Pháp bảo dưới long cung

Đã đọc: 2635           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Mở đầu lời văn trong Bảo Tạng luận (宝臧论),[25]của Tăng Triệu, phẩm thứ 1 Quảng chiếu không hữu ghi: “Chẳng thể không chẳng chân không, sắc có thể sắc chẳng chân sắc, chân sắc vô hình, chân không vô danh. Vô danh danh là cha. Vô sắc sắc là mẹ. Là nguồn cội của muôn vật. Là cha mẹ trong trời đất”.

“Pháp bảo dưới long cung” (Pháp bảo lý long cung) là nói đến kinh điển được cất dưới long cung, hành tích siêu phàm của một nhân vật nào đó cống tích rất vĩ đại trên sử Phật giáo Đại thừa. Long cung (龙宮 pātāla) là cung điện mà long vương ở, nằm tận dưới đáy biển[1]. Dựa theo kinh Trường A-hàm, quyển 19 ghi long vương Bà kiệt ở cung điện tận dưới đáy biển. Sám kệ này[2] gồm 3 gồm đoạn, mỗi đoạn gồm 3 câu, một câu gồm 5 chữ, cuối mỗi đoạn đều có kính lạy Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng.

- Đoạn đầu là ca tụng về đức Phật ở trong vườn của trưởng giả Cấp-cô-độc và cây của thái tử Kỳ Đà hiến cúng, đức Phật thuyết pháp, khiến lợi lạc cõi trời cõi người. Tương truyền, mảnh vườn này do Cấp-cô-độc hiến cúng. Ông là một tín đồ Phật giáo thuần thành có lòng rất hộ pháp Phật giáo và rất giàu có, “Khu rừng này đất đai bằng phẳng, cây cỏ rậm rạp, rất đầy sinh khí”.[3]Thái tử nói với ông rằng nếu lát vàng đầy mảnh đất này thì ta sẽ bán cho ông. Câu nói trên như lời thách thức, nào ngờ trưởng giả lại dùng xe voi lớn chở vàng đến lát đầy vườn, khiến thái tử không thể nuốt lời nên phải hiến rừng cây, còn trưởng giả hiến đất, hai người kết hợp hiến cúng trọn vẹn, nên kinh A-di-đà ghi là ‘Kỳ thọ Cấp-cô-độc viên’.  Hai bên tinh xá có lối đi kinh hành, giảng đường, trai đường, nhà bếp, ao sen, nước chảy róc rách, rừng cây rợp mát, hoa cỏ khoe sắc, môn vẻ tịnh quang.[4]Trong vườn đất này có xây dựng tinh xá Kỳ viên, cảnh vật u nhã thanh tĩnh. Đức Phật thuyết pháp rất nhiều ở đây, sau đó các đệ tử chỉnh lý thành thành kinh Phật, thế nên khi mở trang kinh văn Phật giáo kinh Di-đà thấy câu đầu tiên là ‘Tôi nghe như vậy’. Thánh tích hiện nay còn vỏn vẹn vài khoảng mươi hàng cổ thụ râm mát có tuổi thọ 30-40 năm, mấy mươi nền nhà với mươi lớp gạch củ mục nát, ụ lên giống gò đất, hương thất của đức Phật nay chỉ là vài lớp gạch vỡ hoang nằm trơ trọi nhưng kết đọng mùi hương trầm ngào ngạt của người con Phật khắp nơi đến đây chiêm vọng.

Lịch sử nơi này xa xưa, nếp sống tỉ-khưu, phạm hạnh siêu phàm, hiển hách một thời, đến nay trở thành tro nguội, hoang lạnh bặt vô tăm tích, khiến khách hành hương cảm thấy mà chạnh lòng. Đây cũng là trung tâm hoằng hoá Phật giáo cổ đại Ấn Độ vào thời kỳ chánh pháp nhưng nay bị xoá sạch. Âu! Vàng song rồi suy tàn, được rồi mất cũng là một quy luật. Kinh A-hàm là kinh điển của Phật giáo Bắc truyền, kinh Kim cang của Thiền tông, kinh Di-đà của Tịnh độ tông đều được đức Phật thuyết nơi đây. Nơi này mang tác dụng rất trọng yếu trong tiến trình sáng lập, hoàn thiện về chế độ Phật giáo và trong sự hoằng nghiệp phát triển về văn hoá Phật giáo cho đến sau đó Phật giáo toả ra thế giới. Là nơi đức Phật thiết định hoàn thiện chế độ tương quan giữa Phật giáo và tăng đoàn. Đức Phật an cư kiết hạ nhiều lần nơi đây. Nơi chấp thuận độ cho giới nữ xuất gia và thuyết pháp cho hàng tỉ-khưu ni. Từ cội nguồn này mà truyền bá khắp Ấn độ, qua châu Á và rộng ra thế giới, nên đất thánh này có giá trị trọng yếu trên sử Phật giáo Ấn độ, sử Phật giáo Trung hoa và sử Phật giáo thế giới.

- Đoạn hai là nói về kinh tạng Phật thuyết được cất nằm dưới long cung, phải có người xuống tận đáy biển mới thỉnh được. Lời kinh chứa đựng diệu ý vô thượng. Người xuống long cung thỉnh kinh phải là người siêu phàm nhập thánh. Theo truyền thuyết, việc xuất hiện và lưu truyền kinh điển Đại thừa được Đại sư Long Thọ vào Tuyết sơn và thỉnh được kinh Đại thừa từ một Lão tỉ-khưu, “Trong núi có nhiều kinh Đại thừa, thuộc nước Chước-cú-ca, vách đá trong núi của nước Đà-lịch cất chứa kinh Đại thừa.”[5]

Chúng ta đều biết, trong tiến trình hình thành và truyền bá tư tưởng Phật giáo Đại thừa đã ngầm phác hoạ rất nhiều truyền thuyết nhằm kết sâu rộng hay thời kỳ lịch sử vàng son đã thiện duyên giữa Phật giáo, nhân vật, địa danh. Trong làn điện ảnh màn bạc nổi tiếng bộ phim Tây du ký, có tập nói về việc Tôn Ngộ Không xuống tận Đông hải long cung để tìm kiếm ‘thiết bảng Như ý’ được lão bách tánh ưa chuộng, lưu truyền rộng rãi trong dân gian và lan rộng ra thế giới. Ngoài ra, điển tích thiền môn còn xây dựng nhân vật thần kì “Lấy địa danh lập địa danh-lấy thần kì xây dựng trung tâm truyền thuyết linh tích”[6]nhằm nêu bật công hạnh của các vị Tổ sư, khiến vùng đất hoang vu này trở nên đất thánh huyền bí hơn. Như tôn giả Ca-diếp hiện nay vẫn mang tính huyền bí, “Tương truyền hơn 2000 năm trước, vị đại đệ tử của đức Phật tôn giả Ca-diếp mang y bát màu vàng củ và xá-lợi Phật vào cửa động Hoa thủ nhập định cho đến nay.”[7]

Kinh tạng là chỉ cho lời dạy của đức Phật. Y cứ sử Phật giáo Nam truyền ghi lại “Vào thế kỷ thứ VI tTl, sau khi đức Phật Thích-ca Mâu-ni sáng giáo, từng hướng đến hàng đệ tử tuyên thuyết giáo nghĩa Phật giáo, những thuyết giáo này đều được hàng đệ tử đọc tụng và ghi chép về sau. Sau khi Phật Thích-ca thị diệt, chúng đệ tử phụng thừa di chí của Phật-đà, rồi chiêu tập đại hội tăng-già, trùng tuyên những lời dạy đức Phật thuyết ra, hình thành Phật tạng từ đây. Phật tạng cấu thành từ ba bộ phận: kinh, luật, luận”.[8]Nhưng quan điểm của các luận sư Không tông lại diễn hoá thêm một bước sâu mầu, cho rằng tạng kinh được cất dưới long cung, sau đó kinh điển được thỉnh về đất liền và được quần chúng đọc tụng. Phật giáo Hán truyền thì nêu lên quan điểm khác về việc xuất hiện kinh tạng, cho rằng lúc Phật Tổ còn trụ thế để thuyết dạy, đã chế định các nghi phạm, xiển thích và thuyên thích có quan hệ đến giáo lý đều ghi vào trong Đại tạng kinh khiến Phật pháp được hoằng truyền rộng rãi, Phật điển lưu truyền ảnh hưởng sâu xa, nhưng theo thời gian thì bản Đại tạng kinh sớm đã bị thất thoát.

Hành tích của Long Thọ thỉnh kinh dưới long cung, lĩnh ngộ và xiển thuật về Không quán, cũng là nhân vật tiêu biểu trong việc sáng lập Không tông Đại thừa nên được lịch sử Phật giáo tôn sùng ngài là ‘thuỷ tổ Không tông’ (Không tông tị tổ 空宗鼻祖). Y cứ Long Thọ truyện ghi, khi nhỏ Đại sư “thông hiểu kinh điển Bà-la-môn giáo, bác học đa tài, thiên văn địa lý, thông thấu đạo thuật”, nhưng cuộc đời gặp lắm sóng gió mà chán đời, sau lại quy hướng Phật giáo. Đến dãy rặng Tuyết sơn thuộc bắc Ấn độ, ẩn trú trong ngôi miếu, trước đến học tập kinh điển Đại thừa với một Lão tỉ-khưu và biện luận cùng với những luận sư ngoại đạo và học giả Phật học của bộ phái Phật giáo. Sau khi thông suốt kinh điển Đại thừa, đến nam Ấn độ, sáng lập học thuyết Trung đạo bát-nhã, tuyên truyền học thuyết Không tông bát-nhã. Về già, di cư đến Kisshozan (Cát tường sơn) thuộc phía đông nam Ấn độ, sau đó bị thái tử giết chết.

Có nhiều tranh luận nêu lên về cái chết của Đại sư. Theo điều trong Đại đường Tây vực ký của Pháp sư Huyền Trang, quyển 10 ghi ngài tu đạt đến thuật trường sinh và giúp vua xứ này sống mãi không chết, khiến thái tử đợi hoài để được lên làm vua nhưng không được nên sinh lòng rất căm ghét Đại sư, bèn vạch kế sách phán định đã là Bồ-tát thì phải buông bỏ hết thảy được chứ?. Đại sư tự tại mĩm cười và bị giết chết. Còn theo Long Thọ truyện của Cưu-ma-la-thập dịch, ghi Đại sư tuyên truyền giáo nghĩa Đại thừa và chủ trương ‘ngã pháp đều không’, nên bị các luận sư Tiểu thừa phản kháng, kết quả bị những luận sư này bắt nhốt vào chỗ tăm tối cho đến chết. Học giả hiện nay vẫn lấy sử truyện ghi lại của La-thập dịch làm bản y cứ, bởi thời đại của La-thập cách thời đại của ngài không xa lắm khoảng chừng 100 năm. Căn cứ truyền nhân đã học tập với ngài, thì tác giả viết thuật bộ Long Thọ truyện là đáng tin cậy. Trong Đại Trí độ luận tự (大智度论序) của Tăng Duệ là học trò của La-thập, ghi rằng: “Mã Minh sống vào cuối thời kỳ chánh pháp, Long Thọ sống vào đầu thời kỳ tượng pháp”, như vậy, giữa thời kỳ của Mã Minh và Đại sư cách cự ly tương đối không xa lắm, suy ra thời đại của Đại sư cách sau đức Phật nhập diệt khoảng 500 năm, vậy thì Đại sư cách xa La-thập chẳng là bao.[9] “Từ sau khi Long Thọ viên tịch cho đến La-thập dịch ra truyện ký về Long Thọ thì khoảng 100 năm”,[10]và sử truyện này được dịch ra sau khi La-thập dời đến ở Trường an, suy định ngài là người sống vào thế kỷ thứ III tTl. Nhưng Pháp sư Ấn Thuận lại cho rằng việc thành lập sử truyện này là vào năm 382 tTl.

Theo truyền thuyết, Đại sư được long vương dẫn xuống dưới long cung, thỉnh được kinh điển từ long cung. Truyền thuyết rất sớm ghi lại nơi đây có xuất hiện kinh Đại thừa và thỉnh được từ long cung, “truyền thuyết này có dựa theo sự thực, nhưng cũng bị thần hoá truyền thuyết mà ra”.[11]Điều này được Ấn Thuận căn cứ truyền thuyết và địa lí Ấn độ cổ đại để khảo chứng về sự tích và thời gian của ngài. Nghiên cứu qua quá trình hình thành phẩm Nhập pháp giới, Ấn Thuận cất công đào sâu luận chứng, không những dựa vào việc ghi lại sự thực truyền thuyết Ấn độ trong việc Long Thọ xuống long cung thỉnh kinh rất được lưu thông Ấn độ, và còn vay mượn sử liệu Phật giáo Ấn độ rồi căn cứ sử liệu ở Trung hoa.[12] Lập luận này được tiến thêm một bước suy diễn xa hơn, nêu ra “Long Thọ truyện của La-thập dịch ban đầu được truyền đến Trung hoa, ghi lại ‘Long Thọ một mình ở trong phòng tĩnh thất thuỷ tinh, bồ-tát Đại Long thấy vậy, xót thương mà quý trọng, bèn dẫn ngài xuống dưới biển. Mở bảy bảo tạng trong cung điện, bày đựng bảy hoa báu, đem trao cho các kinh điển diệu pháp vô thượng thâm sâu Phương Đẳng. Đại sư nhận và xem, tụng giải ròng rã trong chín mươi ngày…Ngài được nắm xem (hoặc thấy tận) các kinh, thấu rõ trọn vẹn vô sanh và nhị nhẫn. Đại Long tiển đi”. Phú pháp tạng Nhân duyên truyện cũng ghi lại na ná như thế, chẳng hạn như ghi: “Long Thọ thỉnh được các kinh, hoát nhiên thông đạt, khéo giải rốt ráo, thấu rõ vô sanh”. Các kinh mà Đại sư được giử đọc, theo truyền thuyết thì giử kinh Pháp Hoa làm chính. Bồ-đề Lưu-chi thời Nguỵ ghi: “Long Thọ thỉnh kinh Hoa Nghiêm từ long cung dưới biển”.[13] Chân Đế thời Trần ghi: ‘Long vương dưới biển thấy Long Thọ mà thương tâm, bèn dẫn xuống biển…trao một bản gốc kinh Hoa Nghiêm”.[14]Ba-la-pha-già-la-mật-đa thời Đường cũng ghi lại như thế.[15]

Căn cứ sử liệu ghi lại trên, thấy được kinh điển được thỉnh dưới long cung mà tiêu biểu là kinh Hoa Nghiêm. Đại sư trở thành một nhân vật trung tâm từ rất sớm đã tuyên truyền tư tưởng Không tông bát-nhã và được tôn sùng là ‘Bách bộ luận chủ’ của Phật giáo Đại thừa. Xuống long cung thỉnh kinh Đại thừa, tức là kinh Hoa Nghiêm, quan điểm này được biểu hiện qua hai mặt phẳng: “1, biểu hiện sâu sắc trong tâm Đại sư vốn rốt tự chứng, rồi tập ra kinh Đại thừa; 2, “giải thuyết về long chủ là vương quốc của long tộc thấm đẫm từ truyền thuyết dân tộc Ấn độ, kinh này là kinh Đại thừa và thỉnh được từ vương đình của tộc này.”[16]

Trong rất nhiều bản trứ tác đồ sộ của Long Thọ, thì ‘Tam tụng kệ’ (三偈诵):[17]không, giả, trung được biểu hiện tập trung về tinh nghĩa Không tông bát-nhã. Lúc ngài sáng lập học thuyết Không tông bát-nhã, đã mượn hình tượng trăng soi trong nước để ví dụ về Trung đạo quán, trăng sáng chiếu trong nước chẳng qua là việc ảnh phản chiếu ngược của trăng sáng trên hư không. Trải qua nhiều đời, kệ này được giới nghiên cứu Phật học xem trọng nên ảnh hưởng sâu sắc. Kệ khái quát về quan hệ bên trong của Trung đạo, giả danh và tánh không, tuy là ba nhưng thực ra trên bản chất cũng là hợp một. Cho rằng muôn sự muôn vật và thế giới hiện tượng cũng do từ nhân duyên hợp lại mà thành, không mang tính quy định bản chất của tự thân, bởi chúng được tồn tại ở trên cái hư huyễn không thật, nên gọi là tánh không. Tánh không này tồn tại ở trong nhận thức trong con người. ‘Ta nói’ (ngã thuyết 我说) nhằm nêu lên khái niệm thuần tuý trực thuộc về riêng mình, xem cái giả danh là khách thể, muôn ngàn sai khác trong sự vật chẳng phải được tồn tại chân thực, nên cần phải biểu đạt qua khái niệm và lời nói để nhìn rõ và phân biệt chúng, nên hai phạm trù này cũng đang là tồn tại, nhưng do đối tượng (muôn pháp) được biểu thuật qua sự vật mang tự tánh chẳng phải không, nên vẫn được xem là giả danh, bởi vì tánh không mang tính chất giả danh, nên giả danh cũng là không, không cũng là giả. Kinh Giải Thâm Mật ghi chuyện đức Thế tôn dạy cho Mạn thù thất lợi rằng “Này kẻ Thiện nam! Nếu pháp tạp nhiễm hay pháp thanh tịnh, ta nói hết thảy đều không tác dụng, cũng đều chẳng có bổ-đặc-già-la”;[18]Bách pháp minh môn luận của Bồ-tát Thế Thân có đoạn ghi: “Như Thế Tôn dạy, hết thảy pháp vô ngã”,[19]thế thì, pháp tạp nhiễm hay pháp thanh tịnh cũng chỉ cho thông đạt về đạo lý của hết thảy pháp vô ngã, biểu hiện tính chân thực về pháp vô ngã.  

Luận sư Tăng Triệu là vị tăng hoằng truyền rạng rỡ về triết học ‘không’ vào thời Đông Tấn là học trò xuất sắc của Cưu-ma-la-thập và được tôn sư La-thập khen ngợi là người Hoa Hạ ‘giải không đệ nhất’. Bất chân không luận (不真空论) của Tăng Triệu đã vận dụng Không quán bát-nhã của Đại thừa Không tông để xiển thuật. ‘Bất chân không’ cũng là ‘không’, ‘bất chân’ cũng là ‘không’, vì thế hai cái này là cò cùng quan hệ là một, cũng là quan hệ về nhân quả.[20]Mở đầu trong Bất chân không luận ghi rõ: “Chí hư vô sanh, ước chừng là diệu thú bát-nhã huyền giám, có vật là tôn cực”, trong đó, ‘Chí hư vô sanh’ (至虚无生) nói về một hình thái trong bản thể vũ trụ thuộc hư tĩnh không tịch, chúng mang đặc điểm hư vô, là “chí vô không hoát, mênh mông không vật”, ‘huyền giám’ (玄鉴) là chỉ cho một dạng nhận thức của huyền diệu.[21] Câu này được phân tích theo thể văn bạch thoại là “Bản thể của hư vô không tịch là không sanh không diệt. Ở từ yếu chỉ của nhận thức bát-nhã huyền giám, cũng là bản tánh vô thượng và bản chất tối cao của muôn vật muôn việc”. Tăng Triệu đem cái hư vô không tịch để soi lấy làm tôn chỉ và tôn cực trong nhận thức bát-nhã, nhằm nói rõ việc cấu thành ‘có’ của ‘không’ và ‘vô’ đều chẳng phải là ‘thật có’ và ‘thật không’. Bất chân không luận ghi: “Có nếu thực có, có từ hay có, há đợi duyên sau mới có ư? Ví như cái ấy thực không, không từ thường không, há đợi duyên mà sau không ư?”,[22] và “Tuy không mà chẳng phải không, không mà chẳng thảy hư; tuy có mà chẳng có, có mà chẳng chân thực”. ‘Có’ và ‘không’ đều chẳng tuyệt đối, do cái ‘có’ và cái ‘không’ cũng tự nhiên cấu thành ‘bất chân’, nên ở đây cũng là ‘bất chân không’.[23] Tăng Triệu đã khéo vay mượn học thuyết ‘hư vô’ (虚无) của Trang Tử rồi đem ứng dụng trong lý luận bát-nhã, luận chứng về bản thể vũ trụ và cảnh giới của tối cao để mở rộng việc dẫn chứng và giải thích theo chiều hướng Phật giáo. Điều này rất có giá trị trong việc mở mang cho học giả Phật học sau này khi muốn đào sâu mở rộng về nghĩa lý, nhưng vẫn chứa đầy phương pháp về ‘cách nghĩa’ (格义). “Việc làm này lại một lần nữa thuyết minh Phật giáo được du nhập từ Ấn Độ vẫn không tách rời ảnh hưởng văn hiến học của Lão Trang và dung hoà từ tư tưởng truyền thống Trung hoa”[24]; đồng thời, còn men theo tư trào thời đại của Huyền học. Từ tiến trình ảnh hưởng Phật giáo Ấn Độ rồi tiêu hoá và xây dựng triết học Phật giáo của Trung Hoa hoá.

Mở đầu lời văn trong Bảo Tạng luận (宝臧论),[25]của Tăng Triệu, phẩm thứ 1 Quảng chiếu không hữu ghi: “Chẳng thể không chẳng chân không, sắc có thể sắc chẳng chân sắc, chân sắc vô hình, chân không vô danh. Vô danh danh là cha. Vô sắc sắc là mẹ. Là nguồn cội của muôn vật. Là cha mẹ trong trời đất”. Tăng Triệu đứng trên nhìn nhận về bát-nhã học mà nêu ra quan điểm mình, thấy rằng ‘có’ hay ‘không’ đều do tâm nương nhau mà sanh, từ phân biệt dẫn đến cái thấy về chân không hay chân sắc, “đều là vướng mắc của cái đúng cái sai, cũng là hư vọng nên tạo thành nhận thức hư vọng”[26]. Nếu như con người mở rộng cõi lòng để suy ngẫm, “Não bộ nhớ giống như núi non mênh mông, tâm cảnh ninh tĩnh đến cảnh giới của chân thực, sẽ thâm trầm ở trong một thứ khoái lạc của huyền diệu”.[27]Tăng Triệu mỗi một bước liệu định nhận thức đến tính chất của muôn vật hay quan niệm của con người khi bàn về quan điểm ‘có’ và ‘không’, nhưng nếu thực hình thái của vũ trụ nguyên sơ là ‘có’ thì um tùm (muôn vật) đầy lối, không chút chiếu soi, (thế nên) hình thái của vũ trụ tối sơ là ‘vô’, mới có thể cùng với trời đất là một, hợp trời đất là một mục đích, từ đó mà vốn gốc muôn vật không ngược lìa tướng mạo chân thực của ‘có’.[28] Từ đây, thấy rõ Tăng Triệu nắm bắt lý luận căn bản và phương pháp tư duy của Bát-nhã học và còn thẩm sâu, rốt ráo tư tưởng không quán “Nếu không pháp không-có, thì sẽ có không pháp, thực đều là không pháp, thật đều là không pháp, chẳng đạt đến không pháp ư” hay “Tánh các pháp thường trụ, tâm cũng chẳng bám không” của Đại sư Long Thọ. 

Nếu đọc trong Ma-ha chỉ quán, q.8 của Đại sư Trí Di (Trí Di 智顗; Wade-Giles: Chih-i; 538 – 597. Nhưng phần nhiều trong sách chữ Việt đều gọi là Trí Khải, Trí Giả. Được tôn là tổ thứ 4 của tông Thiên thai) sẽ thấy Trí Khải rất ưa chuộng tư tưởng Bát-nhã học nên xiển thuật sâu thẳm và thành lập học thuyết ‘Tam thông viên dung’ còn gọi là ‘Tam đế viên dung’. Trí Khải giải thích về ‘không, giả, trung’, đã lấy gương soi làm ví dụ, soi chiếu giống như ‘không’, ảnh tượng như ‘giả’, tấm gương là ‘trung’. Chẳng hợp chẳng tan, hợp tan lẽ thường. Gương được soi chiếu, ấy là phản ánh tính sáng của muôn vật cũng là ‘không’, ảnh tượng trong gương tuy có mà chẳng thực, ấy là ‘giả’, gương soi ắt hẳn có tánh sáng, nhìn thấu là có giả tưởng, gộp hai nhưng là một.

Ta nói tức là không” trong Trung quán học phái, theo Trí Khải thì nếu phân tích về sắc (vật chất) và tâm cũng là do từ nhân duyên hoà hợp mà cấu thành, cũng là ‘không’. ‘Sắc’ chẳng qua cũng giống như đất nước gió lửa và đất, nước, cây, lửa, vàng sinh ra, màu xanh do cây sanh, màu đỏ do lửa sanh, màu trắng do gió sanh, màu đen do nước sanh, màu vàng do đất sanh, “Gió do không khí thổi vào đất, đất do lửa sanh, lửa do cây sanh, cây cũng do nước sanh”,[29]kể cả năm thứ: ruột, gan, phèo, phổi và thận trong thân thể con người cũng là vật ‘duyên sanh’ của vô tự tánh. Trí Khải cho rằng “Con người bị vô minh che khuất, nên sinh ra muôn thứ sai nhầm và vọng tưởng, cho đến sai nhầm thấy lửa cháy lại cho là lửa, nam bắc đông tây, rong mãi không đến”.[30]Luận Thành thật cũng có bàn về không, nhấn mạnh ‘vô tự thể tánh’ trong các pháp, và cấu tạo về ‘nhất tâm xả’, do đó, chỉ cần đoạn tuyệt nhận thức về ‘tâm’, tâm diệt tức là vô thể tánh. Sắc vô thể tánh, thức vô thể tánh, các pháp tự nhiên cũng vô thể tánh. Muôn vật trên thế giới hiện thực đều đều được nạp vào phạm trù của ‘nhất tâm xả’, nên chỉ thừa nhận tác dụng của chủ thể mà không thừa nhận tồn tại của khách thể. Do đó muôn pháp đều là ‘hiển thị’ của tâm người mà thôi.[31]

- Đoạn cuối là “Lòng Tăng như nước trong, nước trong trăng thu tỏ, trăng  tỏ sáng một vầng”. Thông qua luận chứng pháp Phật giáo và giải thích mang tính logic, thì nếu muốn ‘Lòng Tăng như nước trong’ (Tăng tâm tự thuỷ thanh 僧心似水青) thì phải biểu hiện trọn vẹn phẩm chất ‘giới đức’ (戒德) của một tăng nhân. Nhấn mạnh về giá trị cao quý của một tăng nhân, ‘Nhất đại danh tăng’ (一代名僧)——Thích Nhật Từ đã minh định: “Tăng là những bậc chân tu, biết đời huyễn mộng giả từ ra đi, thấm nhuần trí tuệ từ bi, độ người thoát khỏi tham…si khổ sầu.”[32]

Giới Đức Hương kinh (戒德香經) gồm 1 quyển, do Tam tạng Trúc Đàm Vô Lan người Thiên Trúc dịch vào thời Đông Tấn.[33]Kinh này rất sớm được Phí Trường Phòng thời Tuỳ thâu tập kinh lục Lịch đại Tam bảo ký. Kinh thuyết ngắn gọn về những lời dạy của đức Phật đến vị đệ tử ưu tú A-nan về ba loại hương ‘giới hương, văn hương, thí hương’ (戒香, 闻香, 施香). Với luận cứ, các loài hương này đôi lúc bay thuận gió, hương bay ngược gió hay hương bay thuận ngược gió, nhưng so với loài hương ở thế gian thì ba hương này vẫn là: tối thượng, tối thắng và vô năng, nên đặt tên kinh là Giới Hương. Xuất Tam tạng kí tập của Tăng Hựu thời Lương biên thuật, có ghi về giới đức của  Tăng-già Bạt-ma, từ nhỏ lánh tục, giới đức nghiêm minh, thông hiểu luật tạng, tinh thông Tạp tâm luận. Cao tăng truyện của Huệ Kiểu viết nhiều về các cao tăng giới đức tinh nghiêm. Bên cạnh đó, không những chỉ có giới đức của Tăng mà tỉ-khưu ni cũng toả ngát giới đức không kém gì tỉ-khưu tăng. Tục cao tăng truyện của Đạo Tuyên thời Đường có ghi về tỉ-khưu ni Đàm Giản hành đạo vào thời Bắc Tề, thiền định tĩnh mặc, thông đạt tam muội, giới đức toả ngát, sáng lập tinh xá Pháp âm, đạo tục kính ngưỡng. Tỉ-khưu ni truyện[34] của Thích Bảo Xướng thời Lương soạn thuật, quyển 4 trong Ni truyện viết về tỉ-khưu ni Đàm Bị, tinh thông kinh luật, nghiêm trì giới hạnh suốt ngày đêm không mệt mỏi.

Truyền thống ‘sơn lâm Phật giáo’ (山林佛教) hay ‘thâm sơn cổ động’ (深山古洞) vào thời cổ đại Ấn Độ cũng chỉ là được biểu trưng cho tinh thần dựa trên ‘ngưỡng mộ cổ nhân’. (仰慕古人). Nếp sống của vị tỉ-khưu xưa kia phải là “Lạc nơi tịnh xứ, dưới gốc cây, mồ mả, ở trong hang núi, hoặc nơi đồng hoang hay chỗ dơ bẩn”,[35] “rời bỏ ồn ào, ẩn xứ nhàn cư”để thuận bề tu tập, chú tâm chẳng vọng, cắt đứt ràng buộc trần đời, khiến cõi lòng trong rạng như trăng tỏ soi dưới mặt nước hồ thu, đạt đến cảnh giới niết-bàn tịch tĩnh. Tăng-già thời nay, trách nhiệm nặng nề làm chủ thể để trụ trì Phật pháp. Cổ nhân dạy “Đạo do người hoằng, pháp do người truyền”, Phật giáo muốn đáp ứng nhu cầu tinh thần cho con người hiện đại thì cần phải nội tu ngoại hoằng, tự tu tự chứng, tích cực tham gia các hoạt động xã hội qua nhiều phương thức đa nguyên hoá, mới là tăng tài ưu tú để gánh vác lịch sử của tuệ mạng Phật, tạo sức sống mới để lôi kéo mọi người gần gủi Phật pháp, mới khiến phật giáo từ một tôn giáo truyền thống xa xưa ngày càng thêm mới.[36] Pháp sư Ấn Thuận nhấn mạnh “Phật giáo muốn hoằng dương chân chánh sáng rạng, không thể không thừa nhận việc hoằng pháp là vấn đề đầu tiên”.[37]Cốt lõi của việc này là phải nhờ vào giáo dục tăng-già, bồi dưỡng tăng tài, học tập về giáo lý và giáo nghĩa, khiến vị tăng có cái thấy biết chính xác, bằng kỉ năng thuyết giảng, qua lời lẽ thuyết pháp của pháp sư mới khiến người nghe giảng mới nắm bắt được tri thức Phật giáo, tạo luồng thu hút, gần gủi Phật pháp và ứng dụng Phật pháp trong đời sống hằng ngày. Chẳng hạn như Đại sư Huyền Trang vượt chông gai nguy hiểm tính mạng, 10 chết 1 sống, đến tận đất Ấn, tham học với các Đại sư có học vấn uyến bác, thỉnh cầu chân kinh, sau khi về nước mở ra và chủ trì những dịch trường, nổ lực phiên dịch kinh điển. Một cuộc đời phiên dịch được 1.335 bộ kinh Phật, là Bắc đẩu Thái sơn rạng soi cho Phật giáo, là nhà hoạt động học thuật xuất sắc, rất nổi tiếng trên lịch sử và cống hiến rất vĩ đại cho Phật giáo. Huyền Trang nghiên cứu sâu thẳm về nghĩa lý Phật giáo và đã sáng lập Duy thức tông, khiến hệ thống Phật học thêm phồn vinh, nên ảnh hưởng rất sâu rộng trên tiến trình phát triển Phật học sau này,[38] lan truyền tư tưởng đến các nước Phật giáo Bắc truyền. Sau có học trò xuất sắc Pháp sư Khuy Cơ học tập và được chân truyền từ tôn sư Huyền Trang, trở thành nhân vật được truyền thừa quan trọng của Pháp tướng tông.

 

Theo quy cách trong nghi thức, đôi lúc sám kệ này được thay thế cho phần nghi thỉnh Tam bảo (Trên đài hoa sen, trăm báu toả rạng…Liên hoa đài thượng, bách bảo quang trung…) và chư Thiện thần, Thiên long bát bộ, Kim cang mật tích, Vệ pháp thần vương đều quang giáng đến đây để chứng minh và hộ trì Phật sự được viên thành. ‘Dâng trân bảo, phổ tế khổ đói’ khiến người con kẻ mất đều được lợi lạc.

‘Nhất đại tôn sư’ (一代尊师)——Thiền sư Thích Nhất Hạnh[39]viết lời văn thuần Việt ca tụng về pháp bảo: “Pháp bảo đẹp vô cùng. Lời vàng do chính Bụt tuyên dương. Chư thiên trỗi nhạc tán hoa hương. Pháp mầu nhiệm tỏ tường. Ghi chép rõ ràng thành ba Tạng. Lưu truyền hậu thế mười phương. Chúng con nay thấy được con đường. Nguyện hết sức tuyên dương. Xin quy y thường trú Đạt ma gia”. Kinh Tăng Nhất A-hàm quyển 48, phẩm Lễ Tam bảo thứ 50 ghi: “Ý không rối loạn, thường xuyên nhất tâm, phải chuyên ý niệm, ấy là chỉ quán”, thấy được từ ban sơ, đức Phật đã nêu cao về tinh thần kính lạy Tam bảo. Không những kính lạy Tam bảo mà đức Phật còn nhấn mạnh đến việc cúng dường Tam bảo. Kinh Đồ nê sa, quyển 4 thuộc kinh Trường A-hàm ghi: “Vua bình sa nước Ma kiệt đà là một vị vua sùng tín Phật giáo, nhiệt tâm cúng dường Tam bảo, sau khi lâm chung được Phật thọ kí…Lúc lâm chung vua phát nguyện kính xin Thế Tôn thọ ký cho con, lợi lạc chúng sanh, khiến trời người an lạc”, nhấn mạnh điều quan trọng nhất là lòng thành, tâm sanh khởi hoan hỷ và ngưỡng mộ Phật pháp thì phước báu đạt được rất lớn. Vì thế, “Vận tâm cúng dường Tam bảo, tức đạt được phước báu thù thắng”[40].  

 

Trích từ: Chú giải nghi Huế (bản cảo)

Hạ an cư - Pl 2560

Phổ đà- Xuyên Mộc- BRVT



[1] theo Từ điển Đinh Phúc Bảo

[2] “Phật tại Cấp Cô viên, Kì Cô viên thuyết pháp, Thuyết pháp lợi nhân thiên. Nam mô Chân như Phật Đà-da. Pháp bảo ly long cung, Long cung khai bảo tạng, Bảo tạng phúng lương hàm, Nam mô Pháp bảo Đạt-ma-da. Tăng tâm tự thuỷ thanh, Thuỷ thanh thu nguyệt hiện, Nguyệt hiện nhất luân minh, Nam mô Phước điền Tăng-già-da”

[3] Huỳnh Hạ Niên, Thích Trung Nghĩa dịch, Lịch sử Phật giáo Trung Hoa cổ đại, Tủ sách Đạo Phật ngày nay, Nxb. Hồng Đức, 2014, tr.384

[4]sđd

[5] Thích Ấn Thuận, Lấy Phật pháp để nghiên cứu Phật pháp, tr.228

[6] Huỳnh Hạ Niên, Thích Trung Nghĩa dịch, Lịch sử Phật giáo Trung Hoa cổ đại, phần “Phật giáo núi Kê túc và Phật giáo tỉnh Quảng tây”, tr.168

[7] sđd

[8] Sđd, phần “nghiên cứu Giải thoát đạo luận”, tr.454

[9] xem bài viết Khảo về thời đại của Long Thọ của Từ Văn Minh

[10] Lữ Trừng, Trung Quốc Phật học nguyên lưu lược giảng, Thư cục Trung hoa, 8-1979, tr.95

[11] Thích Ấn Thuận, Khảo luận sử địa Phật giáo, tr.215-221

[12] xem bài viết “Bàn sơ về nghiên cứu thành lập kinh Hoa Nghiêm của Pháp sư Ấn Thuận”của Huỳnh Hạ Niên, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Phật học Huyền Trang, kì 5, 2006

[13]  Theo Tịnh Danh kinh huyền luận, q.2

[14]  Theo Pháp Hoa kinh truyện kí, q.1.

[15] sđd

[16] Thích Ấn Thuận, Khảo luận sử địa Phật giáo, tr. 212

[17] Trong Phẩm Quán Tứ Đế thuộc Trung luận của Long Thọ viết bài kệ nổi tiếng, ngắn rõ, sâu sắc, tinh mật nhằm xiển thuật về tư tưởng Bát-nhã trung quán học: “Chúng nhân duyên sinh pháp. Ta nói tức là không. Ấy cũng là giả danh. Cũng là nghĩa trung đạo

[18] Kinh Giải Thâm Mật, q.5, ĐCT q.16, tr.710

[19]Bách pháp minh môn luận, ĐCT q.31, tr.855

[20]Phùng Khiết (冯契), Phát triển logic của triết học cổ đại Trung Quốc (中国古代哲学的逻辑发展), quyển Trung, Nxb. Nhân dân Thượng Hải, 10-1984, tr.586

[21] xem bài viết “Tăng Triệu giải ‘không’ như thế nào?” của Huỳnh Hạ Niên, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Ngũ đài sơn, kì 3, 1995

[22]Đông Tấn, Tăng Triệu, Bất chân không luận (东晋]僧肇《不真空论》), ĐCT, q.45, tr.152

[23] xem bài viết “Nghĩa ‘Bất chân không’ của Tăng Triệu-kiêm bàn về lý giải về ‘không’ của ‘Lục gia thất tông’” của Trần Kiên

[24] Bài viết Tăng Triệu giải ‘không’ như thế nào?” của Huỳnh Hạ Niên, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Ngũ đài sơn, kì 3, 1995

[25] Thâu tập Càn Long Đại Tạng kinh, bộ 1462

[26] Huỳnh Hạ Niên, “Tăng Triệu giải ‘không’ như thế nào?”, đăng tạp chí Nghiên cứu Ngũ đài sơn, kì 3, 1995

[27]sđd

[28] sđd

[29]Ma-ha chỉ quán, q.8

[30] sđd

[31] xem Huỳnh Hạ Niên, Thích Trung Nghĩa dịch, Lịch sử Phật giáo Trung Hoa cổ đại, phần “Hai đề mục Thành Thật luận”

[32]Thích Nhật Từ soạn dịch, Nghi thức tụng niệm, Nxb. Thời đại, tr.4, 2012

[33] ĐTK, T02 No116

[34] Thâu tập Càn Long Đại tạng kinh,  bộ số 1467

[35] Kinh A-ma Trú, q.1

[36] xem bài viết “Tư tưởng Trung đạo và giáo dục Phật giáo hiện đại”  của Hoa Phương Điền

[37] Diệu Vân tập, Giáo chế giáo điển và giáo học, q.8, Nxb. Chánh Văn, 1-1998, tr.139

[38] Xem bài viết “Bàn sơ về giáo dục Phật giáo và nghiên cứu học thuật” của Huỳnh Hạ Niên

[39] Dưa thẹo Linh Sơn luận thiền cơ–Thiền dữ  hiện đại Phật học (灵山论禅机-与现代佛学) của Thích Duy Thánh (释惟圣) chủ biên, Nxb. Văn hoá Tôn giáo, 2007, tr.19. Phần “Suy nghĩ về quan hệ Thiền tông hiện nay” của Giáo sư Tôn giáo học Trần Tân 陈宾 (hiện đang công tác tại Viện nghiên cứu tôn giáo thế giới và khoa học xã hội ở Bắc Kinh) đã dùng phương pháp luận nghiên cứu Phật học, luận chứng giữa Phật pháp và khoa học, trong đó lấy Thiền sư Nhất Hạnh (一行禅师) làm tâm điểm, làm tấm gương soi sáng trong tiến trình hoằng truyền thiền pháp hiện nay, chủ yếu biểu hiện qua 3‘hoá’:

1, ‘Sinh hoạt hoá’ (生活化), “Thiền sư Nhất Hạnh người Việt Nam đang hoằng pháp ở nước Pháp chú ý đến rất nhiều vấn đề liên quan đến con người trong xã hội hiện nay, quan tâm đến việc cứu giúp khổ nạn tâm linh của người đời và trị liệu về bệnh tật tâm lý, biểu hiện hạnh nguyện tinh thần bồ-tát để từ bi cứu đời”

2, Đại chúng hoá (大众化), Thiền sư Nhất Hạnh ở nước Pháp sáng lập làng Mai (Mai thôn 梅村) làm trung tâm để tu thiền và truyền dạy thiền. Mỗi năm có hơn vạn người đến tham dự khoá tu, thu hút rất nhiều giới trẻ trí thức đến tham gia tu thiền.

3, Văn nghệ hoá (文艺化), Thiền sư Nhất Hạnh là một tác giả, một nhà thơ nổi tiếng trên thế giới. Thiền sư đã dùng ngôn ngữ Việt, Pháp, Anh để trứ tác hơn 80 đầu sách. Dùng thể nghiệm và thiền pháp của thiền để viết ngôn ngữ đào sâu cặn kẻ, sâu thẳm và cao quý, biểu thuật ý thơ hết sức lã lướt, được dịch ra hơn 30 thứ ngôn ngữ trên thế giới và truyền rộng khắp thế giới. Trong những đầu sách trứ tác, có 2 tác phẩm là 1 trong 10 quyển sách bán chạy nhất trên thị trường sách ở Âu Mỹ, nên sản sinh ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội.  

 

[40] Huỳnh Hạ Niên, Thích Trung Nghĩa dịch, Lịch sử Phật giáo Trung Hoa cổ đại, tr.292


Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập