Lược sử về Ngài Cưu Ma La Thập

Đã đọc: 17529           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image Ngài Cưu Ma La Thập

Cưu Ma La Thập sinh năm 344 và mất năm 413. Một Đại Sư, một dịch giả Phật học Phạn-Hán nổi tiếng.

Cha tên là Kumarayana, con một viên chức cao cấp Ấn Độ. Vì mộ đạo nên Kumarayana từ bỏ đời sống gia đình tìm thầy học đạo, chẳng bao lâu nổi tiếng và được mọi người kính trọng. Khi đi tới Kucha, một xứ nằm giữa Ấn Độ và Trung Hoa. Vua nước này nghe tin ra đón và mời về làm Quốc Sư và gả luôn cho cô em gái tên là Jiva. Sau thời gian chung sống, hai sinh được người con trai đặt tên là Kumarajiva và chẳng được ít lâu, Jiva ngỏ ý muốn xuất gia, nhưng Kamarayana không bằng lòng.

Đến năm Kumarajiva được 7 tuổi, Jiva quyết định xuất gia, vì đã thấu hiểu những chân lý về khổ, vô ngã, vô thường và tánh Không của vạn Pháp trong nhà Phật, sau nhiều lần đi hành hương các chùa. Biết được ý muốn tu hành của vợ, Kumarayana liền ngăn cản. Nhưng Jiva nguyện rằng : nếu không được đi tu thì chọn cái chết và bắt đầu tuyệt thực. Khi thấy vợ quá yếu, Kumarayana hứa muốn đi tu cũng được, nhưng đầu tiên phải ăn để lấy lại sức khỏe. Sợ chồng đổi ý, Jiva xin chồng mời Đại Sư đến xuống tóc cho bà rồi mới chịu ăn. Từ đó Jiva chuyên tâm tu học Phật Pháp và thường dẫn con đến chùa nghe Pháp và lễ Phật. Tuy mới 7 tuổi, Kumarajiva thấy mọi người thắp hương lễ Phật cũng bắt đầu học làm theo.

Năm Kumarajiva được 9 tuổi, được mẹ đưa đến học đạo với một Pháp Sư tiểu thừa, nổi tiếng tên là Bandhudatta. Kumarajiva học rất chăm, buổi sáng học và chép Kinh, buổi chiều tụng lại. Sau 3 năm thụ giáo. Họ trở về quê, khi đi ngang qua miền núi phía Bắc Kusan, gặp một vị A La Hán xem tướng cho Kumarajiva rồi khuyên Jiva rằng : Bà hãy lo cho thằng bé này, vào khoảng 35 tuổi sẽ hoằng dương Chánh Pháp cứu độ vô số chúng sinh như Tứ Tổ Upagupta bên Ấn Độ.

Tiếp tục lộ trình, hai mẹ con ghé thăm một ngôi Chùa ở Kashgar, một đêm khi nghe được bài giảng pháp của vị cao Tăng trụ trì. Họ cảm nhận được ý Vạn Pháp Qui Nhất, mọi sự vật đều do sự biến hiện của Tâm. Kumarajiva xin vị sư này cho ở lại để học về luận A Tỳ Đạt Ma. Chính tại nơi này, Kumarajiva được tiếp xúc với Giáo Pháp Đại Thừa và nhận thức được : Tuy Tiểu Thừa tuyệt diệu nhưng Đại Thừa lại là cái tuyệt diệu trong các tuyệt diệu.

Thời gian trôi qua nhanh, Vua xứ Kucha cảm thấy nhớ em gái và đứa cháu trai của mình, nên cho sứ giả đến triệu hồi hai mẹ con trở về. Năm 20 tuổi, Kumarajiva được Vua cho làm lễ xuất gia chính thức trước các quan đại thần trong triều và thỉnh một vị cao Tăng nổi tiếng về hạnh giữa giới luật tên là Vimalaksha, từ Kashmir đên cho Kumarajiva học đạo.

Trong thời gian chú tâm học hành các Kinh Đại Thừa, Kumarajiva được Vua làm cho một cái ngai sư tử bằng vàng để ngồi thuyết pháp. Nhưng Kumarajiva từ chối và xin Vua cho phép rời Kucha để gặp thầy cũ Bandhudatta truyền lại Pháp Đại Thừa. Điều này làm Vua phật ý vì không đáp lại sự thương yêu của Ngài. Tình cờ, nghe Bandhudatta đến thăm, Vua và Kumarajiva ra đón. Vua hỏi : Ngài từ nơi xa xôi tới đây chắc có việc gì trọng hệ không ? Bandhudatta đáp : Bần tăng nghe tin đệ tử của mình đã đại giác và nghe tin Bệ hạ tích cực hoằng dương Đạo Pháp nên bần Tăng muốn xin được yết kiến.

Sau nhiều năm không gặp thầy cũ, Kumarajiva rất vui mừng và thuyết Pháp Đại Thừa cho thầy nghe. Bandhudatta hỏi : So với Tiểu Thừa thì Đại Thừa có lợi ích đặc biệt gì ?. Kumarajiva trã lời, thưa thầy : Đại Thừa chủ trương vạn Pháp đều Không, Tiểu Thừa còn chấp vào danh tướng.

Bandhudatta không đồng ý liền nói : Đại Thừa nói về Không, nhưng Không chỉ là Không, Không có gì cả. Nếu mọi vật đều Không thì học cái Không để làm gì ?. Kumarajiva cắt nghĩa : Trong cái Không có cái Có, trong Chân Không có Diệu Hữu, trong Diệu Hữu có Chân Không. Đại Thừa là Giáo Pháp rốt ráo, không như Tiểu Thừa bó buộc trong khuôn khổ danh tự vì vậy mà không dẫn tới giải thoát hoàn toàn.

Bandhudatta nói có một thí dụ về cái Không của Đại Thừa :

Một người điên yêu cầu người thợ dệt, dệt cho một tấm lụa, rồi chê tấm lụa thứ nhất không được tinh xảo, chê tấm lụa thứ hai vẫn còn thô, và tiếp tục chê đến khi người thợ dệt chịu không nổi, đến với tay không, dang hai tay và nói : Đây là tấm lụa tinh xảo nhất.

Người điên nói : Nhưng chẳng có gì trong đó cả.

Thợ dệt nói : Tấm lụa này tinh xảo đến chính tôi là thợ dệt khéo mà cũng không nhìn thấy nó. Người điên hài lòng và hậu đãi người thợ dệt.

Giáo Pháp Đại Thừa cũng vậy : Ngươi nói trong cái Không có cái Có, nhưng chẳng ai thấy cái Có đó ở đâu cả. Kamarajiva đáp không phải là vậy và tiếp tục giảng về cái Không và Diệu Hữu trong Chân Không cho thầy. Sau cùng Bandhudatta nói : Ta muốn xin con làm thầy. Ngạc nhiên trước sự yêu cầu này, Kamarajiva hỏi : Con đã là Đệ tử của Ngài, sao Ngài có thể tôn con làm Bậc thầy được.

Bandhudatta nói : Ta là thầy Tiểu Thừa của ngươi, ngươi là thầy Đại Thừa của ta. Như vậy cả hai đều có Tiểu Thừa và Đại Thừa rất là hợp lý. Kamarajiva đành chấp nhận sự thỉnh cầu của Bandhudatta.

Năm 384 Ngài được mời tới Trung Hoa để hoằng dương đạo Pháp. Năm 402 Vua mời Ngài về kinh đô Tràng An và phong chức Quốc Sư. Trong hơn 10 năm ở Tràng An, Ngài dịch 72 tác phẩm Phật Giáo từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Hoa.

Ngài ưa thích Ðại thừa, muốn được diễn giảng và hay than với các đệ tử : Nếu Ta cầm viết, làm luận Ðại thừa thì Ca Chiên Tử cũng không bì kịp, nhưng người hiểu biết sâu rộng về nó quá ít ỏi, biết luận gì bây giờ? Ngài vì Diêu Hưng, niên hiệu Hoằng Thủy thứ mười lăm (41) đời Hậu Tần mà viết ra hai quyển Thành Thật Luận.

Ngài mang bệnh và biết thời gian không còn cho phép, nên gọi các đệ tử lại và trăn trối : Chúng ta nhờ Phật pháp mà được gặp nhau, nhưng vẫn chưa được trọn

tấm lòng. Tôi ê sợ rằng đời sau có thể trách những bản kinh dã dịch của tôi còn mờ tối không truyền bá được.

Ước mong rằng sự đóng góp nhỏ nhoi này sẽ được trôi chảy. Hôm nay tôi thành tâm xin phát nguyện : Nếu chỗ truyền chẳng lầm, nghĩa khế hợp với tâm Phật, thì lúc tôi chết hãy hỏa tán thân tôi, lưỡi vẫn còn nguyên vẹn. Nói xong, Ngài thị tịch, đúng như lời nguyện của Ngài, khi củi tàn, thân cháy hết mà lưỡi Ngài vẫn tươi hồng như màu sen.

Trong Kinh 42 có câu : Rất khó bố thí khi nghèo, khi giàu rất khó học Đạo. Đó là Ngài muốn nhắc nhở Lòng Đại Bi mà Đức Phật đã dạy là vô biên. Hơn nữa qua tấm gương của cha Ngài để lại, ban đầu có ý định xuất gia tu hành, nhưng khi được vợ đẹp, chức cao, đã quên hết cả. Điều này Ngài muốn nhấn mạnh rằng, không phải ai cũng có thể tu hành. Chỉ những người có căn trí đặc biệt mới có thể theo được con đường "Tri hành hợp nhất".

Biết mà không thực hành được đó chỉ là cái biết vay mượn. Những ai tự cho mình biết nhiều về Phật Giáo hãy tự đặt cho mình một câu hỏi : Trả lại cái biết của ta cho sách vở, tai nghe, mắt thấy, ta còn lại cái gì ?.

Chúng ta đều biết, trong Phật Giáo vấn đề tác phong đạo đức, giới hạnh của các tu sĩ luôn đặt hàng đầu. Nhưng nếu bậc tu hành nào lại chìm đắm trong những cám dỗ vật chất thì bổn phận của hàng cư sĩ là phải khuyến cáo và tìm biện pháp chấm dứt sự chìm đắm ấy, hãy bình tâm khuyên họ hoàn tục sống trong cuộc đời bình thường.

Không ai có thể chê cười người vì những  lý do khác nhau. Nhưng cũng không ai có thể chấp nhận và dung dưỡng những người tu hành mà tác phong và đạo đức tôn giáo trái ngược với giới hạnh của đoàn thể Tăng Già. Kinh Pháp Cú, câu 9, nói rõ rằng : Mặc áo cà sa mà không rời bỏ những điều uế trược (tham dục), không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.

Người Phật tử coi cái Ta rất nhẹ và tôn kính sự hiểu biết của các bậc cao Tăng là sự hiểu biết chân thực. Do đó có thể cúi lạy thầy và không hề quan tâm đến chức tước, địa vị. Nếu không, thì Ngài Bandhudatta đã từng là một vị Đại sư nổi tiêng, đâu bao giờ chịu tôn đệ tử của mình làm Bậc thầy Đại Thừa.

Có và Không là chủ đề không bao giờ củ trong Phật pháp. Tại sao khi đạt đến trọn vẹn cái Không thì lại có mà ước mong cho được cái Có rồi, thì lại trở thành không?

Đức Phật là đấng toàn năng nhưng Ngài lại không có gì là sở hữu. Ngược lại con Người thì muốn sở hữu của tất cả cho đến cuối cùng, trở về với cát bụi với hai bàn tay không. Bởi vì con người ở đây chưa được thành Phật.

Những kinh sách quan trọng được Cưu-ma-la-thập dịch là:

A-di-đà kinh (năm 402)
-Diệu pháp liên hoa kinh ( năm 406)
-Duy-ma-cật sở thuyết kinh (năm 406)
-Bách luận (năm 404) của Thánh Thiên )
-Trung quán luận tụng (năm 409)
-Đại trí độ luận (năm 412)
-Thập nhị môn luận (năm 409) của Long Thụ 
-Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

Ngày hôm nay, quê hương xa xưa của Ngài đã trở thành vùng đất Hồi giáo nhưng Cưu Ma La Thập vẫn được sống với tư cách là một dịch giả, đã mang Phật giáo Đại thừa truyền bá khắp cõi Tây Vực và Trung Nguyên.

Kính bút
TS Huệ Dân

Tài liệu tham khảo :

Puri, B. N. Buddhism in Central Asia, Motilal Banarsidass Publishers Private Limited, Delhi, 1987. (2000 reprint)

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.33

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập