Hàn Quốc : Phù Thạch cổ Tự (浮石寺)

Phù Thạch Cổ Tự (浮石寺) tọa lạc vùng núi Thái Bạch Sơn 太白山- 태백산). Địa chỉ 345, Buseoksa-ro (Thôn Phù Thạch), Buseok-myeon (Xã Phù Thạch, Yeongju-si (Thị trấn Vinh Châu), Gyeongsangbuk-do (Khánh Thượng Bắc Đạo).
Ngôi Cổ tự xây dựng vào thế kỷ thứ VII do Thiền sư Nghĩa Tương (Uisang- 義湘) khai sơn năm Bính Tý (676), vào niên hiệu Văn Vũ Vương (Munmu Wang-文武王) thứ 16, cai trị triều đại Tân La (Silla-신라-新羅). Thiền sư Nghĩa Tương (Uisang- 義湘) sau khi du học Trung Quốc trở về quê nhà, Ngài đã báo cho triều đình biết việc Hoàng đế Trung Quốc đã lên kế hoạch xâm lược đất nước ta, và chính Ngài đã thuyết phục vua và triều đình Tân La (Silla-신라-新羅) rằng việc xây dựng Phù Thạch Cổ Tự (浮石寺) là để nhờ Phật pháp vô biên, giúp tinh thần dân tộc cùng đoàn kết thành sức mạnh, hầu tránh mối đe dọa bởi sự bành trướng của Trung Quốc, tai họa xâm lăng này và cuối cùng quân dân Tân La (Silla) đã đánh bật quân đội Trung Quốc xâm lược, đảm bảo sự thống nhất đất nước.
Phù Thạch Cổ Tự (浮石寺), thuộc tông phái Hoa Nghiêm (Hwaeom-jong-華嚴宗). Danh hiệu Phù Thạch Cổ Tự (浮石寺), vì phía tây bên cạnh chánh điện là một hòn đá lớn nổi lên trên tảng đá phía dưới. Vào thời Cao Ly (Goryeo-고려- 高麗-918-1392) ngôi Cổ tự này còn có tên gọi là Thế Đạt Tự (Sedalsa- 世達 寺), Hưng Giáo Tự (Heunggyosa 興敎寺).Trong thời kỳ sửa Chùa vào năm Bính Thìn (1916), đã phát hiện rằng chánh điện của chùa đã bị cháy rụi năm Mậu Tuất (1358) và đã được trùng tu vào năm Bính Thìn (1376). Như vậy chánh điện của chùa kiến trúc bằng gỗ lâu đời nhất của đất nước này- một trong số ít kiến trúc bằng gỗ của thời đại Cao Ly (Goryeo-고려- 高麗) còn sót lại ngày nay. Hầu hết những kiến trúc khác đã bị hủy diệt trong thời gian bị Nhật chiếm đóng năm Nhâm Thìn đến năm Mậu Tuất (1592-1598), hoặc trong những trận hỏa hoạn qua nhiều thế kỷ.
Ngoài chánh điện ra còn nhiều kiến trúc khác cũng đáng được lưu ý. Có nhiều ngôi tháp bằng đá từ thời Tân La (Silla-신라-新羅) còn tồn lại, hầu hết được tìm thấy phía trước chánh điện. Cũng trong những dấu tích này còn có những cột trụ để dựng cột cờ tìm gặp trên nền chùa.
Bên cạnh chánh điện, một vài kiến trúc khác cũng đáng được chú ý. Một vài tháp thờ bằng đá còn sót lại từ thời đại Tân La (Silla-신라-新羅), đáng kể nhất là tháp thờ trước chánh điện. Cũng trong số những di vật còn sót lại là nền móng cột cờ trên sân của ngôi chùa.
Sơ lược đôi nét căn bản lịch sử ngôi cổ tự như trên, bây giờ chúng ta đi dạo vòng quanh chiêm bái từng chi tiết quan Phù Thạch Cổ Tự (浮石寺) qua một số hình ảnh :
- Ngoạn cảnh chốn thiền đẹp nhất xứ Hàn (phần 3) Hiền Trang
- Một thoáng Borobudur Tâm Nhẫn
- Ngoạn cảnh chốn thiền đẹp nhất xứ Hàn (phần 2) Hiền Trang
- Yên tĩnh chốn thiền bên sông Chao Phraya Hiền Trang
- Thiêng liêng chùa Sudeoksa trong lòng núi Hiền Trang
- Hành trình đến... Horyu Huyền Vi
- Ngoạn cảnh những chốn thiền đẹp nhất xứ Hàn (phần 1) Hiền Trang
- Biểu tượng văn hóa của Tây Tạng là gì? Luffy - Ảnh: Sifter (ione.net)
- Lễ múa quỷ ở "nơi hạnh phúc nhất châu Á" Sơn Hải (Kênh 14)
- Bồi hồi ngắm cố đô Thái Lan Auyudhaya Hiền Trang (TH)
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)