Sử thi bằng tranh trên hang đá Đôn Hoàng, Trung Quốc

Đã đọc: 4451           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Trên vách núi phía Đông núi Minh Sa, thành phố Đôn Hoàng tỉnh Cam Túc, Trung Quốc có một con đường dài nối liền các hang động to nhỏ. Trên tường hang động là những bức tranh, những tác phẩm điêu khắc có chủ đề Phật giáo. Hình ảnh đức Phật nghiêm trang kỳ ảo, khiến người xem trầm ngâm thán phục. Đó chính là kho tàng nghệ thuật Phật giáo lớn nhất thế giới!

Di chỉ động nghìn Phật (214 TCN – 210 TCN)

Hoang Mạc Cao còn gọi là “Động nghìn Phật” toạ Tây nhìn ra phía Đông. Chiều dài Nam Bắc của các hang động Mạc Cao lên tới 1610m, từ trên xuống dưới tổng cộng có 5 tầng. Hang Mạc Cao được công nhận là kho báu văn hoá nghệ thuật và phòng tranh nghệ thuật Phật giáo được bảo tồn hoàn chỉnh nhất, có nội dung phong phú nhất, có quy mô lớn nhất và có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới.  

 
Hang Đôn Hoàng thuộc tỉnh Cam Túc- Trung Quốc

Hang Mạc Cao ở Đôn Hoàng được Unesco xếp vào danh sách di sản văn hoá thế giới năm 1987.

Trên vách núi phía Đông núi Minh Sa, thành phố Đôn Hoàng tỉnh Cam Túc Trung Quốc có một con đường dài nối liền các hang động to nhỏ. Trên tường hang động là những bức tranh, những tác phẩm điêu khắc có chủ đề Phật giáo. Hình ảnh đức Phật nghiêm trang kỳ ảo, khiến người xem trầm ngâm thán phục. Đó chính là kho tàng nghệ thuật Phật giáo lớn nhất thế giới!

Năm 366, hang Mạc Cao bắt đầu được đào. Theo ghi chép, một vị hoà thượng đức độ chống thiền trượng tây du, khi đến đây thấy hào quang Phật sáng loà một vùng, vô cùng xúc động. Thế rồi, ông quyết định đào một cái hang. Đó là cái hang đầu tiên trong dãy hang Mạc Cao. Tiếp theo sau suốt một thời gian dài từ thời kỳ “Tam thập lục quốc” đến đời Nguyên, việc đào hang đá đã kéo dài suốt 10 thời đại (khoảng 1500 năm). Ngày nay, hang đá mà hoà thượng đào đầu tiên, chúng ta không thể xác định được cụ thể là hang nào.  

 
 
 
 

 

Tổng cộng ở đây có hơn 490 hang, 45 nghìn m2 tranh vách đá trong hang, hơn 3 nghìn pho tượng màu toàn thân và 5 công trình kiến trúc động thời Đường Tống. Ngoài ra, trong động chứa Kinh Phật còn phát hiện khoảng 5 vạn bản kinh chép tay và các tư liệu lịch sử khác. Trong đó, có hàng nghìn bức tranh lụa, tranh khắc gỗ, tranh thêu và nhiều tác phẩm thư pháp. Nếu trưng bày tất cả các tác phẩm này cần một phòng tranh lớn dài 25km mới đủ dung lượng. Các học giả phương Tây gọi tranh vách đá Đôn Hoàng là “Thư viện trên vách đá”.  

 
Bức bích họa hang thứ 148

  Những bích họa ở đây phần lớn đều mang đề tài Phật giáo, ví dụ hình vẽ các loại Phật, Bồ Tát, Thiên Hoàng; những bức vẽ liên hoàn theo cốt chuyện trong Kinh Phật; những bức họa về sử tích Phật giáo v,v...kết hợp với những chuyện truyền thuyết và nhân vật lịch sử về Phật giáo ở Ấn độ, Trung Á và Trung Quốc. Ngoài ra, bích họa của các thời đại đã phản ánh đời sống xã hội, trang phục, đồ trang sức, tạo hình kiếc trúc cổ đại và âm nhạc, múa, xiếc v,v...của các tầng lớp và các dân tộc hồi bấy giờ. Bởi vậy, các học giả phương Tây coi bích họa Đôn Hoàng là “viện bảo tàng trên vách tường.  

 
Bức bích họa hang thứ 172
 
Bức bích họa hang thứ 39

  Hang Mạc Cao Đôn Hoàng trải qua thảm họa văn vật bị thất thoát, đây là việc khiến mọi người cảm thấy đau sót nhất và nghiêm trọng nhất trong lịch sử Cận đại Trung Quốc.   Năm 1900, một mật thất tàng chứa rất nhiều sách tình cờ được phát hiện, về sau mọi người gọi mật thất này là “động tàng kinh”. Trong động nhỏ chiều rộng ba mét dài cũng ba mét này chứa hơn 500 nghìn văn vật bao gồm, sách Kinh, văn thư , đồ thêu, tranh , gấm thêu hình Phật v,v... niên đại của các văn vật trên từ công nguyên thứ 4 đến công nguyên thứ 11, các nội dung của chúng liên quan đến các lĩnh vực xã hội như, lịch sử, chính trị, dân tộc, quân sự, ngôn ngữ văn tự, văn học nghệ thuật, tôn giáo, y dược, khoa học kỹ thuật v,v... của Trung quốc, Trung Á, Nam Á và châu Âu, được gọi là “Bách khoa toàn thư thời cổ Trung Quốc”.

Sau khi Động tàng Kinh này được phát hiện, “nhà thám hiểm” của các nước trên thế giới ồ ạt đặt chân đến đây. Trong thời gian không đầy 20 năm, họ đã lần lượt cướp đi gần 40 nghìn cuốn sách Kinh và nhiều bích họa, vật điêu khắc, gây thảm họa to lớn cho Hang Mạc Cao. Hiện nay, trong viện bảo tàng của các nước Anh, Pháp, Nga, Ấn Độ, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Hàn Quốc, Phần Lan, Mỹ v,v... còn trưng bày các văn vật của Đôn Hoàng, chiếm hai phần ba tổng số lượng văn vật trong động tàng Kinh.

Theo đà động Tàng Kinh được phát hiện, hàng loạt học giả Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu văn tự và kinh sách của Đôn Hoàng. Năm 1910, đợt sách nghiên cứu Đôn Hoàng đầu tiên ra mắt độc giả, từ đó, Đôn Hoàng học được coi là “Hiển học thế giới ” được thành lập. Mấy chục năm qua, học giả của các nước trên thế giới hết sức hứng thú đối với nghệ thuật Đôn Hoàng, không ngừng tiến hành nghiên cứu. Về mặt nghiên cứu Đông Hoàng Học thì các học giả Trung Quốc đã thu được thành quả nghiên cứu có ảnh hưởng quan trọng.

Vì sao hang Mạc Cao Đôn Hoàng xây trên vách đá hoang mạc Gôbi Tây Bắc Trung Quốc?   Những năm gần đây, trên góc độ địa lý, lịch sử, kinh tế, xã hội, các chuyên gia đang tìm cách vén bức màn bí ẩn này.

Xét trên góc độ địa lý học, các chuyên gia cho rằng, Đôn Hoàng nằm ở giữa hoang mạc Gôbi, nên hang động không bị gió cát xâm thực. Thực tế, người xưa đã xây dựng hang Mạc Cao trên sườn núi đá núi Minh Sa. Địa thế hang tọa Tây nhìn về Đông. Đối diện ở phía Đông hang Mạc Cao là núi Tâm Nguy, ở giữa có một con sông chảy qua. Hang Mạc Cao có hình sáng sắp xếp như tổ ong, chỗ cao nhất không vượt quá 40m. Như vậy, vào mùa Đông, gió cát từ phía Tây mặt sau hang thổi tới, khi qua đỉnh hang, góc thổi là 450, tạo ra góc chết với hang động. Vì thế, cát không thể thổi vào trong hang. Mùa hè, gió Đông thổi mạnh, núi Tam Nguy đối diện trở thành tấm bình phong thiên nhiên cho hang Mạc Cao, khiến gió cát không thể xâm nhập vào trong hang. Như vậy, hang Mạc Cao trở thành một vùng an toàn nhất trong khu vực khô ráo.

Có học giả cho rằng, hang Mạc Cao nơi cách xa thành Đôn Hoàng để thể hiện tư tưởng Phật Giáo cách xa cuộc sống thế tục, hoà nhập với đại tự nhiên. Hang động lưng dựa núi, mặt nhìn ra xa sông. Nước sông do các suối từ trong hang đá tạo thành trước cửa hang là nguồn nước nuôi dưỡng cây xanh xung quanh hang. Ốc đảo Mạc Cao không những hình thành nên phong cảnh thanh tịch độc đáo vùng này, mà còn ngăn cản bức xạ của ánh sáng Mặt trời đối với toàn bộ hang động ở đây.

Kể từ năm 366 bắt đầu xây dựng, trải qua hơn 1000 năm mưa bão, hang Mạc Cao vẫn bảo tồn được 482 hang động, rất nhiều tranh vách đá, tượng điêu khắc. Các chuyên gia cho rằng, sự lựa chọn khoa học (chính xác) vị trí địa lý của người cổ đại có tác dụng quan trọng đối với việc bảo tồn hang Mạc Cao.

Từ góc độ xã hội kinh tế, phân tích nguyên nhân đào hang Mạc Cao rất có ý nghĩa. Sau khi “Con đường tơ lụa” khai thông với tư cách là cửa ngõ thông đến Tây Vực (Tân Cương) của đế quốc Hán Đường, điểm giao lưu văn hoá Đông Tây, Đôn Hoàng đã trở thành một thành phố trung chuyển mậu dịch phồn hoa một thời. Thương gia các nước tập trung đến đây. Để cầu khấn bình an, buôn bán thuận lợi, họ rất cần một nơi thờ Phật cao cấp để tổ chức nghi lễ cầu khấn. Thực tế lúc đo Phật giáo đang thịnh hành, nên rất có thể các nhà buôn lớn đã bỏ tiền ra đào hang tạc tượng.

Đến nay, bí ẩn về việc chọn địa điểm vách núi Minh Sa để đào hang thờ Phật vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng. Tất cả sự giải thích trên chỉ là “có thể” mà chưa có bằng chứng thoả đáng.

Nguồn: Bee

Xem thêm một số hình vẽ trong hang Mạc Cao tại đây.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập