Phỏng vấn HT Thiện Tâm về Hội nghị Đối thoại Liên Tín ngưỡng khu vực lần 6 tại Indonesia

Đã đọc: 2753           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Nhằm mục đích giúp độc giả có thêm những thông tin liên quan đến Hội nghị “Đối thoại Liên Tín ngưỡng lần 6” tổ chức tại Indonesia từ ngày 11 đến ngày 15/3/2012, phóng viên Tạp chí PGNT đã có buổi phỏng vấn trực tiếp Hòa thượng (HT) Thiện Tâm –Ủy viên TT HĐTS-GHPGVN, được cử đại diện GHPGVN tham gia Đoàn Đại Biểu Tôn Giáo Việt Nam tham dự Hội nghị:

1.    PV: Thưa Hòa thượng, xin HT cho biết ý tưởng nào dẫn đến việc tổ chức cuộc đối thoại Liên Tín ngưỡng lần 6 này? Và mong HT cung cấp một số thông tin về Đoàn Việt Nam tham gia đối thoại?

HT Thiện Tâm : Tình hình mâu thuẫn giữa các dân tộc, các tôn giáo trong cùng một nước như tại Indonesia hay ở Miền Nam Thái Lan, và một số nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương xẩy ra thường xuyên gần đây cho thấy cần thiết phải có những cuộc đối thoại hòa bình nhằm thúc đẩy tăng cường hợp tác cộng đồng và an ninh khu vực. Do vậy, theo thông lệ 6 năm nay, mỗi năm các quốc gia trong khu vực Châu Á TBD đều cùng tổ chức hội nghị đối thoại liên tín ngưỡng khu vực (gọi tắt là RID) với sự tham dự của  các đoàn Đại biểu CP và tôn giáo của các quốc gia trong vùng. Đối thoại có mục đích tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các tôn giáo và các nền văn hóa dị biệt, cùng tiến tới sự hợp tác cộng đồng, thúc đẩy hòa bình và an ninh khu vực hay nói khác đi là phát huy tinh thần “Liên tín ngưỡng và văn hóa trong hành động”. Tham gia đối thoại lần thứ 6 này có tất cả 15 quốc gia, riêng Đoàn Việt Nam gồm 5 đại biểu thuộc “BTG Chính Phủ, Bộ Ngoại Giao và đại diện các tôn giáo lớn tại Việt Nam”. Tôi được đề cử thay mặt cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham dự đối thoại lần này.

2.    PV: Thưa HT! Với tư cách là thành viên trong Đoàn Việt Nam tham dự đối thoại xin Ngài cho biết đối nét tóm lược nội dung của cuộc Đối thoại lần 6 này?

HT : Hội nghị Đối thoại Liên Tín ngưỡng lần 6 được tiến hành từ ngày 11 đến 15/03/2012 tại thành phố Semarang, Indonesia có sự tham dự của đại diện Chính phủ các quốc gia thuộc khu vực Châu Á TBD và Đại diện các tôn giáo chính của các nước đó, bao gồm: Austrailia, Brunei, Darussalam, Cambodia, Fiji, Indonesia, Laos, Malaysia, Myanmar, New Zealand, Papua New Guinea, Philippines, Singapore, Thailand, Đông Timor và Việt Nam với khoảng 200 đại biểu tham dự. Ngoài hai phiên hội nghị toàn thể với 2 chủ đề là: “Xây dựng hợp tác cộng đồng: Phát huy vai trò của xã hội dân sự trong xây dựng hoà bình và ngăn chặn xung đột: Liên tín ngưỡng trong hành động” “Vai trò của Giáo dục trong việc thúc đầy hòa bình và an ninh”, hội nghị còn được chia thành 3 nhóm, theo đó mỗi nhóm thảo luận một chuyên đề khác nhau. Nội dung của các chuyên đề bao gồm: “Những biện pháp thiết thực giúp các các lãnh đạo tôn giáo và tổ chức xã hội dân sự đẩy mạnh giải quyết xung đột và xây dựng hoà bình: Ý tưởng cùng Thực tiễn”; “Giáo dục và xây dựng năng lực đội ngũ lãnh đạo liên tín ngưỡng kế tục trong các lĩnh vực hoà giải, giải quyết xung đột và xây dựng hoà bình: Tăng cường hợp tác” và “Trau dồi kiến thức về liên tín ngưỡng, liên văn hoá trong các trường học, các viện đại học và cộng đồng dân cư: Những biện pháp thực tiễn”. Đoàn Việt Nam đã phân công các thành viên tham dự những chuyên đề này và đóng góp nhiều ý kiến thiết thực cho các nhóm. Cuộc đối thoại liên tín ngưỡng, qua hai phiên họp chung, diễn ra rất hòa bình, không căng thẳng, đạt được sự hiểu biết lẫn nhau xoay quanh chủ đề “Làm thế nào tăng cường hòa bình và an ninh khu vực”.            

3.    PV : Xin HT cho biết quan điểm chung của các nước trong cuộc đối thoại Liên Tín ngưỡng mà Ngài ghi nhận được ?

HT : Cuộc đối thoại nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục tôn giáo theo những tiêu chí sau: Giáo dục tôn giáo, tinh thần chấp nhận sự đa dạng tôn giáo trong một nước, không gây xung đột. Cũng trong hội nghị, các đại biểu đã nhất trí thông qua chương trình hành động liên tín ngưỡng khu vực, đồng thời tạo một trang web chung để mọi người dân có cơ hội chia sẻ lẫn nhau về nhiều lĩnh vực như quyền bình đẳng của phụ nữ, thanh niên, an sinh xã hội và truyền thông, báo chí khu vực v..v..

Sau cuộc đối thoại, cái đoàn đại biểu được mời tham quan một số cơ sở tôn giáo chính  tại Semarang như: “Sam Poo Koong”. Viện Khổng tử, Thánh đường Hồi giáo tại Java; Bảo tàng lịch sử Hồi giáo, Nhà thờ Tin lành, Nhà thờ lớn và chùa Phật giáo. Đài truyền hình Indonesia đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp thành viên đại diện các đoàn, trong đó tôi cũng có dịp trả lời phỏng vấn, chia sẻ những cảm nghĩ về việc tổ chức hội nghị đối thoại lieen tín ngưỡng do một số nước phối hợp với Indonesia thực hiện lần thứ 6 này, Việt Nam hoan nghênh và mong muốn sẽ có nhiều tiến bộ hơn trong việc cam kết thực thi chương trình hành động của hội nghị nhằm tăng cường hơn nữa sự ổn định, an ninh, hòa bình và phát triển trong khu vực.

4.    PV: Thưa Hòa thượng, HT có suy nghĩ gì về chương trình hợp tác liên tín ngưỡng và giáo dục tôn giáo tại Việt Nam?

HT :  Ở Việt Nam, Chính Phủ đã có những chủ trương và chính sách rất rõ ràng về tôn giáo và dân tộc. Ấy vậy mà, một số người ở trong và ngoài nước vẫn cố tình xuyên tạc thực tế, gây ảnh hưởng bất lợi cho công cuộc xây dựng đất nước. Có thể nói, Việt Nam là một trong những quốc gia trong khu vực có thế mạnh về tinh thần đoàn kết dân tộc và tôn giáo. Điều này được thể hiện nhất quán trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước từ trước đến nay về việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân được Hiến pháp và pháp luật quy định cụ thể, rõ ràng nên đời sống của người dân ngày càng được ổn định, an tâm thực hiện nhiệm vụ tôn giáo và tín ngưỡng chính đáng của mình. Tín đồ và chức sắc các tôn giáo thường xuyên gặp gỡ, giao lưu với nhau rất tốt đẹp trong ý thức đoàn kết dân tộc, là thành viên trong ngôi nhà chung của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hầu như tất cả mọi hoạt động tôn giáo đều dựa trên nguyên tắc tốt đời đẹp đạo, nên đã góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Riêng đối với Phật Giáo – một tôn giáo lớn của dân tộc, với lịch sử trên 2000 năm có mặt, đã hình thành nên truyền thống phụng đạo yêu nước của Phật Giáo Việt Nam - đỉnh cao là sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (năm 1981 tại thủ đô Hà Nội) – hiện nay đang nỗ lực thực hiện phương châm hoạt động của Giáo hội: “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Với truyền thống và đạo lý của dân tộc hòa quyện với đời sống tín ngưỡng của nhân dân, không hề có sự kỳ thị, phân biệt và xung đột căng thẳng xẩy ra giữa các tôn giáo, tín ngưỡng và sắc tộc dị biệt, nếu có chăng thì chỉ vì quyền lợi cục bộ nhỏ nhen không đáng kể. Nói chung, tất cả đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển đạo pháp trong xu thế phát triển của đất nước, dân tộc và thời đại, luôn đề cao cảnh giác và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tôn trọng và tăng cường sức mạnh đoàn kết tôn giáo trong sức mạnh đoàn kết dân tộc, giữ vững độc lập chủ quyền của đất nước, đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế vì hòa bình, thịnh vượng và phát triển chung, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng dân chủ, văn minh mà nhân dân Việt Nam đang hướng đến. Tôi mạo muội nghĩ rằng, đó cũng là ý tưởng chung của mọi thành phân dân tộc và tín đồ các tôn giáo tại Việt Nam hiện nay. Do đó, theo tôi, có thể nói, Việt Nam hiện nay là tấm gương sáng về sự đoàn kết tôn giáo và dân tộc, một sự đóng góp quý báu cho chương trình hành động liên tín ngưỡng, duy trì hòa bình, an ninh trong khu vực mà Hội nghị đã đề ra cho hiện tại và tương lai.

Về việc giáo dục “hòa bình” cho Tăng ni, Phật tử, cũng như học sinh, sinh viên các trường, các cấp học, tôi cho rằng đây là một vấn đề cần thiết, ý tưởng này cần được Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như ngành giáo dục của Giáo hội sớm nghiên cứu và tiến hành thực hiện, vì đây là môn học giáo dục ý thức tôn trọng sự chung sống hòa bình nhằm tránh được những mâu thuẫn, xung đột gây bất ổn cho cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng - xã hội có thể xẩy ra do tính quá khích, cực đoan tôn giáo, dân tộc, văn hóa dị biêt gây nên, để thực hiện quyền tự do tôn giáo và bình đẳng, nhằm góp phần tăng cường sự đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng nhân dân các nước trong khu vực xây dựng và phát triển trong hòa bình và an ninh, thịnh vượng. Phật Giáo được mệnh danh là một tôn giáo của hòa bình, tôi tin rằng ngành giáo dục của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam chúng ta sẽ góp phần đắc lực trong việc thực hiện ý tưởng cao quý này.

PV: Xin cám ơn Hòa Thượng!

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập