Bạch Mã Cổ Tự ngôi Già lam đầu tiên Phật giáo Trung Quốc
Ngôi Thánh địa Già lam Bạch Mã, ngôi chùa cổ xưa nhất ở Trung Quốc, tọa lạc khoảng 6 dặm Anh, cách Thành phố Lạc Dương, thuộc tỉnh Hà Nam, miền Đông Trung Quốc.
Ngôi Già lam Bạch Mã Cổ Tự được sáng lập từ thời Minh Đế của triều đại Đông Hán (từ năm 29 sau Công Nguyên đến năm 75 sau Công Nguyên), gắn liền với truyền thuyết thần kỳ về sự kiến tạo thuở sơ khai.
Theo sử Trung Hoa ghi chép, vào thời Đông Hán, niên hiệu Vĩnh Bình, Hán Minh Đế nằm mộng thấy một cảnh sơn xuyên tú lệ, vân thủy hữu tình và có một Thần nhân lấp lánh hoàng kim quang lâm cung điện. Khi tỉnh mộng, Hán Minh Đế triệu tập các quan cận thần đến để chia sẻ về giấc mơ của mình. Đại thần Phó nghị tâu rằng: “Muôn tâu Bệ Hạ! Vào ngày 08 tháng 04 năm thứ 24 thời Chu Chiêu Vương (971 trước Công nguyên) triều đại nhà Chu, tam thiên đại thiên thế giới đều chấn động. Ban đêm có những ánh hào quang ngũ sắc chiếu khắp trời Tây”.
Vị Thái sử họ Tô suy đoán rằng: “Đây là dấu hiệu của sự Đản sinh của một vị Đại Thánh ở Thiên Trúc. Vị Thánh nhân này lâm phàm để cứu khổ chúng sinh. Giáo pháp của Ngài sau một nghìn năm thì có thể bén rễ vào đất Trung thổ này. Giờ đây đã đến thời kỳ tiếp nhận ánh sáng đó. Hạ thần nghe nói có một vị Thánh ở Tây Vức, được thế gian tôn sùng kính ngưỡng tôn xưng là “Phật Thế tôn” mà Bệ hạ nằm mơ thấy”.
Trăm nghe không bằng mắt thấy, Hán Minh Đế chiếu chỉ cho một phái đoàn 12 người sang tận Tây Vức để tìm Phật Thế tôn để cầu Chính pháp Như Lai.
Đoàn 12 người đã trãi quan bao gian khó hiểm nguy, cuối cùng đến quốc gia Đại Nguyệt Thị (Tai Yueshi), vùng Tây Vức, nơi Phật Pháp hưng thịnh, giáo lý Phật đà được phổ cập từ Thành thị đến nông thôn, Vua quan cho đến thứ dân điều mộ đạo tu hiền, cơ sở tự viện Phật giáo có mặt khắp nơi. Đoàn người đã đảnh lễ và cung thỉnh hai vị Thánh tăng Thiên Trúc, Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan về Trung Nguyên (Trung Hoa), đoàn mang về một số Kinh và tượng Phật. Năm thứ 10, niên hiệu Vĩnh Bình, triều Hán Minh Đế (67 sau Công nguyên), đoàn 12 người mới quay trở về Lạc Dương, Kinh đô của triều đại Đông Hán.
Hán Minh Đế vui mừng khôn xiết, thỉnh nhị vị Thánh Tăng vào cung thỉnh vấn, và sau đó đưa nhị vị Thánh Tăng nhập Già lam Tịnh địa Hồng Lô Tự, một Dinh thự quan chức của Bộ Ngoại Giao, và chiếu chỉ cho nhị vị Thánh Tăng dịch những các bộ kinh Tứ Thập Nhị Chương, Thập Ðịa Ðoạn Kết, Phật Bổn Sanh, Pháp hải Tạng, Phật Bổn Hạnh. . .
Ca Diếp Ma đằng và Trúc Pháp Lan, Nhị vị Thánh Tăng đã dịch kinh và hoằng truyền Chính pháp Như Lai tại Bạch Mã Tự. Những bản kinh của nhị vị Thánh Tăng dịch từ Phạn sang Hán được sự trân quý và luôn cất giữ trong Đại Điện để chư Tăng và Phật tử Lễ bái Tôn thờ Pháp bảo.
Đến thời Đại Đường, Nữ hoàng Võ Tắc Thiên, Trung Hoa Phật giáo Quốc đạo, ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự cực thịnh, chư Tăng có hơn một nghìn.
Vào thời nổi loạn của An Sử (755-763), Phật giáo bị pháp nạn, ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự bị pháp hoại trầm trọng.
Đến thời Hội Xương (840-846) tru diệt Phật giáo, ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự chỉ còn tàn tích lưu lại với những mảnh đá vỡ khắc chữ.
Thời Tống Thái Tông (939 -997), Vua Gia Tĩnh nhà Minh (1507- 1567) và vua Khang Hy nhà Thanh (1662-1722) cũng đã liên tục việc trùng tu kiến thiết ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự được nguy nga tráng lệ cho đến nay.
Ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự đã được 1.943 tuổi, ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Trung Quốc, và được xem là “Cái nôi của Phật giáo” của Phật giáo Trung Quốc.
Chùm ảnh Ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự, ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Trung Quốc, và được xem là “Cái nôi của Phật giáo” của Phật giáo Trung Quốc, trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc cùng vòng quanh thưởng lãm:
- Vườn Quốc Gia Núi Popa Thái Trọng Huy
- Trung Quốc: Danh lam thắng cảnh Nam Phổ Đà, Tp. Hạ Môn Thích Vân Phong (Tổng hợp từ các báo PG Trung Quốc)
- Singapore Liên Sơn Song Lâm Tự mang đậm nét văn hóa PG Đài Loan Thích Vân Phong
- Đặt điểm nổi bật của Phật giáo và ngày Lễ Phật đản tại Hàn Quốc Thích Vân Phong
- Rực rỡ đêm cầu nguyện nhân lễ Makha Bucha tại Dhammakaya - Thái Lan Đông Phong dịch (Theo theatlantic.com)
- Lịch sử Phật giáo Ấn Độ - Phần 06: Giác Ngộ Hirakawa Akia - Thích Đồng Tâm dịch
- Lịch sử Phật giáo Ấn Độ - Phần 05: Từ thời Đức Phật Thích-ca Mâu-ni cho đến thời kỳ tiền Phật giáo Đại Thừa Hirakawa Akia - Thích Đồng Tâm dịch
- Lịch sử Phật giáo Ấn Độ - Phần 04: Từ thời Đức Phật Thích-ca Mâu-ni cho đến thời kỳ tiền Phật giáo Đại Thừa Hirakawa Akia - Thích Đồng Tâm dịch
- Lịch sử Phật giáo Ấn Độ - Phần 03: Tôn giáo Ấn Độ thời Đức Phật Hirakawa Akia - Thích Đồng Tâm dịch
- Lịch sử Phật giáo Ấn Độ - Phần 02: Các giai đoạn lịch sử của Phật Giáo Ấn Độ Hirakawa Akia - Thích Đồng Tâm dịch
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Hòa thượng Thích Từ Vân và công cuộc chấn hưng Phật giáo Nam bộ
- Ấn Độ: Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng dạy cho hàng vạn sinh viên
- Hàn Quốc: Chùm ảnh Tổ đình Bongeunsa đóng góp Lễ Phật đản PL. 2560
- Đức Đạt Lai Lạt Ma đã về đến Ấn Độ sau chuyến hoằng pháp ở Nhật Bản
- Nhật Bản: Chùm ảnh đức Đạt Lai Lạt Ma kết thúc chia sẻ Pháp thoại tại Osaka
- Hàn Quốc: Chiến sĩ Công an kính mừng Lễ Phật đản và cầu nguyện công dân hạnh phúc
- Hàn Quốc: Chùm ảnh ngôi Cổ tự Bongeunsa hưởng ứng Lễ Phật đản PL. 2560
- Nhật Bản: Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ Pháp thoại ngày thứ 3 tại Osaka
- New Zealand: Bắc đảo Phật Quang Sơn tổ chức Phật đản PL. 2560
- Hàn Quốc: Chùm ảnh Tăng đoàn tí hon khất thực gieo duyên Kính mừng Phật đản
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)