Yowangdu Phỏng Vấn đức Đạt Lai Lạt Ma

Đã đọc: 3167           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Cuộc phỏng vấn bắt đầu vào buổi sáng trong xanh và Tháng Hai lạnh lẽo, rặng Dhauladharcủa Hy mã lạp sơn chiếu sáng rực trắng từ mấy ngày do những cơn bảo tuyết tệ hại của mùa đông. Thời khóa biểu hơi mắc míu thế nào ấy, và thư ký của Đức Thánh Thiện, Tenzin Geyche, bắt buộc tôi và Gerardo Stansky, một nhà báo Uruguay, người đã yêu cầu tham dự buổi phỏng vấn, vào trong một phòng tiếp kiến rộng rãi, một sự phối hợp từ bàn ghế lịch thiệp của phương Tây với màu sắc sặc sở của nghệ thuật tôn giáo Tây Tạng.

 

Với sự lo lắng và thở hào hển từ việc thật sự chạy lên những tầng cấp của cầu thang, ba chúng tôi vẫn đang lóng ngóng với những chiếc băng ghi âm và bùng vở những chuyện đùa vì băn khoăn thì Đức Thánh Thiện  đi vào làm chúng tôi ngạc nhiên.  Ngài đang đi qua nửa chừng của căn phòng trước khi chúng thật sự nhận ra ngài đang ở đấy, và tôi đã bị sửng sờ trong một khoảnh khắc do chiều cao và thái độ tôn quý của ngài, vì luôn luôn thấy ngài cúi sát người với sự khiêm tốn trong những buổi tiếp kiến công cộng.

 

Khuôn mặt ngài rạng rở trong sự chào đón khi chúng tôi lóng ngóng trên bàn chân của mình, và ngài chấp tay xá chào, mĩm cười qua tầm tay trước khi bắt tay chúng tôi với một niềm hoan hỉ nghiêm trang.

 

Trong một khoảnh khắc mọi âm thinh và hành động đều dừng lại, khi Đức Thánh Thiện ngồi lên một chiếc ghế, sửa y áo của ngài, và sau một vài lời chào hỏi, tựa cái đầu to lớn của ngài trên một phía của đôi chân mày màu nâu của ngài để tập trung, biểu lộ sự sẳn sàng cho cuộc phỏng vấn bắt đầu.

 

1.-YOWANGDU: Ngài đã từng nói nhiều lần rằng ngài có thể là vị Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng, hay vị Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp có thể sẽ được chọn lựa một cách khác biệt hơn ngài.  Có phải điều đó có nghĩa rằng ngài sẽ chọn lựa quyết định không tái sinh nữa?

 

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Không…không, ông nói về sự tái sinh của chính tôi?  Cho dù tôi thích hay không [cười] như một người tin tưởng Phật Giáo [1], sự tái sinh của tôi luôn luôn xãy ra.  Trong trường hợp của riêng tôi, dĩ nhiên, có một sự tự nguyện … hay tính toán nào đấy [ về khía cạnh tái sinh].  Ông thấy, một trong những điều cầu nguyện mà tôi quý chuộng nhất là:  “Cho đến khi nào không gian còn tồn tại và khổ đau của chúng sinh vẫn còn đấy, tôi sẽ hiện hữu nhằm để phụng sự.”  Chính câu ấy đã cho tôi sức mạnh nội tại.

 

Ông thấy thời gian không là vấn đề.  Vô số kiếp và a tăng kỳ kiếp…vô tận kiếp…không là vấn đề cho đến khi nào trong đời sống của chúng ta có sự hoàn thành nào đấy…mục tiêu nào đấy.  Và mục tiêu có nghĩa là sự giúp đở người khác, hổ trợ, phụng sự người khác.

 

Nhiều người Tây Tạng bên trong quê hương Tuyết Sơn chịu đựng khổ đau thân thể và tinh thần rất nhiều, điều ấy là khó khăn.  Tôi không thể làm gì nhiều, nhưng trong tâm họ, họ cảm thấy, “Ô, Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn còn ở đấy,” vì thế có một loại an ủy nào đấy…một sự hữu ích nào đấy.

 

Bây giờ, đối với thể chế Đạt Lai Lạt Ma, đấy không phải sự quan tâm của riêng tôi.  Đồng bào Tây Tạng, họ có quyền.  Nếu họ muốn giữ nó – Okay – nó sẽ được duy trì.  Nếu đối với họ nó không liên hệ -- tốt thôi – nó sẽ chấm dứt.

 

2.-YOWANGDU:  Thưa Đức Thánh Thiện, tôi đã nghe những người Tây Tạng nói rằng ngài và chính phủ lưu vong Tây Tạng khuyến khích người tị nạn Tây Tạng trở lại Tây Tạng.  Ngài có tin rằng nếu họ trở lại họ sẽ không bị nguy hiểm hay có…?

 

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Dĩ nhiên…, ô, nguy hiểm!  Mới gần đây, Trung Cộng đã ‘tăng cường’ sự kiểm soát của họ, thực hiện sự tuần tra nghiêm nhặt hơn…vì thế những người Tây Tạng tham học ở đây [nơi lưu vong], đôi khi họ trở lại, một số người trong họ bị bắt giữ, nhưng rồi thì sau một vài tháng, thông thường họ được thả ra.

 

Vì thế, một số hiểm họa luôn luôn ở đấy…nhưng đối với những người mới đến từ Tây Tạng, có một số người trẻ, tham dự những trường học của chúng tôi để học hỏi trong vài năm, và tu sĩ gia nhập vào những tu viện của chúng tôi ở đây.  Trên nguyên tắc, những người này, chúng tôi khuyến khích sau cùng trở lại Tây Tạng và phụng sự ở đấy.

 

3.-GERADO STANSKY:  Nếu Tây Tạng không được trở lại với những người Tây Tạng trong một thời gian ngắn hay thời gian vừa phải tương đối trong tương lai, ngài nghĩ gì sẽ là hậu quả cho người Tây Tạng?

 

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Hiểm họa là nếu hiện trạng tiếp tục trong 10 – 15 năm nữa.  Thế thì ông sẽ thấy Tây Tạng sẽ chắc chắn trở thành một lĩnh thổ “Trung Hoa”, một vùng đất “Trung Hoa”.  Rồi thì, có thể có những khu vực nơi chỉ có vài nghìn người, có thể chỉ có một số ít người Tây Tạng ở đây và ở kia.

 

Nếu những điều như vậy xãy ra, thế thì không có hy vọng gì.  Và điều đó không chì là một bất hạnh không thể nói của người Tây Tạng, mà cũng là một mất mát lớn lao cho người Trung Hoa, vì về lâu về dài, những hậu quả tiêu cực cùa chính sách này sẽ tồn tại.

 

Nó giống như Quốc Xã Hitler đã làm với người Do Thái trong việc Diệt Chủng.  Bây giờ hơn 50 năm đã qua, nhưng khắp mọi nơi, người ta xem Hitler như – “Hitler, một kẻ kinh khủng.”  Cả nước Đức cảm thấy không thoãi mái do bởi quá khứ ấy.  Đây là một trường hợp tương tự.

 

Do thế, ông thấy sự diệt vong của Đạo Phật Tây Tạng với nền văn hóa Tây Tạng, tôi nghĩ, cũng là một sự mất mát lớn cho người Trung Hoa.  Và toàn bộ khu vực Hy mã lạp sơn.  Và, tôi nghĩ, đến một phạm vi rộng hơn của thế giới, cũng là một sự mất mát lớn lao.  [Cũng như sự đánh mất của] bất cứ nền văn hóa cổ xưa nào, hay một nền văn hóa của sự sống nào.

 

Rồi thì chỉ có một số ít người Tây Tạng tị nạn.  Chúng tôi cố gắng để bảo tồn nền văn hóa và bản sắc của chúng tôi, và chúng tôi sẽ có sự hổ trợ của những thân hữu của chúng tôi trong nhiều nơi trên thế giới.  Nhưng tôi không biết chúng ta có thể thành công ra sao, tôi không biết.

 

Ông thấy đấy, có khoảng 100.000 người tị nạn, và thậm chí tôi nghĩ nếu chúng tôi làm tăng lên nhiều lần một cách trung thực [cười], tôi nghĩ chúng tôi có thể là 200,00 hay 300,000.  Đó là một con số rất nhỏ, và [vì chúng tôi] sống trong những quốc gia khác nhau, trong những môi trường khác nhau, sau vài thế hệ, thế thì tôi nghĩ có thể rất khó để bảo tồn nền văn hóa Tây Tạng.

 

 

4.-YOWANGDU:  Trong cuộc đấu tranh cho tự do của Tây Tạng, điều gì tuyệt hảo nhất đã xãy ra trong năm 1995?

 

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  [Cười] Tôi không biết …. Ô … Quốc Hội Châu Âu … tôi nghĩ ở đấy có một số sự hổ trợ nào đó cho chúng tôi từ cộng đồng quốc tế.  Mặc dù từ ít năm về trước Quốc Hội Châu Âu đã vô cùng năng động trong sự liên hệ đến vấn đề Tây Tạng … Nhưng trong trong chính năm sau cùng … thí dụ, trong trường hợp của Ban Thiền Lạt Ma, họ đã thông qua một giải pháp nào đấy .. và là một trường hợp rất tốt … dường như rất tốt.  Cũng thế, Quốc Hội Châu Âu cũng đã  đề cập một điều gì đấy về quyền tự quyết của người Tây Tạng.  Vì thế, tôi nghĩ cộng đồng quốc tế hổ trợ trong những năm sau cùng, mỗi năm, đã gia tăng.  Tôi hy vọng năm nay sẽ có cùng khuynh hướng tăng cường sự hổ trợ.

 

5.-YOWANGDU:  Và điều gì đã làm thất vọng hay khó khăn trong năm vừa qua?

 

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Điều đã làm thất vọng trong năm vừa qua là chính sách tổng thể của Bắc Kinh dã trở nên khắc nghiệt hơn, không chỉ đối với vấn đề Tây Tạng, mà có thể nói là, đối với Hồng Công cũng như Đài Loan.  Khi bất cứ người nào tạo nên một tí gì không thuận lợi cho chính quyền, họ luôn luôn đáp trả lại rất nghiệt ngã.  Nhìn chung mà nói, tôi nghĩ, có thể hiểu được, ông thấy, đó là qua … tôi nghĩ … sự khép kín của họ.  Qua điều kiện như thế họ tin rằng – họ hành động giống như – không ai có thể thử thách hay đối mặt với họ.  Bên cạnh ấy, thái độ của họ đối với Tây Tạng cũng cứng rắn hơn, và họ cũng làm mãnh liệt hơn sự lên án cá nhân Đạt Lai Lạt Ma …dữ dội hơn.

 

Rồi thì, với điều ấy, đến vấn đề sự tái sinh của Đức Ban Thiền Lạt Ma … Sau  khi tôi tuyên bố sự chọn lựa sau cùng của tôi đối với sự tái sinh của Đức Ban Thiền Lạt Ma, chính quyền Bắc Kinh đáp ứng rất tiêu cực, cuối cùng sau đó họ chọn sự tái sinh của riêng họ.  Nó thật sự đã tạo nên một rắc rối nào đó.  Vì thế vấn đề đó cũng là khó khăn.

 

Nhưng rồi thì một lần nữa, tôi cảm thấy vấn đề Ban Thiền Lạt Ma, như tôi đã đề cập ở phía trước, liên hệ đến suy nghĩ tổng thể cứng rắn của nhà cầm quyền Bắc Kinh.  Nếu thái độ chung của chính quyền trở nên hơi hợp lý một chút, cởi mở hơn, mềm dẽo hơn, thế thì vấn đề Ban Thiền Lạt Ma cũng có thể được giải quyết.

 

6.-YOWANGDU: Một số người Tây Tạng nói về sự lo lắng đến sự gia tăng tội phạm của giới trẻ ở Tây Tạng.  Một số người trẻ không có nghề nghiệp và không thể đến trường học và vì thế họ quanh quẩn chơi trò cá cược hay đi hát Karaoke.

 

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trong cộng đồng tị nạn, nói chung, thế hệ trẻ hơn của chúng ta là hoàn toàn tốt, thật nhiệt tình.  Nhưng rồi thì, thường tôi vẫn nói với mọi người, chúng ta cần nổ lực hơn ngay từ lúc đầu.  Chúng ta cần khuyên bảo, thúc đẩy hay chú ý hơn về sự phát triển của – phải nói như thế nào nhĩ? – trái tim con người.  Thực tế, chúng ta đang hơi quên lãng nó một tí.  Vì thế, trong thành ngữ của đạo đức hay nhiệt tình hay tử tế, phẩm chất là bé nhỏ, tôi nghĩ, suy thoái.  Đây là bên ngoài, trong cộng đồng lưu vong.

 

Bây giờ là bên trong Tây Tạng (dừng) có [rắc rối nào đấy] ngày nay, vì chính quyền Trung Cộng cởi mở trong lĩnh vực kinh tế … Dường như rằng chính quyền quên lãng hay chủ tâm [khuyến khích] những hành động này, và ngay cả một số tội ác.  Trong lĩnh vực chính trị, họ rất cứng nhắc và quan sát rất kỷ lưỡng, nhưng trong những lĩnh vực này, họ có quên lãng hay chủ tâm [hổ trợ những vấn nạn xã hội] hay không tôi không biết.

 

7.-YOWANGDU:  Phần vụ trong trách nhiệm thông thường của ngài là gì, phần nào trong trách vụ làm ngài thích thú nhất?

 

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Thảo luận, Đối thoại, gặp gở, tranh luận, giảng dạy khóa tu… Những điều này cho tôi cơ hội để suy nghĩ thêm – vì thế những điều ấy thú vị.  Và rồi thì dĩ nhiên, tôi thích thú trong việc giảng dạy, cống hiến đến thính chúng là rất tỉnh giác.  Tôi rất hạnh phúc, đôi khi…[cười].  Ông biết, những thính chúng Tây phương rất là…, tôi nghĩ, rất là tỉnh thức.  Mọi thứ, họ viết xuống.  Bây giờ những người Á châu, bao gồm người Tây Tạng và một số người Trung Hoa, và người Ấn Độ, là rất thành khẩn, rất tôn kính nhưng cùng lúc ấy, khi tôi cố gắng giải thích một điều …gì đấy quan trọng, đôi khi họ …[bắt chước điệu bộ ngủ…..cười].

 

8.-YOWANGDU:  Có bất cứ phần vụ nào của ngài mà ngài thấy vô ích hay khó khăn hay chán nãn không?

 

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Vô ích?  Mặc dù rất hiếm hoi, chúng ta đôi khi có một vài nghi thức nào đấy mà tôi cảm thấy vô ích [cười].  Còn khác đi, tôi không biết.  Ô vâng…một loại chính trị ‘nhớp nháp’ nào đấy, những thứ nội tại của chính chúng ta.  Ngày nay, ban bố thứ này đến trách nhiệm của quốc hội cũng như nội các của chúng ta [chính quyền lưu vong].  Chỉ mới hai tuần trước, tôi đã nói với họ trong một cuộc hội họp rằng – đối với những vấn đề lớn, chẳng hạn như quyền lực của Trung Hoa hay gia tăng sự thích thú đối vớiTây Tạng trên thế giới bên ngoài nhân danh tên tôi – đôi khi, tôi có thể làm hơn những người Tây Tạng thông thường.  Do thế, dĩ nhiên, một cách hợp lý, tôi phải lo liệu cho việc làm này.  Nhưng đối với những việc còn lại, là những điều mà mọi người có thể làm ngay cả hiệu lực hơn tôi, nội các và quốc hội của chúng ta nên lo liệu với toàn bộ trách nhiệm, và họ phải xem tôi như một người chết.  Tôi đang già đi và tôi không phải được rèn luyện để làm những thứ này.  Và tốt hơn là họ phải lo liệu mọi việc, như thế tốt hơn.  Đặc biệt, trong vài trường hợp, ông thấy, có một không khí nào đấy.  Không đầy đủ để biết những gì họ nói, đôi khi dường như ông cần xem lại những gì phía sau những ngôn ngữ ấy, tôi thật sự không biết.  Cũng thế, dường như đối với tôi, nó là một vấn đề ngớ ngẫn, không quan trọng.  Chúng ta đang đối diện, ông thấy ở đây, hiểm họa sự diệt vong của quốc gia Tây Tạng….điều ấy là nghiêm trọng hơn…một vấn đề quan trọng.

 

9.- GERADO STANSKY:  Quan tâm đến vấn đề bạo động, nếu hoàn cảnh này cứ dai dẳng, ngài có nghĩ thế giới và người Tây Tạng sẽ phải sử dụng phương tiện bạo động để chống lại nhà cầm quyền Bắc Kinh hay không?  Nếu tình trạng kéo dài hàng năm….

 

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Vâng.  Có thể, vâng.  Mặc dù người Tây Tạng có những cảm nhận chán chường hiện tại, vẫn còn một hy vọng nền tảng nào đấy mà một giải pháp có thể được tìm ra… Dưới những tình cảnh này, một nguyên tắc nào đấy vẫn có thể.  Một khi, ông thấy, tình cảnh tuyệt vọng trở nên thực tế như vậy thì không có hy vọng gì, không ai tin cậy vào đấy, rồi thì ông thấy tình cảm của con người có thể trở nên vượt ngoài vòng kiểm soát. [Cười]

 

&&&

 

Sau cuộc phỏng vấn hơi dài.  Đức Thánh Thiện bước ra ngoài hàng hiên để hít thở không khí tươi mát, và Tenzin Geyche thúc giục tôi và Gerardo tập họp hàng núi những băng ghi hình, tập vở ghi chép, máy ảnh, và tặng phẩm một cách nhanh chóng, vì Đức Thánh Thiện có một cuộc hẹn khác.  Chúng tôi thu nhặt vội vả mọi thứ, được dồn lên từ thính chúng, và cười nhoẽn từ tai này sang tai nọ.  Trong một năm sống gần Đức Thánh Thiện và tham dự vô số buổi tiếp kiến, từ lâu tôi đã quán sát xem bất cứ nơi nào ngài đi đến, Đức Đạt Lai Lạt Ma chắc hẳn để lai sau lưng những khuôn mặt tươi tỉnh, những người hâm mộ ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc, mọi niềm tin đang mĩm cười phơn phớt thế nào ấy giống như họ vừa rơi vào thung lủng tình yêu.

 

Khi tôi vội vả thu xếp máy thu băng vào trong ba lô, nó cứ rơi ra ngoài, cho đến khi tôi cảm thấy ai đấy nhét nó vào cho tôi và tôi nhìn lên thì thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa trở lại và cười to giúp tôi một tay.  Giống như ngài cũng phải giúp để dọn dẹp để một người vĩ đại khác nào đấy có thể tiếp tục thời khóa của ngài trong những cuộc hẹn quan trọng.  Ngài quá đặc biệt như thế nào ấy.

 

YoWangdu contributor Yolanda O'Bannon interviewed His Holiness the Dalai Lama at his residence in Dharamsala, India on February 16th, 1996.

 

Phụ chú:

[1]  Sự tái sinh chỉ thật sự chấm dứt khi một người chứng quả vô sinh , tức là a la hán quả của Thinh Văn Thừa, điều này cũng có nghĩa là người nào chưa chứng quả a la hán vẫn sẽ tự động tiếp tục tái sinh theo nghiệp lành hoặc nghiệp dữ đã tạo (Đây là chân lý phổ quát, như được nói trong Kinh Sa Môn Quả, là chỉ trong Phật Giáo mới có hàng vô sinh,…/ các tôn giáo hữu thần không có khái niệm niết bàn – lời Đức Đạt Lai Lạt Ma).  Trong Đại Thừa, hàng Bồ Tát phát  nguyện tự độ và độ tha cho đến khi tất cả cùng chứng giác ngộ vô thượng của Phật quả, có nghĩa là còn chúng sinh đau khổ các vị Bồ Tát còn tái sinh để độ sinh.

 

Ẩn Tâm Thất ngày 19/02/2011

http://www.yowangdu.com/tibet/hh-dalai-lama/dalai-lama-interview.html

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập