoảng 1.700-2.000 năm. Cây đèn được phát hiện trong ngôi mộ số 3 ở Lạch Trường (Thanh Hóa), mang hình tượng một người đàn ông mình trần, đóng khố, hai tay nâng đĩa đèn trong tư thế quỳ. Trên đầu tượng được gắn vương miện, tóc để chỏm. Hai vai và sau tượng gắn 3 chữ S, mỗi chữ S đỡ một đĩa đèn và gắn một hình người đang quỳ. Trên hai đùi và đằng sau người đàn ông có 4 nhạc công cũng ở tư thế quỳ, hai nhạc công đang thổi sáo. Đây là cây đèn hình người lớn nhất trong số ít cây đèn cùng loại, thể hiện kỹ thuật đúc khéo léo và phản ánh thẩm mỹ cao của cư dân cổ thời kỳ hậu văn hóa Đông Sơn.
(nguồn: http://kyluc.vn/tin-tuc/danh-muc-de-xuat/doc-dao-phien-ban-bao-vat-quoc-gia-cay-den-hinh-nguoi-quy-bang-dong-tai-thanh-hoa)
- Phật Giáo Hoa Kỳ (Phần 3) Thích Nữ Thông Tiên
- Phật Giáo Hoa Kỳ (Phần 2) Thích Nữ Thông Tiên
- Mối quan hệ tư tưởng Phật-Đạo-Nho trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh Diệu Tâm
- Thiền tập và tuổi thơ tại Trường Kiều Đàm Di, Ấn Độ Lệ Thanh
- Tuyển tập các giáo lý Thiền của các vị đại sư Phật giáo in bằng kim loại xưa nhất Văn Công Hưng
- Chương trình khóa tu " Gieo Hạt Từ Tâm" tại tu viện Như Giác Sư Cô Huệ Đức Quan Âm Tu Viện Tp.HCM
- 53 năm một làn sương khói Minh Mẫn
- Pháp bảo dưới long cung Thích Trung Nghĩa
- Giao Cảm Trong Lâu Đài Prague Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tuệ Uyển chuyển ngữ
- 22 lời phát nguyện của Phật giáo Ambedkar Thích Nhật Từ dịch
- 32 Ảnh Ngôi Chùa Việt Nam Tại Hoa Kỳ - 2015 Võ Văn Tường
- Khám phá xứ sở Phật giáo ở Indonesia Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng
- Những Hiểu Biết Thông Thường Sai Lạc Về Phật Giáo Tây Tạng Tác giả: Alexander Berzin, Berlin, Germany, November 2010, Chuyển ngữ Tuệ Uyển
- Đăk Lăk: Khai Mạc Hội Thảo Hoằng Pháp Các Tỉnh Tây Nguyên Tin, ảnh: Thập Bát Công
- Hàn Quốc: Kỷ niệm 70 chu niên Khai sơn ngôi Guinsa, Chungcheongbuk Thích Vân Phong (Tổng hợp theo báo PG Thiên Thai, Korea)
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)