Albert Einstein với Thượng đế và Phật giáo

Đã đọc: 37755           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ.  Tôn giáo ấy phải vươt lên Thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lý thuyết thần học.  Bao trùm cả tự nhiên và tâm linh, nó phải được căn cứ trên cảm nhận phát sinh từ kinh nghiệm của tất cả mọi thứ tự nhiên và tâm linh như một sự hợp nhất đầy đủ ý nghĩa.  Đạo Phật trả lời cho những sự mô tả này.  Nếu có một tôn giáo mà có thể đương đầu với những nhu cầu của khoa học hiện đại đấy sẽ là Đạo Phật.( Albert Einstein)

 

Dĩ nhiên, đấy sẽ là một sự dối trá  với những gì quý vị đọc về nhận thức tội lỗi của tôi, một sự lừa bịp đang được lập đi lập lại một cách có hệ thống.  Tôi không tin tưởng một Thượng đế và tôi chưa bao giờ phủ nhận điều ấy mà đã từng tuyên bố một cách rõ ràng.  Nếu có điều gì ấy trong tôi có thể được gọi là tôn giáo thế thì đấy sẽ là niềm ngưỡng mộ vô biên đối với cấu trúc của thế giới đến tận cùng những gì khoa học chúng ta có thể khám phá nó.  (Albert Einstein, 1954) From Albert Einstein:The Human Side, edited by Helen Dukas and Banesh Hoffman, Princeton University Press

 

Sự nghiên cứu của khoa học căn cứ trên ý tưởng rằng mọi thứ hiện hữu được quyết định bởi những định luật tự nhiên, và do thế điều này có nghĩa là vì những hành động của con người.  Vì lý do này, một nhà nghiên cứu khoa học sẽ khó mà có khuynh hướng tin tưởng những sự kiện có thể bị ảnh  hưởng bởi một sự cầu nguyện. (Albert Einstein, 1936) Trả lời cho một thiếu niên hỏi về việc nhà khoa học có cầu nguyện không. Source:Albert Einstein: The Human Side, Edited by Helen Dukas and Banesh Hoffmann

 

Thái độ của một người nên được căn cứ một cách có hiệu quả trên những mối liên hệ và nhu cầu thông cảm, học vấn, và xã hội; không có căn bản tôn giáo nào là cần thiết. Con người quả thực sẽ ở trong một cung cách nghèo nàn nếu người ta phải bị hạn chế bởi sợ hãi của sự trừng phạt và hy vọng tưởng thưởng sau khi chết. (Albert Einstein,"Religion and Science", New York Times Magazine, 9 November 1930

 

Tôi không thể tưởng tượng một Thượng đế, kẻ tưởng thưởng và trừng phạt những tạo vật của mình, hay có môt ý chí mà chúng ta trãi nghiệm với chính mình.  Tôi cũng không có thể  cũng không muốn nghĩ đến  việc một con người tồn tại sau cái chết thân thể của mình; hãy để những linh hồn yếu đuối, từ sự sợ hãi hay tự ngã ngớ ngẫn, yêu mến tư tưởng ấy.  Tôi hài lòng với sự huyền bí của đời sống vô tận và với sự tỉnh thức và đại cương cấu trúc diệu kỳ của thế giới hiện hữu. cùng với sự cố gắng cống hiến để lĩnh hội phần mình, bởi vì nó mãi mãi là quá bé nhỏ, của Chân Lý  đã  tự biểu hiện trong thiên nhiên. (Albert Einstein, The World as I See It)

 

Albert Einstein on God and Buddhism

 

Tuệ Uyển chuyển ngữ - 24/08/2010

 

http://www.scribd.com/doc/12636779/Albert-Einstein-on-Buddhism

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (27 đã gửi)

avatar
Phương xa 06/09/2010 11:13:02
Ngài Albert Einstein: Lè lưởi như vậy có ý gì? Tôi không hiểu, nếu qúy vị nào hiểu xin chỉ giáo giùm, đa ta..
avatar
Phàm Phu 07/09/2010 00:19:34
Đơn giản vì Einstein là người thích khôi hài . Có bức chân dung khác , tóc Einstein xù lông nhím bên cạnh máy gia tốc điện tích. Tất cả đều do Ngài cố ý tạo ảnh vui vui.

Sau đây là vài mẫu chuyện hoặc câu nói vui vui của Ngài :

“ Lực hấp dẫn không thể chịu trách nhiệm cho việc con người ta yêu nhau.”

Einstein giải thích ngắn gọn về thuyết tương đối : “ Khi bạn ngồi cạnh một cô gái đáng yêu, hai giờ dường như hai phút. Khi bạn ngồi trên một cái lò nướng đỏ lửa, hai phút tưởng như hai giờ . Đó là sự tương đối. ”

Einstein có tính rất ưa khôi hài. Có lần vua hề Charlot nhận được thư khen của Einstein sau khi xem phim Nhật ký đào vàng, Enstein viết: " Ngài chỉ diễn câm thế mà mọi người trên thế giới đều hiểu. Ngài chắc chắn sẽ trở thành một nhân vật vĩ đại ". Chaplin đã dí dỏm có thư phúc đáp như sau: " Tôi càng kính phục ngài hơn. Thuyết tương đối của Ngài không ai hiểu gì cả thế mà Ngài trở thành nhân vật vĩ đại rồi ".

Có lần Einstein bị một nhóm ký giả vây quanh. Một người hỏi: " Thưa Ngài, giữa thời gian và sự vô tận có sự khác biệt nhau thế nào ? " Einstein vui vẻ trả lời: " Ông bạn thân mến, nếu tôi có thời gian để giải thích cho bạn sự khác biệt đó thì sẽ là sự vô tận trước khi bạn hiểu điều đó ".

Ông cũng có tính đãng trí bác học. Có lần, trên xe buýt ông đánh rơi kính. Đang lom khom sờ soạng dưới sàn xe thì cô bé đứng đối diện nhặt chiếc kính dúi vào tay ông. Ông vồn vã: " Cảm ơn cháu, cháu tên gì nhỉ ? " Cô bé véo vào má ông: " Con là Clara Einstein đây Bố ạ ! "

" Tôi không biết Chiến tranh Thế giới thứ 3 sẽ xảy ra khi nào nhưng tôi biết rằng Chiến tranh Thế giới thứ 4, người ta sẽ dùng đá và gậy để ném nhau ! "

Khi con ông hỏi vì sao ông nổi tiếng , Einstein đã giải thích công lao của ông một cách dễ hiểu và khiêm tốn :
" Khi con bọ dừa bò theo một cành cây nó không nhận thấy là cành cây bị cong. Cha đã có may mắn nhận thấy cái mà con bọ dừa không nhận thấy con ạ "

( Nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/Albert_Einstein )
avatar
Quang Đạt 07/09/2010 15:16:20
Ngài Einstein nổi tiếng với thuyết tương đối , còn nhà Bác học Newton nổi tiếng với lực vạn vật hấp dẫn .

Ngài Einstein dù là nhà khoa học thuần túy nhưng với trí phàm đã không hiểu nỗi về sự sáng tạo của Thượng Đế . Còn nhà Bác Học Newton thì nhận biết có Thượng Đế qua lực vạn vật hấp dẫn . Ngài Newton tìm kiếm mãi không biết lực này tác động vận hành vũ trụ do đâu mà có , vì không thể có cái gì gọi là tự nhiên được .

Ở bản luận văn nộp cho Viện Hàn Lâm Khoa Học , ở trang cuối Ngài Newton ghi là : THƯỢNG ĐẾ . Luận văn này được Viện Hàn Lâm chấp thuận .
Reply Tán thành Không tán thành
-1
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Quang Đạt 07/09/2010 15:31:41
Albert Einstein - ý muốn thay đổi “Thượng đế”.

Cho tới năm 1905, dù được Planck (và một số người khác thừa nhận), lý thuyết của A. Einstein ban đầu vẫn bị đa số các nhà khoa học coi là "điên rồ", không thể chấp nhận được vì nếu nghe theo sẽ "động chạm tới lương tri của thời đại”. Điều này cũng dễ hiểu, vì trước đó, vật lý học đang tôn thờ một “ông Tổ” quá vĩ đại là Isaac Newton. Tư tưởng của Newton dựa trên nguyên lý mọi vật thể bất biến về không gian và thời gian. Đó là quy luật muôn thuở, là lẽ trời, là ý muốn của Thượng Đế. Vậy mà bây giờ, có một nhân viên chỉ quen "cạo giấy" ở Cục cấp bằng phát minh sáng chế Berne (Thuỵ Sĩ) lại cả gan nói rằng: “Con đường của Newton là con đường duy nhất đúng mà những người ở thời đại ông có thể đi. Các nguyên lý của ông vẫn còn sức sống trong lĩnh vực nghiên cứu vật lý. Nhưng giờ đây, muốn hiểu thực sự bản chất của vũ trụ và thế giới, thì những nguyên lý này cần phải được thay thế bằng các nguyên lý khác, đi xa hơn thực nghiệm trực tiếp".

Theo Einstein, vận tốc của vật thể càng lớn thì thời gian trôi càng chậm và khi đạt tới vận tốc ánh sáng (300.000 km/s) thì thời gian xấp xỉ bằng 0. Nguyên lý biện chứng không - thời gian này đã được Einstein diễn đạt ngắn gọn: “Theo Newton, khi vật chất biến mất thì không gian thời gian vẫn còn. Nhưng theo tôi, khi vật chất biến mất thì không gian thời gian lập tức cũng biến mất". ý tưởng đó, ngay đến bây giờ, cũng còn có người ngờ vực, huống hồ lúc ấy.

Quan niệm mang tính cách mạng triệt để của Thuyết tương đối đã làm đảo lộn thế giới. Các nhà khoa học quy kết Einstein đủ tội. Ông bị gán cho là không chỉ đưa ra những luận đề “phản khoa học” mà còn mang tư tưởng báng bổ đến Chúa Trời cao cả và thiêng liêng.

Đến nỗi một nhà thơ lúc đó đã viết:

Thiên nhiên và những bí ẩn của nó tràn đầy bóng tối.

Chúa nói:

Được rồi! Sẽ có Newton

Và tất cả đã sáng rực lên

Nhưng chẳng bao lâu quỷ sứ nói:

Được rồi! Sẽ có Einstein

Và tất cả lại chìm vào bóng tối...

Lịch sử tư tưởng nhân loại đã đúc kết rút ra một điều là, nhiều khi "nắm bắt thế giới tự nhiên bằng lẽ phải thông thường và kinh nghiệm là rất dễ mắc sai lầm". Einstein đã đi ngược với những phát minh định kiến khoa học từng ăn sâu vào tiềm thức của biết bao người, của cả thời đại. Ông như một ngư dân đơn độc chèo con thuyền độc mộc vượt qua biết bao bão tố biển khơi.

Kết quả là Thuyết tương đối của Einstein bị phản bác, báng bổ nhiều hơn là khẳng định. Dù đóng góp của ông ở nhiều lĩnh vực đã được thừa nhận, nhưng năm 1921, Hội đồng khoa học Hoàng gia Thuỵ Điển vẫn chỉ trao giải Nobel cho các phát minh của Einstein về hiệu ứng quang điện. Còn Thuyết tương đối, tuy vĩ đại thật nhưng muốn “ăn chắc” thì "hãy để sau" , còn phải nghiên cứu thêm.
Reply Tán thành Không tán thành
-6
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Quang Đạt 07/09/2010 15:49:03
SỰ THẬT VỀ NEWTON – một nhà Bác học lừng danh qua mọi thời đại .

Isaac Newton tên ông theo Hán-Việt là Như Tuần là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học tự nhiên và nhà toán học vĩ đại người Anh. Theo lịch Julius, ông sinh ngày 25 tháng 12 năm 1642 và mất ngày 20 tháng 3 năm 1727. Luận thuyết của ông về Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý Toán học của Triết lý về Tự nhiên) xuất bản năm 1687, đã mô tả về vạn vật hấp dẫn và 3 định luật Newton, được coi là nền tảng của cơ học cổ điển, đã thống trị các quan niệm về vật lý, khoa học trong suốt 3 thế kỷ tiếp theo. ông cho rằng sự chuyển động của các vật thể trên mặt đất và các vật thể trong bầu trời bị chi phối bởi các định luật tự nhiên giống nhau.

Trong cơ học, Newton đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng (bảo toàn quán tính). Trong quang học, ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu.
Trong toán học, Newton cùng với Gottfried Leibniz phát triển phép tính vi phân và tích phân. Ông cũng đưa ra nhị thức Newton tổng quát.

Năm 2005, trong một cuộc thăm dò ý kiến của Hội Hoàng gia Anh về nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử khoa học, Newton vẫn là người được cho rằng có nhiều ảnh hưởng hơn Albert Einstein.

Theo câu chuyện nổi tiếng do nhà văn Pháp Voltaire kể lại: một lần đi dạo trong vườn nhà ở dinh thự Woolsthorpe, Newton bị một quả táo rơi trúng đầu và từ đó nảy ra thuyết “Vạn vật hấp dẫn”. Kỳ thực lúc đó, Newton đang ngồi trong nhà nhìn ra ngoài cửa sổ thì nhìn thấy táo rơi.

Newton sùng đạo...

Rất nhiều người đã sử dụng Định luật Chuyển động và Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton để bác bỏ sự tồn tại của Thượng Đế . Tuy nhiên, chính bản thân tác giả lại viết:

“Lực hút Trái đất chỉ giải thích sự chuyển động của các hành tinh nhưng không thể làm rõ ai, khi nào và bằng cách nào đã đưa các hành tinh vào vị trí chuyển động như vậy. Chính Chúa trời là người điều khiển và sắp đặt vạn vật. Người là bất diệt, là vĩnh cửu...”.

Dù mang niềm tin mãnh liệt với tôn giáo nhưng Newton với tư tưởng khoa học lại phản đối kịch liệt những thuyết giáo liên quan đến ma quỷ, linh hồn. Điều này có vẻ đi ngược với xu hướng chung của thời đại: vào thế kỷ 17, phần lớn các học giả và giới trí thức châu Âu đều tin Satan là có thật, họ coi sự bất kính của Newton là một hành động báng bổ.

Newton và ngày tận thế :

Kinh Thánh là đam mê lớn nhất trong cuộc đời Newton, thậm chí còn lớn hơn cả các ngành khoa học và nghiên cứu. Trên thực tế, ông đã tính ra ngày hành hình Chúa Jesus chính xác là vào mùng 3 tháng 4 năm 33 sau Công nguyên, và ngày sớm nhất nhân loại cận kề nguy cơ diệt vong là năm 2060 sau Công nguyên.
“Sấm truyền” này có thể đúng, có thể sai, tuy nhiên ít nhất là tiên đoán của ông đã trở thành sự thật: người Do Thái đã trở về mảnh đất Israel.
avatar
một độc giả 10/09/2010 02:43:38
Không biết bạn Quang Đạt so sánh Einstein và Newton với mục đích gì . Hai nhà bác học sống cách nhau 3 thế kỷ , một người nỗi tiếng trong vật lý cổ điển , người kia rạng danh trong vật lý hiện đại . Hội đồng Khoa học Hoàng Gia Anh chọn Newton (không chính thức,chỉ thăm dò ngầm) cũng dể hiểu bởi Newton là người Anh . Sự bầu chọn này nếu tổ chức chính thức sẽ là một lố bịch . Còn hai Ngài này tin hay không tin Thượng Đế chỉ là chuyện riêng tư , không có giá trị bắt chước theo để mọi người chọn lựa , biện minh cho tín ngưỡng của mình .
Reply Tán thành Không tán thành
11
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Một bạn đọc 10/09/2010 16:38:44
Xin giới thiệu bài "Thói ngụy biện ở người Việt" trong http://tuanvannguyen.blogspot.com/2010/05/thoi-nguy-bien-o-nguoi-viet.html.
Bạn Quang Đat nên xem để biết không phải hễ Newton tin vào thượng đế là Quang Đạt cũng phải tin vào thượng đế.
avatar
Phương xa 10/09/2010 19:38:57
1/ Ngài Isaac Newton cho rằng: Vũ trụ phải do Thượng Đế tạo dựng, song hỏi ngược lại rằng vậy Thượng đế do ai tạo?.
avatar
một độc giả 10/09/2010 22:00:33
Chính xác Thượng Đế Giê-hô-va do Môi-sê tạo ra bằng các tác phẩm Sáng-Thế ký , Xuất Ê-díp-tô ký, Lê-vi ký , Dân-số ký...bỏ các sách này thì Thượng đế cũng biến mất. Có một danh nhân đã viết : " Điều nào đúng : Loài người là tạo phẩm sai lầm của chúa trời hay chúa trời là tạo phẩm sai lầm của loài người ? " . Tôi cho rằng điều sau hiển nhiên đúng .
avatar
Quang Đạt 11/09/2010 17:54:03
Tin có Thượng Đế hay không là quyền tự do đức tin của mỗi người . Bạn có thể tin hay không hoàn toàn thoải mái , chứ không ai áp đặt cả . Ở đây chỉ nói trên phương diện khoa học chứ không nói về Kinh thánh tôn giáo .

Ngài Isaac Newton thì cho rằng lực tương tác dịch chuyển các hành tinh trong ngân hà , thiên hà vũ trụ không tự nhiên mà có .

Nếu bạn Phuong xa hỏi Thượng Đế do ai tạo ? thế thì đạo Phật cũng chưa trả lời được câu trời đất , vũ trụ , vạn hữu vì sao mà hình thành ? và kiếp sống đầu tiên của con người bắt nguồn từ đâu ?

Theo Kinh dịch phương Đông của Trung Hoa thì vũ trụ từ nguyên thủy hổn mang chưa định hình đã có Thái cực rồi . Như vậy nếu là người có trí không ai đặt câu hỏi như bạn Phuong xa cả ?

Nếu các bạn không tin Thượng Đế cũng không thành vấn đề , là chuyện nhỏ . Nhưng có bạn nào có thể chứng minh về khoa học là lực vật lý nào tác động mạnh để vũ trụ trời đất , các hành tinh , các vì tinh tú , thiên thể vận hành trật tự tuần hoàn trên Thiên cầu không ?

Ngài Isaac Newton không tìm ra được câu trả lời nên mới ghi vào luận án về Luật vạn vật hấp dẫn là Thượng Đế khi trình trước Viện Hàn Lâm Khoa Học . Nếu các bạn chứng minh được bằng khoa học thì các bạn giỏi hơn Ngài Isaac Newton rồi đó . Lúc đó có lẽ các bạn được xứng đáng trao giải Nobel nữa vì các nhà khoa học vĩ đại trước đây chưa tìm ra được lời giải đáp .
Reply Tán thành Không tán thành
-2
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Thanh Chuong 13/09/2010 03:33:50
Bạn Quang Đạt là người rất tin vào thượng đế (chắc là bạn theo đạo thiên chúa hay tin lành )Tôi nghĩ cũng chẳng sao, Bạn cứ giữ đức tin của mình & hãy tìm đến với những người cùng đức tin với mình mà bàn luận (tôi không tin các bạn không có web riêng) như vây sẽ tốt cho bạn & cho cả diễn đàn phật pháp của Chúng tôi nữa.
avatar
một độc giả 13/09/2010 04:21:29
Tôi không nhất trí với bạn Thanh Chuong , không có các bạn TCG vào đây thì biết đối thoại với TCG ở đâu ?
Linh mục Quang Đạt có công tạo màu sắc phong phú cho diễn đàn , dầu có hơi mất công với các sáng kiến mờ ảo khiêu khích của Quang Đạt nhưng cũng là dịp cho Phật tử trau dồi bản lĩnh .

Linh mục Quang Đạt , hãy ở lại với chúng tôi !
Reply Tán thành Không tán thành
11
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
lua viet 16/09/2010 04:16:36
ok.
voi kha nang cua Quang Dat, cho ta thay rang anh ta la mot nguoi co trinh do, va co the la duoc dao tao bai ban.
khong can bit anh ta la ai nhung co the chac chang la anh ta khong phai la PhatTu
vi:
da la mot Phat tu thi can phai ton trong SU THAT
cai nay thi Quang Dat khong co
Quang Dat thuong hay dung nhung kthuc ma minh doc duoc hay tim hieu de lam dan chung, voi muc tieu hu nhung nguoi thieu hieu bit.
nhung Quang Dau co bit CHAN LY o doi la:
CHINH LUON THANG TA
avatar
Phàm Phu 13/09/2010 20:53:43
Tôi tán đồng với một độc giả . Diễn đàn này không nhất thiết dành riêng cho Phật tử . Mọi ý kiến phi Phật giáo nên được tiếp nhận , như là tiếp nhận những cọ xát hữu ích để giáo lý đạo Phật ngày càng sáng tỏ hơn .

Riêng đối với Quang Đạt , nếu có thống kê thì chính Quang Đạt là người được replies nhiều nhất , điều đó tốt , lợi lạc rất nhiều cho Quang Đạt và cho số đông bạn đọc . Đặc điễm của Quang Đạt là bài báo nào cũng bị chê , ai bình luận gì cũng bị đánh giá thấp , hay chụp mũ hoặc lái sang chủ đề khác và nhất là luôn luôn kiên trì quyết liệt bảo vệ tín ngưỡng của mình . Rất tốt ! Quá tốt ! Nếu thiếu Quang Đạt , và nhiều bạn phi Phật giáo khác , thì diễn đàn này sẽ tẻ nhạt biết chừng nào .
Reply Tán thành Không tán thành
11
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
ngay tho 15/09/2010 03:44:16
Theo tôi thì tôi chỉ thích nhà khoa học Anhxtanh còn newton thì no,nếu so về Phật và Chúa thì tôi chọn Phật vì Ngài có trước đạo Chúa 494 năm,trí tuệ của Ngài còn mạnh hơn cả Chúa ,các tôn giáo sao điều học những kinh nghiệm của Ngài,hồi những năm chiến tranh đạo Chúa rất hưng thịnh nhưng bây giờ Phật giáo còn hưng thịnh hơn nhiều
avatar
Quang Đạt 19/09/2010 03:17:22
Thân chào các bạn lua viet , Pham Phu , Thanh Chuong .

Bạn có nick là một độc giả nhắn nhủ QĐ ở lại với các bạn . Có lẽ QĐ còn chút ít duyên với diễn đàn này nên viết thêm đôi điều , chứ hết duyên thì QĐ không có nhã hứng viết bài thảo luận về tôn giáo dù là một chữ .

Ngài Albert Einstein nói rằng : … Nếu có một tôn giáo mà có thể đương đầu với những nhu cầu của khoa học hiện đại đấy sẽ là Đạo Phật.

Ta cần nhớ rằng, Phật giáo từ khởi thủy không có mục đích lý giải hay chứng minh các vấn đề thuộc khoa học như các ngành khoa học hiện đại. Phật giáo không đặt vấn đề nghiên cứu khoa học lên hàng đầu, cũng không xu thế theo các lý giải của khoa học, dù rằng những điều do Đức Phật giảng dạy bao giờ cũng rất khoa học thực tiễn.
Phật giáo thường được gọi là tôn giáo của trí tuệ và từ bi như phương châm “Duy tuệ thị nghiệp”. Vậy niềm tin căn bản trong đạo Phật là gì ? Đó là tin vào khả năng giác ngộ, giải thoát của chính mình. Đạo lý căn bản nhất để thực hành là tránh xa các việc ác, làm các việc lành, giữ tâm ý trong sạch.

Các nhà khoa học không thể đem cái trí phàm giới hạn , đem cái tâm ô trược phiền não , đem một số kiến thức khám phá khoa học ở cõi người thế gian để tư duy về cái hạnh phúc an lạc ở các cõi Trời hoặc công nhận hay phủ nhận Thượng Đế .

Theo giáo lý đạo Phật, đứng trên mặt hiện tượng nhận thức và xét theo nghĩa thông thường thì giữa kiến thức khoa học và trí tuệ tâm linh có sự khác nhau rất xa. Bởi kiến thức khoa học của người đời nói, đó là thứ trí thức bởi do tìm tòi khám phá các hiện tượng tự nhiên và xã hội , do tích tụ kinh nghiệm mà có. Nói rõ hơn, là do học hỏi bởi những môi trường chung quanh mà có, như hấp thụ kinh nghiệm kiến thức qua các lãnh vực của đời sống từ trong gia đình, nhà trường , tự nhiên và xã hội. Kiến thức này không cố định mà luôn thay đổi theo thời gian . Trong nhà Phật gọi đây là Hữu sư trí. Tức thứ trí có được do vay mượn bên ngoài đem vào mà tạm có ra.

Ngược lại, trí tuệ mà được gọi là Vô sư trí, tức trí tuệ không do sự vay mượn kiến thức thế gian bên ngoài mà được. Mà tự nó sẵn có, nhưng sở dĩ nó không hiển lộ được là do phiền não , nghiệp lực che ngăn. Nhờ sự tu tập thúc liễm tinh tấn bên trong nội tâm ( Tâm thức ) mà phiền não , vọng tưởng không còn, thì trí tuệ này sẽ hiện bày. Trí huệ này là bất biến , là cố định , là vô lượng vô biên vì nhìn ra sự thật chân lý vĩnh hằng . Cho dù cho có Đức Phật ra đời hay không thì chân lý này vẫn có vận hành trong vũ trụ. Đức Phật không phải là người sáng tạo ra chân lý mà Đức Phật là bậc Thánh khám phá ra chân lý một cách rõ ràng minh triết nhất qua mọi thời đại.

Thí dụ như bản chất của trăng là sáng, nhưng bị mây che dày đặc, nên ánh sáng của trăng không hiển lộ được. Mây tan, trăng hiện. Cũng thế, mây vô minh phiền não không còn, thì mặt trời trí huệ sẽ hiện bày. Bởi do đặc tính đó, mà nhà Phật gọi là Trí huệ Bát Nhã . Đức Phật nói thế là để phân biệt với kiến thức thế gian mà đôi khi các nhà khoa học người thế gian hay đề cập đến.

Các thành tựu khoa học kỷ thuật tiên tiến , các kiến thức thế gian còn trong phạm vi phân biệt, chấp trước bởi do tìm tòi tích tụ kinh nghiệm vay mượn bên ngoài mà có. Đây là thứ trí thức thuộc Hữu lậu pháp, hay thế trí biện thông. Ngược lại, trí huệ là cái trí Bát nhã do tu tập bên trong Tâm thức mà có không do vay mượn bên ngoài. Trí huệ nầy khi phát sáng toàn triệt, thấu hiểu bao trùm toàn thể vũ trụ , nhân sinh ( chứng đắc Tam minh , Lục thông ) không còn một chút cáu bợn vô minh phiền não vọng tưởng che ngăn, thì nhà Phật gọi đó là trí huệ Bát nhã cứu cánh, tức là Phật quả .

Như vậy ta có thể thấy các nhà khoa học mà đại diện điển hình là nhà bác học Albert Einstein đã lý luận không đúng với tinh thần của đạo Phật , không đúng với lời dạy kim khẩu của Đức Phật. Sự so sánh giữa tôn giáo và khoa học sẽ khập khểnh ngay từ bước thiết lập đầu tiên. Dù khoa học có tiến bộ tới đâu cũng không thể lấy cái giới hạn ( kiến thức khoa học ) để hiểu cái vô hạn ( tâm linh tôn giáo ). Tất cả kiến thức của nền văn minh nhân loại chỉ là hạt cát nhỏ bé so với vũ trụ bao la vô tận kỳ vĩ .
Namo Sakya Muni Buddha

Quang Đạt
avatar
minh thai 12/09/2011 07:50:15
minh da doc bai luan cua ban ,no rat ro rang minh doan ban la nguoi rat hay tim hieu dao phat ban noi nhieu den tri tue bat nha nhung that ra loai tri tue nay can phai tu luyen ma co dc chu li thuyet ve no thi khong bao gio nhan ra no dau
avatar
một độc giả 24/09/2010 08:51:35
Linh mục QĐ trích vu vơ vài đoạn kinh luận Phật học để nhập nhằng kết luận rằng Đạo Phật , cũng giống như Thiên Chúa giáo (TCG) , đều phũ nhận những giá trị của khoa học , đánh giá khoa học như “ hạt cát nhỏ bé ”. Không ai rơi vào cái bẫy thô thiển này , linh mục QĐ ạ ! Quan điễm về khoa học của Phật tử khác xa , so với quan điễm của các con chiên .

Tìm hiểu những điễm tương đồng qua lại giữa khoa học và đạo học là việc làm của người trí . Mê tín mới sợ khoa học , mê muội mới chống khoa học .

TCG đặt nền tảng trên đức tin mù quáng , ngu hóa , súc vật hóa tín đồ , thì TCG mới sợ hãi kiêng kỵ trước những khám phá của khoa học . Đạo Phật thì trái lại , khoa học càng tiến xa tiến cao hơn thì Đạo Phật càng sáng ngời hơn .

Quen tật nói dối , quen thói lừa gạt , nhưng nay TCG đã bị ánh sáng khoa học vạch mặt chỉ tên ; Vậy mà linh mục QĐ quay lại chê khoa học là “ cái giới hạn ” là “ hạt cát nhỏ bé ” thì chỉ chứng tỏ TCG của QĐ phãn khoa học , là kẻ thù của khoa học như xưa nay nó vẫn thế .
Reply Tán thành Không tán thành
19
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Rửa mặt 23/09/2010 00:08:47
Ngày nay khi khám phá Vũ Trụ, khoa học đã phát hiện ra có hàng tỷ dải Thiên Hà trong đó có Thiên Hà-dải Ngân Hà chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta.Xét ở cấp độ THiên Hà như dải Ngân Hà, mỗi Thiên Hà lại chứa hàng tỷ Ngôi Sao như Mặt Trời, nếu kể đến Hành Tinh như Trái Đất thì trong mỗi Thiên Hà lại có hàng trăm tỷ Hành Tinh, lại xét đến vệ tinh tự nhiên như Mặt Trăng của Trái Đất thì có tới hàng nghìn tỷ.
Vấn đề đặt ra ở đây là sự phân bố các Thiên Hà, các Hệ Mặt Trời...và sự chuyển động dường như có trật tự của chúng (tại sao chúng không chuyển động hỗn loạn tự đâm vào nhau)...Để rồi từ đó xuất hiện sự sống như trên Trái Đất tồn tại và phát triển. Trước những vấn đề đó nhiều tôn giáo, trường phái cho rằng: đó là do một vị Thần, Thượng Đế toàn năng sáng tạo ra Vũ Trụ trong đó có cả loài người, trong đó dĩ nhiên là vị Thần đó sắp xếp, bố trí các Thiên Hà, các Ngôi Sao, các Hành Tinh chuyển động có trật tự.
Nhưng ta thấy, nếu chỉ xét riêng trong dải Thiên Hà-Ngân Hà đã tới hàng tỷ Ngôi Sao, hàng trăm tỷ Hành TInh như Trái Đất, hàng nghìn tỷ vệ tinh như Mặt Trăng và lại hàng tỷ Thiên Hà tương tự như thế nữa thì liệu có vị Thần nào làm nổi không. Thứ nữa con số hàng tỷ dải Thiên Hà đó mới là số lượng mà ngày nay khoa học mới khám phá ra, vậy biết đâu Vũ Trụ có hàng vô lượng thì nội hàm từ "sáng tạo" ở đây phải được hiểu thế nào, ta hãy đặt thử cụm từ "sáng tạo ra cái vô lượng". Nếu cho rằng có vị Thần sắp xếp các Ngôi Sao, các Hành Tinh thì chúng mới chuyển động có trật tự như vậy thì khi xét đến thế giới vi mô ở cấp nguyên tử, thì tại sao các electron lại không chuyển động hỗn loạn để rồi tự sập vào hạt nhân nguyên tử dẫn tới vật chất bị phá huỷ. Phải chăng từng hạt nguyên tử tồn tại cũng do vị Thần đó can thiệp. Vì sao ta lại không cho rằng bản thân Vũ Trụ có cơ chế tự cân bằng.
Điều nữa, một số tôn giáo, trường phái cho rằng: phải có vị Thần tạo dựng thì Vũ Trụ mới có trật tự, hoàn hảo, hợp lý đến vậy để cho sự sống xuất hiện, tồn tại và phát triển. Nhưng có thật là có sự hợp lý hoàn hảo không? Điều gì xảy ra cho con người nếu một ngày kia Mặt Trời đốt hết nhiên liệu khí Hêli, chắc chắn lúc đó sự sống trên Trái Đất sẽ không còn tồn tại, thậm chí Hệ Mặt Trời sẽ tan vỡ. Vậy tại sao Thần đó sáng tạo ra hoàn hảo như vậy lại để cho một mắt xích (Mặt Trời đôt hết nhiên liệu) bị hư hoại dẫn tới cả chuỗi dây chuyền (sự sống loài người, Hệ Mặt Trời...) bị tan vỡ-vẫn phải chịu quy luật Thành, Trụ, Hoại, Không.
Bây giờ ta hãy xét tới những thứ tồn tại trên Trái Đất xem liệu có vị Thần nào sáng tạo ra không. Ta thấy những vật với những tính chất như: cứng như sắt thép, rắn như kim cương, độ cứng vừa phải, lại dẻo như nhôm, đồng, hoặc dẻo như chiếc bánh ta ăn...Vậy những thứ đó với những tính chất như vậy có Thần nào sáng tạo ra không. Ngày nay khi khoa học đã đi sâu vào phân tích những chất như vậy và đã khám phá ra căn nguyên những thuộc tính của chúng. Ví dụ như chất kim cương vì sao chúng lại rắn như vậy, thực ra kim cương là do nguyên tố Cacbon tạo thành, độ cứng của nó có được là do các nguyên tử Cacbon được phân bố theo mạng tinh thể khối tứ diện đều, do đó chúng tạo ra lực liên kết rất mạnh do đó chúng có độ cứng rất lớn. Không chỉ hiểu được tính chất của chúng, khoa học ngày nay có thể còn tạo ra kim cương nhân tạo còn cứng hơn cả kim cương tự nhiên, còn nguyên tố Cacbon chúng không chỉ tạo ra kim cương mà còn có nhiều trong hợp chất khác như than đá, dầu mỏ, và ngay cả trong cái bánh dẻo ta ăn. Nền kỹ thuật hiện đại còn có thể tạo ra nhiều vật liệu mới với những tính chất về độ dẻo, độ cứng...đáp ứng phù hợp với nhiều nghành sản xuất khác. Hoặc như trong phản ứng hạt nhân có thể tạo ra nguyên tố khác từ nguyên tố mẹ, ví dụ như bắn phá hạt nhân nguyên tử Li bằng hạt hydro thì được 2 nguyên tử Hêli...Phải chăng nguyên lý chuyển hoá giữa các chất là nguyên lý nhà Phật đã nói tới "lý sự vô ngại pháp giới". Từ đó ta cũng không thấy vai trò của vị Thần nào trong việc sáng tạo ở đó cả.
Tiếp nữa ta thử xét về các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên như: mưa, gió, sấm chớp, thuỷ triều. Ngày xưa, khi những hiện tượng đó xảy ra, con người không hiểu nguyên nhân của chúng. Do đó các hiện tượng đó đều cho rằng do các vị Thần tạo ra. Còn ngày nay khoa học đã tìm ra căn nguyên của các hiện tượng đó có thể nói gọn là chúng tự làm nhân duyên cho nhau mà phát sinh, ví dụ như mưa là do sức nóng của ánh sáng Mặt Trời làm nước bốc hơi bay lên, gặp lạnh ngưng tụ thành mây...Vì vậy việc Thần tạo đã hoàn toàn bị loại bỏ. Do đó ta có thể suy rộng ra cho Vũ Trụ và các hiện tượng xảy ra trong Vũ Trụ cũng không có vai trò của Thần nào tạo ra cả. Có thể ví như phương pháp quy nạp trong toán học, nếu ta chứng minh được một chuỗi số, một tổ hợp đúng đến phần tử thứ K thì suy ra chúng cũng đúng với K+1, K+2, K+3...N. Ví dụ ta đã hiểu được hiện tượng mưa và loại bỏ Thần tạo ra (K), thì có thể suy ra hiện tượng cầu vồng cũng không có thần nào làm ra (K+1), mặc dù ta chưa thể bay lên sờ vào xem cầu vồng là gì nhưng bằng những dữ liệu như cầu vồng chỉ thường xuất hiện khi mưa. Cũng vậy, bằng những dữ liệu gần về hiện tượng tự nhiên mà khoa học khám phá ra và thấy không có yếu tố Thần tạo nào cả, ta có thể loại bỏ yếu tố Thần tạo cho những hiện tượng trong Vũ Trụ. Nhưng có người đặt vấn đề là "nếu ông bảo là không có Thần nào Vũ Trụ cả, nhưng ông cũng chưa hiểu, chưa tới tột cùng ngằn mé của Vũ Trụ". Đúng, nếu Vũ Trụ chẳng có bờ mé nào thì sao lại đặt vấn đề đến tột cùng. Bây giờ tôi hỏi lại: bạn hãy giải bài toán quy nạp (ở trên) khi cho N=số vô lượng. Chắc bạn sẽ trả lời : Được ông hãy cho tôi vô lượng trang giấy trắng và tôi cần vô lượng thời gian để giải. Vậy rõ ràng người đặt câu hỏi tự mâu thuẫn, phi logic mà lại bắt người giải tìm đáp số.
Reply Tán thành Không tán thành
13
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
tho ngay 10/10/2010 03:26:09
Phật giáo muôn năm
avatar
khanh ho 12/10/2010 22:15:47
Quang Đạt viết "Nếu bạn Phuong xa hỏi Thượng Đế do ai tạo ? thế thì đạo Phật cũng chưa trả lời được câu trời đất , vũ trụ , vạn hữu vì sao mà hình thành ? và kiếp sống đầu tiên của con người bắt nguồn từ đâu ? "

Câu hỏi này là trung tâm của các kinh điển đại thừa đó bạn . Bạn hãy đọc một vài kinh tiêu biểu của Phật Giáo đi . Ai bít đâu bạn lại có duyên với đại thừa. Nhưng tôi nghĩ ban đầu bạn chưa hiểu được đâu . Phải thực hành, phải ngâm cứu , và đọc đi đọc lại nhiều lần thì tui mởi hiểu được đó. Muốn chứng ngộ được cái mình hiểu không có giải pháp nào khác là mình phải tự dấn thân tu hành.
avatar
14/10/2010 22:19:10
Khanh ho!Tai sao ban dam dua ra loi noi la "dao Phat cung chua tra loi duoc cau troi ,dat vu tru ,van huu vi sao ma hinh thanh?..."Ban hay doc lai giao ly di nha!
avatar
Hà Quốc Huy 22/11/2010 01:28:04
Tôi đã đọc và nhận thấy rằng bạn Quang Đạt cũng cố công tìm hiểu đạo phật ! nhưng cách tìm hiểu kiểu bới vết tìm lông của bạn hay cách ngụy biên của bạn cũng ko dẫn chứng hay chứng minh được điều gì cả đối với người có nghiên cứu và hiểu được đạo phật. Tôi thiết nghĩ cách xuất hiện của bạn trên diễn đàn này ko ít thì nhiều cũng đóng góp cho diễn đàn, tạo điều kiện tốt hơn cho những người còn yếu về mặt lí luận có thể thấy rõ các xảo biện mà các tôn giáo khác thường dùng để chúng ta có thể bẻ gảy ngay những lập luận mang tính xảo thuật của ngôn ngữ,nếu ko suy xét kỹ có thể gây hiểu nhầm và hiểu sai lệch. Nhưng chân lý vẫn là chân lý. Riêng cá nhân tôi có quan điểm niềm tin phải dựa trên nền tảng vững chắc ko tin 1 cách mù quáng kiểu mê tín, mà phải là 1 niềm tin xác đáng dựa trên các dữ liệu và dẫn chứng tin cậy. Bạn Quang Đạt có thể tham khảo link này(http://www.daophatngaynay.com/vn/dien-dan/doi-thoai/4014-Dao-Phat-Dao-Chua-doi-chieu-Mot-khao-luan-qua-cac-tai-lieu.html). Tôi nghĩ nếu bạn là 1 người biết chân lý biết phuc thiện thì qua bài trên bạn có thể rút tỉa cho minh được điều gì đó tốt hơn cho bản thân và thay đổi cách nhìn về thế giới quan gần với khoa hoc, gân với chân lý và gần với tự nhiên hơn! Cảm ơn những đóng góp của bạn.
avatar
T.Hương 10/04/2011 23:44:26
Riêng tôi thì rất thích khoa học và hoàn toàn tôn kính Đức Phật, một người có trí tuệ tuyệt hảo, đã hiểu thấu tính chất của vũ trụ, luật thiên nhiên (luật nhân quả) . Khoa học càng tiến bộ thì càng tháo gỡ những khúc mắc phức tạp của vũ trụ. Theo tôi, Thiên Chúa Giáo cũng như nhiều tôn giáo khác đã được dùng như là cách quản lý, giáo dục dân chúng trong xã hội ở những nước những tôn giáo đó được thành lập để giữ trật tự cho xã hội. Thượng Đế được tôn giáo đó tạo ra để đe dọa, trấn áp con người. Thượng Đế mà vừa có quyền vừa độc ác thì gần giống như những người trong cõi A-Tu-La mà Đạo Phật có nói. Thượng Đế mà nhân đức, hiền lành là người của cõi Trời. Tất cả chúng sanh từ cõi Địa Ngục đến cõi Trời không ai thoát khỏi sự giám sát của luật nhân quả. Khoa học càng tiến bộ, con người càng có trí tuệ thì họ càng bỏ Thiên Chúa Giáo bởi vì tôn giáo này không giải thích được cho họ những điều bất mãn trong cuộc đời. Nếu sống càng tốt, họ càng thấy Thượng Đế quá bất công và độc ác. Bây giờ Thiên Chúa Giáo có copy những ý của Đạo Phật để chiêu dụ quần chúng thì sẽ phải bác bỏ hầu hết những giáo điều của Thiên Chúa Giáo. Như vậy thì còn giữ Thiên Chúa Giáo để làm gì ?
Reply Tán thành Không tán thành
11
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Dang Van, Nguyen 26/04/2011 16:43:43
Các bác cứ để cho Quang Đạt vào tranh luận cho thấy rõ chân lí. Vàng thật đâu có sợ lửa.

Sao đến giờ này vẫn còn có người tin vào Thượng Đế tạo ra mặt đất hình vuông, bầu trời như cái chảo chiên cá viên chiên úp lên như QUANG ĐẠT. Nếu Thượng Đế công bằng, nhân từ thì chỉ cần trả lời hộ tôi sao TĐ tạo ra người da đen làm nô lệ, da trắng hưởng thụ, da vàng nhỏ bé, da đỏ bị diệt chủng gần hết? Hay là TĐ yêu đứa con này, ghét đứa con kia? Cái gì mà kì vậy?

Nhà bác học Albert Einstein đã đưa ra các học thuyết đi trước thời đại hàng trăm năm chỉ với cây bút chì và tờ giấy, những điều đấy dần đã được chứng minh vì trình độ của khoa học hiện giờ có hạn. Không hiểu được người khác không có nghĩa là người ta sai, bao nhiêu nhà khoa học thời xưa đã bị thiêu sống vì THƯỢNG ĐẾ không chịu "hiểu". Cứ cái gì chưa biết thì cứ gán cho TĐ làm ư? như mưa hồi xưa cũng do TĐ làm, giờ mỗi lần mưa ông TĐ đi đâu rồi?
avatar
Hiếu 06/12/2011 21:30:36
Tôi thấy đúng là Quang Đạt tham gia diễn đàn này cũng có ích cho Phật tử chúng ta. Vì đức Phật có dạy đại ý: không khúc mắc thì sở học không thấu đáo. Nhờ Quang Đạt tranh luận mà diễn đàn sôi động hơn, hay như câu: lấy ma vương làm bạn đạo cũng là ý này, nếu Ngài Jêsu và Đức Phật nói chuyện cùng nhau thì sao nhỉ. Tôi xem lịch sử các tôn giáo thấy nhiều khi kinh sách bị các vua chúa, người đời sau sửa chữa nhiều, đây là điều rất đáng tiếc, tôi nghĩ đạo Thiên Chúa khởi đầu chắc cũng không độc đoán và giáo điều như bây giờ. Cũng như kinh thánh người Hồi giáo cũng bị sửa nhiều. Cá nhân tôi thấy đạo Phật không trói buộc Phật tử, vì vậy đạo Phật không giáo điều. mà linh hoạt trên tinh thần đem lại hạnh phúc cho mọi người không phân tôn giáo khác nhau.
avatar
CHUNG TỬ ĐƠN 21/04/2012 02:57:59
Mình đống ý hoàn toàn với ý kiến của bạn nêu trên!Mình thấy giáo điều của PHẬT GIÁO theo cách nhìn nhận của mình thì rất nhiều điểm mâu thuẫn với Thiên chúa giáo!(chi tiết thì mình không tiện nói ra)
Nhưng khi mình đọc kinh PHẬT-Mình thấy triết lý cao,thâm sâu không đến mức quá khó hiểu,khoa học và từ bi!
Mình cảm giác là đạo PHẬT có gì đó cao siêu hơn gấp bội phần thiên chúa giáo(Đây là ý kiến của riêng mình-xin lỗi các bạn thiên chúa giáo nếu mình có ý xúc phạm...)
Bên thiên chúa giáo cứ cái gì không giải thích được là nói:chúa đứng đằng sau-1 câu trả lời thiếu tính thuyết phục,thiếu tư duy,...)
Gần đây mình được biết trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước có nói đến vấn đề ở CHÂU ÂU đã rất nhiều người không còn niềm tin vào CHÚA-Vì sao thì các bạn tự biết-Và bên CHÂU ÂU tuy rằng họ không theo đạo PHẬT theo kiểu như hòa thượng hay sư nhưng cũng có rất nhiều người tin vào PHẬT GIÁO-Và khi tin vào PHẬT GIÁO rồi thì những giáo điều(nếu mình không muốn nói là vớ vẩn) trong kinh thánh sẽ trở thành đống giấy vụn
Từ ngày đó mình nhận ra trong tất cả tôn giáo trên thế giới này thì chỉ có đọa PHẬT giải đáp được gần như toàn bộ những điều xảy ra hàng ngày(tính thuyết phục cao nhất) và mình bắt đầu yêu đạo PHẬT!
Như vậy với tính chất triết lý,khoa học và từ bi bác ái của PHẬT GIÁO luôn được mọi người chấp nhận và dường như làm cho cả những người của tôn giáo khác(Nhất là THIÊN CHÚA) phải tin vào PHẬT GIÁO-vì nó là chân lý là sự thật không thể chối cãi!
tổng số: 22 | đang hiển thị: 1 - 22

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.86

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập