Hang Mạc Cao Đôn Hoàng

Đã đọc: 7794           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Nằm ở miền Tây Bắc Trung Quốc, đây là kho tàng nghệ thuật Phật giáo to lớn nhất còn tồn tại, và được bảo tồn nguyên vẹn nhất trên thế giới. Hang Đôn Hoàng nổi tiếng với những pho tượng điêu khắc và bích họa, thể hiện nghệ thuật Phật giáo phát triển liên tiếp trong nhiều thế kỷ

Một ngọn núi nằm ở ngoại ô thành phố Đôn Hoàng tỉnh Cam Túc, trên sa mạc Gobi miền tây bắc Trung Quốc có tên gọi là “Núi Minh Sa”. Trên vách phía đông núi Minh Sa, ở đoạn từ nam đến bắc dài gần 2 km chia làm năm tầng, khai quật được vô số hang động. Những hang động này xếp thành cao thấp khác nhau, trông rất hoành tráng. Đây chính là hang Mạc Cao Đôn Hoàng nổi tiếng.


Hang Mạc Cao Đôn Hoàng nhìn từ bên ngoài.

Hang Mạc Cao Đôn Hoàng bắt đầu được xây dựng vào năm 366. Trải qua các triều đại, số lượng của các hang không ngừng tăng lên. Đến thế kỷ thứ 7 đời nhà Đường, đã có tới hơn một nghìn hang động, bởi vậy hang Mạc Cao còn được gọi là “Thiên Phật động".

Khi khai quật hang động, vô số thợ thuộc các triều đại của các thế hệ đều điêu khắc rất nhiều tượng Phật, vẽ rất nhiều bích họa. Do hang Mạc Cao Đôn Hoàng nằm trên nút “con đường tơ lụa”, nên nó cũng là nơi gặp gỡ của tôn giáo, văn hóa, kiến thức giữa phương đông và phương tây. Các loại hình nghệ thuật của nước ngoài và nghệ thuật dân tộc của Trung Quốc đã đan xen với nhau tại hang Mạc Cao. Phong cách nghệ thuật đa dạng muôn màu đã khiến kho báu nghệ thuật này trở thành cảnh quan sáng ngời rực rỡ.

Sau khi trải qua sự biến thiên của lịch sử và phá hoại của con người, đến nay, hang Mạc Cao vẫn còn giữ lại gần 500 động, bảo tồn khoảng 50.000 mét bích họa và hơn hai nghìn pho tượng. Các tượng của hang Mạc Cao muôn hình muôn vẻ, trang phục và sự biểu hiện của mỗi pho tượng đều khác nhau, phản ánh bản sắc khác nhau của các thời đại. Bích họa trong hang Mạc Cao cũng rất hoành tráng, nếu như nối những bức bích họa đó lại với nhau thành một dải, có thể tạo thành một hành lang bích họa dài 30 km.


Bức bích hoạ chủ đề Phật giáo.

Những bích họa ở đây phần lớn đều mang đề tài Phật giáo, ví dụ hình vẽ các loại Phật, Bồ Tát, Ngọc Hoàng, những bức vẽ liên hoàn theo cốt truyện trong kinh Phật, những bức họa về sử tích Phật giáo, kết hợp với những truyền thuyết và nhân vật lịch sử về Phật giáo ở Ấn Độ, Trung Á và Trung Quốc. Ngoài ra, bích họa của các thời đại đã phản ánh đời sống xã hội, trang phục, đồ trang sức, tạo hình kiếc trúc cổ đại và âm nhạc, múa, xiếc... của các tầng lớp và các dân tộc hồi bấy giờ. Bởi vậy, các học giả phương Tây coi bích họa Đôn Hoàng là “viện bảo tàng trên vách tường”.

Tương truyền, di chỉ hang Mạc Cao Đôn Hoàng là do một hoà thượng tên là Lạc Tôn đặt cho. Năm 366, hoà thượng Lạc Tôn đến chân núi Tam Nguy ở Đôn Hoàng, lúc đó là hoàng hôn, chưa tìm được nơi nghỉ, ông đang đắn đó rồi ngẩng đầu lên thì trông thấy cảnh tượng kỳ lạ xuất hiện trước mắt, thấy trên núi Ô-xa đối diện óng ánh loá mắt, hình như có muôn vàn Phật hiện ra trong ánh vàng lấp lánh. Hoà thượng bị cuốn hút bởi cảnh tượng này và nghĩ rằng: nơi đây quả là một miền đất lạ. Do đó ông thuê người tiến hành đục chạm, quy mô ngày càng lớn, đến đời nhà Đường nơi đây đã đục được hơn một nghìn hang đá.

Các chuyên gia sau một thời gian dài nghiên cứu cho rằng việc đục chạm hang Mạc Cao không phải là ngẫu nhiên mà là sự kết tinh trí tuệ của nhân dân thời cổ đại. Chọn địa chỉ tại một vùng thảm xanh trên sa mạc đã thể hiện tư tưởng về sự cách biệt giữa Phật giáo với cuộc sống thế tục và hội nhập với thiên nhiên.

Hang Mạc Cao Đôn Hoàng trải qua thảm họa, văn vật bị thất thoát, là việc khiến mọi người cảm thấy đau xót nhất và nghiêm trọng nhất trong lịch sử Cận đại Trung Quốc.


Tranh vẽ trên tường hang Đôn Hoàng.

Năm 1900, một mật thất tàng chứa rất nhiều sách tình cờ được phát hiện, về sau mọi người gọi mật thất này là “Tàng Kinh Động”. Trong động nhỏ chiều rộng và dài 3 mét này chứa hơn 500 nghìn văn vật bao gồm sách kinh, văn thư, đồ thêu, tranh, gấm thêu hình Phật... Niên đại của các văn vật trên có từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 11, với nội dung liên quan đến các lĩnh vực xã hội như, lịch sử, chính trị, dân tộc, quân sự, ngôn ngữ văn tự, văn học nghệ thuật, tôn giáo, y dược, khoa học kỹ thuật... của Trung Quốc, Trung Á, Nam Á và châu Âu, được gọi là “Bách khoa toàn thư thời cổ Trung Quốc”.

Sau khi Tàng Kinh Động này được phát hiện, những “nhà thám hiểm” của các nước trên thế giới ồ ạt đặt chân đến đây. Trong thời gian không đầy 20 năm, họ đã lần lượt cướp đi gần 40 nghìn cuốn kinh và nhiều bích họa, vật điêu khắc, gây thảm họa to lớn cho hang Mạc Cao. Hiện nay, trong viện bảo tàng của các nước Anh, Pháp, Nga, Ấn Độ, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Hàn Quốc, Phần Lan, Mỹ... còn trưng bày các văn vật của Đôn Hoàng, chiếm hai phần ba tổng số lượng văn vật trong Tàng Kinh Động.

Cùng với việc phát hiện Tàng Kinh Động, hàng loạt học giả Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu văn tự và kinh sách của Đôn Hoàng. Năm 1910, đợt sách nghiên cứu Đôn Hoàng đầu tiên ra mắt độc giả, từ đó, Đôn Hoàng học (tức “Hiển học thế giới”) được thành lập. Mấy chục năm qua, học giả của các nước trên thế giới hết sức hứng thú đối với nghệ thuật Đôn Hoàng, không ngừng tiến hành nghiên cứu. Về mặt nghiên cứu Đôn Hoàng Học thì các học giả Trung Quốc đã thu được thành quả nghiên cứu có ảnh hưởng quan trọng.

Do các du khách từ khắp nơi trên thế giới đến thăm quan hang Mạc Cao ngày một đông, để bảo vệ tốt các văn vật, chính phủ Trung Quốc đã cho xây dựng trung tâm trưng bày nghệ thuật Đôn Hoàng dưới chân núi Tam Nguy đối diện với Đôn Hoàng, phục chế một phần hang động để dành cho du khách thăm quan.

Thời gian gần đây, chính phủ Trung Quốc còn đầu tư 200 triệu nhân dân tệ vào việc xây dựng “hang Mạc Cao ảo số”. Loại hang động ảo này có thể đưa khán giả đến với cảm giác như được thăm quan hang Mạc Cao thật, có thể thăm quan vòng quanh hang Mạc Cao, xem tất cả các tác phảm nghệ thuật như kiến trúc, tượng màu và bích họa trong hang. Chuyên gia nêu rõ, việc xây dựng “hang Mạc Cao ảo”, không những có thể tránh khỏi bích họa bị hư hỏng, mà còn xúc tiến việc ghi lại và bảo tồn của cải văn hóa Đôn Hoàng, khiến các văn vật cũng như văn hóa Đôn Hoàng có thể kéo dài tuổi thọ.

 (Theo Vnexpress.net)

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập