Trà đàm với đức Đạt Lai Lạt Ma: Chào đón một cách trân trọng

Đã đọc: 4058           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Hãy đơn giản đặt để một sự thay đổi thật sự trong con tim, và ở đấy tương lai thế giới chúng ta sẽ được quyết định. Vì thế Đức Đạt Lai Lạt Ma đề nghị một “tôn giáo phổ quát ân cần của nhân loại”, như ngài gọi nó, vượt khỏi những sự phân chia bè phái.

Đây là thời gian chúng ta đón nhận Đức Đạt Lai Lạt Ma một cách trân trọng.  Tôi biết rằng nói như thể ấy là một điều kỳ lạ, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất và được yêu mến nhất trên thế giới.  Nhưng đây là thời gian mà chúng ta phải vượt qua khỏi cái nhìn Đức Đạt Lai Lạt Ma như một ông cậu vui vẻ, một nhà truyền giáo từ bi với thế giới, thời khắc hấp dẫn của truyền thông.  Chúng ta phải lắng nghe những gì ngài đang thật sự nói với chúng ta.  Thông điệp của ngài đến thế giới, và vấn đề Tây Tạng mà ngài đang lĩnh đạo, là quan trọng đến tương lai của chúng ta.

 Tôi sẽ đánh bạo để nói rằng Pico Iyer là gần gũi nhất đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma hơn bất cứ ai trong thời gian qua, và những bài tiểu luận cá nhân tuyệt vời của ông trong số báo này, ông đã phơi bày những tư tưởng sâu kín nội tại của ông về Đức Đạt Lai Lạt Ma sau ba mươi lăm năm như một người học trò, một người quán sát, và một người bạn.  Ông đã để chúng ta nhìn với ông khi Đức Đạt Lai Lạt Ma trãi rộng từ bi và sự quan tâm đến tất cả những ai chung quanh ngài, không gì tuổi tác, quốc tịch, chủng tộc, hay địa vị.  Ông đã khơi mở bí mật phép mầu của Đức Đạt Lai Lạt Ma:  lòng tử tế ân cần, giá trị cao quý nhất trong tất cả những phẩm chất của con người.

 Nhưng ngay cả Iyer cũng nhận biết rằng ông có thể bị quyến rũ bởi những phẩm chất cá nhân lạ thường của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và thiếu sót trong việc lắng nghe một cách cẩn thận những gì ngài đang nói với chúng ta.  Có nhiều loại người trên thế giới; tất cả chúng ta có lòng tử tế trong chúng ta.  Nhưng không phải lòng tử tế ân cần của ngài tự nó đã làm cho Đức Đạt Lai Lạt Ma quan trọng mà đấy là thông điệp mà lòng ân cần và từ bi là căn bản – căn bản duy nhất có thể - đem đến sự chuyển hóa cá nhân và nhân loại toàn cầu.  Và khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nói điều này, chúng ta tin ngài, vì thực hành và hiện thân những phẩm chất này một cách quá rõ ràng.

 Đây là thông điệp nhân loại trông đợi và cần thiết nghe đến.  Những vấn nạn của chúng ta, cả cá nhân và toàn cầu dường như quá phức tạp, và ở tại một mức độ tri thức, chúng là như thế.  Nhưng gốc rể của những vấn đề của chúng ta ở tại một mức độ khác, đơn giản hơn nhưng khó uốn nắn hơn – trong sự sân hận, vị kỷ, sợ hãi, tham lam – và chỉ ở tại một mức độ sâu xa hơn mới có thể xãy ra sự chuyển hóa thực sự.  Chúng ta có thể nghĩ ra những chính sách khéo léo hơn và thực hiện những tuyên bố to lớn hơn, nhưng nếu trong thâm tâm chúng ta không thật sự cảm thông những khổ đau của kẻ khác, thế thì không có điều gì thật sự thay đổi.

 Hãy đơn giản đặt để một sự thay đổi thật sự trong con tim, và ở đấy tương lai thế giới chúng ta sẽ được quyết định.  Vì thế Đức Đạt Lai Lạt Ma đề nghị một “tôn giáo phổ quát ân cần của nhân loại”, như ngài gọi nó, vượt khỏi những sự phân chia bè phái.  Ngài đề nghị loại thực tập cá nhân được phát triển trong Đạo Phật và những tôn giáo khác để kích thích trái tim của chúng ta đối với người khác (những loại kỷ thuật thiền quán bây giờ được nghiên cứu trong những phạm vi thế tục, như Barry Boyce trình bày trong số này).  Và ngài nói với chúng ta rằng chúng ta phải mở rộng sự chăm sóc của chúng ta từ những người chúng ta biết, đến những người chúng ta không biết, đến tất cả những người khổ đau trên thế giới, và cuối cùng đến tất cả chúng sinh.

 Đức Đạt Lai Lạt Ma là một người rất thực tiển.  Rốt cuộc, ngài là một lĩnh tụ của những người bị áp bức, những người bị khổ đau trong một trong những thảm kịch lớn của thời kỳ chiến tranh lạnh và ngài đã hướng đạo số phận của họ.  Ngài tin rằng sự tiếp cận từ bi và bất bạo động của  ngài không chỉ đúng đắn về đạo đức mà cũng là tiến trình tác động nhất, cho người Tây Tạng và thế giới.  Và có phải nó sẽ là một trong những điều tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể thực hiện cho tương lai của con người là để minh chứng sự đúng đắn của ngài?  Và nếu nhóm người nhỏ bé, dàn thành thế trận có thể cuối cùng chiến thắng qua tình thương và bất bạo động, với bản sắc và văn hóa nguyên vẹn, trong bộ mặt của quyền lực độc đoán đế quốc?  Điều đó sẽ là một dấu hiệu hy vọng cho thế kỷ hai mươi mốt.  Chúng ta đã đặt Thánh Gandhi và Mục Sư Martin Luther King Jr. trong đền thờ các danh nhân không phải chỉ vì những phẩm chất cá nhân tâm linh của họ, mà chúng ta đặt các vị ở đấy vì họ chiến thắng.  Các vị ấy đã đạt được sự tự do cho đồng bào của họ qua những phương tiện tốt nhất có thể được.

 Đó là tại sao khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, chúng ta phải lắng nghe.  Chúng ta phải lắng nghe khi ngài nói với đồng bào của ngài gắn bó với những nguyên tắc của Đạo Phật về từ bi và bất bạo động, ngay cả khi đối diện với sự khiêu khích khủng khiếp.  Đây không chỉ là sự đầu tranh của riêng họ, mà cho tất cả chúng ta.  Thế giới cần thông điệp ân cần tử tế, từ bi, và bất bạo động của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và thông điệp tuyệt với nhất trong tất cả sẽ là sự hoạt động của nó.

From the March 2010 issue of the Shambhala Sun.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập