Học giả Lữ Trừng & Phật Học

Đã đọc: 2273           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Lữ Trừng (1896-1989) tự Thu Dật, còn gọi là Thu Nhất, Kinh Tử, người thị xã Đan Dương tỉnh Giang Tô.

Ông lúc nhỏ học trường trung học Chấn Giang, sau khi tốt nghiệp lại đến học trường cao đẳng nông nghiệp Thường Châu, năm sau đến học nghành kinh tế trường đại học Dân Quốc ở Nam Kinh. Ông tiếp thu ảnh hưởng Phật học từ người anh Lữ Phụng Tử, hay nghe anh nói về tiên sinh Dương Văn Hội giảng giải Phật pháp, thế là ông nảy sinh hứng thú Phật giáo.

Lần nọ, ông gặp mua được sách của tiên sinh Âu Dương Cánh Vô, trải qua Âu Dương Cánh Vô chỉ điểm, ông cũng có tỏ rõ, từ đó không ngừng lui tới học tập. Đại học Dân Quốc ngừng hoạt động, ông đến trung tâm nghiên cứu Nơi khắc kinh Kim Lăng để học tập Phật học và lòng mong chỉ dạy. Năm 20 tuổi ông lưu học Nhật Bản, chuyên nghành mỹ thuật, vì phản đối Nhật Bản xâm lược Trung Quốc nên ông bị đuổi về nước.

Sau khi về nước, ông được trường chuyên khoa mỹ thuật Thượng Hải do Lưu Hải Túc sáng lập, mời làm tham mưu cho trường. Năm 1918, ông nhận lời mời của Âu Dương Cánh Vô, đến trung tâm nghiên cứu Nơi khắc kinh Kim Lăng cùng sáng lập Nội học viện Chi-na (支那内学院), từ đó ông vứt bỏ sở học trước đây, chuyển hướng suốt đời chuyên sâu Phật học. Nội học viện ở Nam Kinh được sáng lập vào ngày 17 tháng 7 năm 1922, ông đảm nhiệm việc tham mưu đào tạo. Ngoài nỗ lực việc hành chính, ông còn nghiên cứu Phật học. Kháng chiến chống Nhật Bản bùng nổ, Nội học viện dời đến thành phố Giang Tân tỉnh Tứ Xuyên.

Thầy Âu Dương Cánh Vô qua đời, ông được suy cử thay thế làm chức vụ Viện trưởng, trong thời gian này, ông từng soạn viết sử liệu Phật học cho trung tâm nghiên cứu văn hóa Trung Quốc thuộc trường đại học Hoa Tây, và còn tập chúng giảng truyền Phật học. Năm 1949 Nội học viện Chi-na đổi tên thành Nội học viện Trung Quốc (中国内学院), ông tiếp tục đảm nhiệm chức Viện trưởng. Năm 1952 Nội học viện tự ngừng hoạt động, ông đến Nơi khắc kinh Kim Lăng làm việc nghiên cứu Phật học.

Thập niên 60, ông đã thành lập Trung tâm nghiên cứu Phật học đào tạo gồm 5 năm, dạy học và trước thuật. Thời đại cách mạng văn hóa, ông lánh về ở quê hương Đan Dương, tuổi già định cư Bắc Kinh, hưởng thượng thọ 93 tuổi. Lúc sống, ngoài việc đảm nhiệm Viện trưởng Nội học viện, sau giải phóng ông còn đảm nhiệm qua: ủy viên danh dự, ủy viên thường vụ Hội Phật giáo Trung Quốc, hội phó ủy viên viện vụ Viện Phật học Trung Quốc, ủy viên trung tâm khoa học xã hội triết học và kiêm nghiên cứu viên của Sở nghiên cứu triết học thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Giang Tô, thường ủy, ủy viên Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Quốc qua các nhiệm kỳ II, III, IV, V.

Cuộc đời trước thuật của ông, viết mỹ học gồm có: Giáp Học Khái Luận (荚学概论), Mỹ Học Thiển Thuyết (美学浅说), Hiện Đại Mỹ Học Tư Trào (现代美学思潮), Tây Dương Mỹ Học Sử (西洋美学史); viết Phật học gồm có: Thanh Minh Lược (声明略), Phật Điển Phiếm Luận (佛典泛论), Ấn Độ Phật Giáo Sử Lược (印度佛教史略), Tây Tạng Phật Học Nguyên Luận (西藏佛学原论), Nhân Minh Cang Yếu (因明纲要), Phật Giáo Nghiên Cứu Pháp (佛教研究法), Trung Quốc Phật Học Nguyên Lưu Lược Giảng (中国佛学源流略讲), Ấn Độ Phật Học Nguyên Lưu Lược Giảng (印度佛学源流略讲), Tân Biên Hán Văn Đại Tạng Kinh Mục Lục (新编汉文大藏经目录), Nhân Minh Nhập Chính Lý Luận Giảng Giải (因明入正理论讲解), ông được giao phó đảm nhiệm chủ biên Trung Quốc Phật Giáo Bách Khoa Toàn Thư (中国佛教百科全书), toàn sách gồm hơn 200 vạn chữ, ông còn hiệu đính hơn 400 thiên tiểu luận.

Mấy năm gần đây, nhà xuất bản Tế Lỗ Thư in Lữ Trừng Phật Học Luận Trước Tuyển Tập (吕澂佛学论著选集) gồm khoảng 140 vạn chữ, nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội in Cận Hiện Đại Phật Giáo Học Giả Văn Tập-Lữ Trừng Tập (近现代佛教学者文集·吕澂集). Ngoài ra, còn có một số người ghi lại những tiết dạy của ông, gồm khoảng 60-70 vạn chữ, hiện tồn Nơi khắc kinh Kim Lăng ở Nam Kinh.

Ông là một người rất thành tựu trong nghiên cứu Phật học Trung Quốc đương đại. Ông tinh thông các thứ tiếng: Phạn, Pāḷi, Tây Tạng, Nhật Bản, trong đó ông còn nghiên cứu tinh sâu về: Phật học Ấn Độ, Phật học đất Hán Trung Quốc, Phật học Tây Tạng. Trong những tiết dạy của ông, sâu sắc cặn kẽ, thường có phát hiện điểm mà người đi trước chưa thấy đến, lần lượt hình thành quan điểm tính hệ thống riêng mình, tức là đem Phật học chia thành 5 khoa: Tì-đàm, Bát-nhã, Du-già, Niết-bàn, Giới luật; người đời sau gọi là “Ngũ khoa Phật học” (五科佛学).

Hoạt động giảng dạy trong Nội học viện Chi-na cũng tiến hành tiếp chiếu từ hệ thống này. Ông là người rực rỡ trên sử Phật học cận hiện đại. Trên phương pháp nghiên cứu, ông lấy tỉ giảo nghiên cứu làm đặc điểm, lấy kinh điển làm đường đi, lấy giáo lý làm nền tảng, lấy Phật học làm một môn khoa học để nghiên cứu, từ đó gặt hái không ít thành quả, ảnh hưởng đến học giả một thời. Âu Dương Cánh Vô từng khen ngợi: “Thầy (Dương Văn Hội) giao phó Tiệm (Âu Dương) hơn 10 năm rồi, chỉ có được Thu Nhất là chỉnh lý nghiêm túc sắc bén, được thành thực rộng lớn nên khiến cho Hoàng Thọ Nhân có thể nghiêng mình. Tôi thật chưa thể tài giỏi vậy!”. Thành quả nghiên cứu của ông chủ yếu biểu hiện qua các khía cạnh sau đây:

1,  Phật pháp tức là thế gian.

  Ông cho rằng chủ trương căn bản của Phật học truyền thống cũng là yêu cầu cứu độ quần sinh thoát khỏi biển khổ, và đó là chủ trương khiến cho chúng sinh đạt đến cảnh giới siêu thoát mà không khổ không vui. Thực tiễn của Phật học Đại thừa, xưa nay tích cực làm lợi ích thế gian, nhưng sau khi truyền đến Trung Hoa, thì đi trên con đường siêu tự nhiên, thế là thay đổi phương hướng. Từ đó phải làm mới lại chân tướng thực chất của Phật học Đại thừa, cũng cần phải phát huy làm mới lại được tinh thần ‘vì người’ của Đại thừa. Phật pháp Đại thừa lập cước từ trên ‘tính tịch’ (性寂), đó là chỗ khẳng định Phật pháp trong thế gian.

Tất cả hữu tình sinh tồn trên đời, cũng có lưu chuyển trầm luân, cũng là bờ giác; còn Phật pháp thì theo thực tướng thế gian, vốn có xu hướng, khởi lên từ thế gian, thẳng đến bờ giác. Nhưng mọi người vẫn không biết lý này, hoặc chỉ nói đau khổ sống chết, dẫn người lẩn mặt chán đời, “Chỉ còn có toàn bộ năng lực làm lợi mình lợi người”, hoặc chỉ nói không, nói phiền não tức bồ-đề, sinh tử tức niết-bàn, từ đó dẫn người đến hư không phù phiếm, không một sở đắc Phật pháp, hoặc chỉ thuần nhậm hiểu biết, tất cả đều đi từ lĩnh hội trên hiểu biết, tuy nói suông nghe lọt nhưng vẫn xa rời vĩnh viễn thực tế, trở thành một lớp trống rỗng. Vì vậy “Giải quyết vấn đề nhân sinh của Phật giáo, thì không thể xem là phủ định nhân sinh, mà là cải cách nhân sinh...Đầy đủ đặc trưng thường lạc ngã tịnh, phù hợp với nhu cầu căn bản của nhân sinh”.

2, Nghiên cứu về tư tưởng Duy thức

Ông suy sùng Phật điển do ngài Huyền Trang thời Đường phiên dịch, nhưng cho rằng văn nghĩa sâu xa, khó mà hiểu thấu. Từ đó ông vận dụng bổ sung các loại tri thức ngữ ngôn, rồi dốc sức đối chiếu các loại văn bản bất đồng trong kinh điển, và biểu hiện rất nhiều kiến giải mới. Ví như, học thuyết của hệ thống Du-già phái bắt nguồn từ Hùng A-hàm Kinh thuộc Thượng Tọa bộ, trong kinh còn bảo tồn học thuyết của Thuyết nhất thiết hữu bộ. “A-hàm” nghĩa là cộng tồn ba khóm.  

Có thể thông qua từ Tạp A-hàm Kinh mà thấy đủ nguồn chảy Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa, lần lượt hiểu các giáo nghĩa nó. Du-già Sư Địa Luận và Bảo Tích Kinh có liên hệ mật thiết, từ đó có thể thấy được con đường phát triển Phật học Đại thừa. Kinh điển Duy thức của bản tiếng Phạn và bản tiếng Tây Tạng tự trở thành cùng hệ, do đó bày rõ lập trường phân nhánh: Duy thức cổ học (唯识古学), Duy thức kim học (唯识今学). Ông nêu lên liên hệ qua tổ chức Câu-xá Luận và các bộ luận điển Tì-đàm hai hướng nam bắc, nhận rõ hệ thống Tì-đàm học Tiểu thừa.

3, Khảo đính chỉnh lý kinh Phật 

Ông cho rằng tiếng Hán là bản của bản rất tốt, rồi đối chiếu những bản văn tiếng Phạn, tiếng Pāḷi, tiếng Tây Tạng và dị dịch tiếng Hán hiện còn, và ông tổ chức những Giáo thọ sư tập hợp tinh tuyển hoàn thành bộ Tạng Yếu (藏要). Sách này tuyển tập sâu sắc, giá trị thực dụng rất cao, nên được người ở trong ngoài nước đón nhận.

Ông viết Tân Biên Hán Văn Đại Tạng Kinh Mục Lục (新编汉文大藏经目录) có giá trị học thuật rất cao, sách này chia loại nội dung kinh tịch, thuyết minh tính chất từng bộ kinh Phật. Ông còn tiến hành rà soát, đối chiếu làm mới lại sách luận của người đi trước, tu chỉnh lại 177 bản, lựa ra rồi phân chia nguồn chảy bản gốc kinh tạng, tìm ra chữ sai lầm trong bản gốc, nêu rõ đặc điểm và chỗ không trọn vẹn trong bản Hán dịch Phật điển.

Ông đồng thời vay mượn Hán dịch Phật điển để giải quyết một số vấn đề nghi ngờ khó hiểu trên sử Phật giáo, như suy định niên đại Đức Phật nhập diệt, ông nhận định: Tứ Thập Nhị Chương Kinh là kinh chép lại, Mâu Tử Lý Hoặc Luận cũng là trước tác của người sống thời kì Ngụy Tấn Nam Bắc triều, Đại Thừa Khởi Tín Luận là tác phẩm của người Trung Hoa viết, Viên Giác Kinh và Lăng-già Kinh cũng là ‘ngụy kinh’ do người Trung Hoa viết.

4, Nghiên cứu về Phật giáo Tạng truyền

Ông là một trong những người nghiên cứu số một về nguồn gốc Phật giáo Tạng truyền, tìm hiểu việc truyền bá Phật học Tây Tạng, văn hiến Phật học Tây Tạng, học thuyết huyền bí Phật giáo Tây Tạng, nêu ra diễn biến nguồn chảy tiền hoằng kì và hậu hoằng kì Tây Tạng. Quyển Tây Tạng Phật Học Nguyên Luận của ông phân tích cặn kẽ, là nghiên cứu kinh điển về Phật học Tây Tạng.

5, Nghiên cứu về nhân minh học      

Ông là một học giả khá sớm trải nghiệm và nghiên cứu về nhân minh học. Nhân Minh Đại Sớ của ngài Khuy Cơ được người đời sau xem là giải thích kinh điển về Nhập Trung Luận, nên không dám thêm bớt một chữ, nhưng ông vẫn phát hiện trong bản của Khuy Cơ vướng không ít sai lầm. Trong các khóa dạy của ông có cải chính và trong quyển Nhân Minh Cang Yếu có giảng giải rõ. Ông nghiên cứu về bản dịch tiếng Tây Tạng, phát hiện trong bản dịch bị sai sót về đặc điểm và học thuyết. Ông nhận định Tập Lượng Luận là tư liệu quý báu về thuyết nhân minh của Trần-na, tác phẩm của Pháp Xứng và học thuyết của Trần-na đã giải quyết mối nghi đọng lại trong bản dịch của Huyền Trang, cũng là “Được mất cựu sớ”

6, So sánh Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc

Ông thông qua nghiên cứu về Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa, nêu ra Phật giáo Trung Hoa sau khi hấp thu Phật học Ấn Độ, rồi bất đồng với một loại học thuyết mới của Phật học Ấn Độ. Phật học Ấn Độ lấy tâm tính bản tịnh (心性本净) để lập luận, Phật học Trung Quốc lấy tâm tính bản giác (心性本觉) để suy diễn; một bên đổi mới, một bên ngược gốc, kết quả hai thứ bất đồng rất xa.

Vấn đề tâm tính là trung tâm của Phật học, sai biệt bất đồng về lý luận tâm tính của Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa cũng là bất đồng từ trên căn bản sai biệt giữa Phật học Ấn Độ và Trung Quốc. Học thuyết Phật giáo Trung Hoa lấy ba tông phái: Thiên Thai, Hiền Thủ, Thiền làm đại biểu. Ba tông phái này đã có liên hệ với Phật giáo Ấn Độ, cũng có khoảng cách rất lớn, nên “Tư tưởng căn bản tâm tính của nó tự nhiên cũng có điểm cộng thông, đều ứng dụng thuyết tính giác (性觉说)”.

“Tư tưởng Thiền tông về sau đều có ảnh hưởng lý học (理学) và tâm học (心学) của Trung Hoa. Mà trọng điểm ảnh hưởng cũng từ việc lấy tâm thể tri (tri thức là bản giác)”. Thuyết tâm tính bản tịnh của Ấn Độ là tâm tính bản tịch (心性本寂) thuộc niết-bàn tự nhiên, bất đồng với tư tưởng bồ-đề tự tính và tâm tính bản giác mà Trung Hoa xưa nay căn cứ từ Đại Thừa Khởi Tính Luận. Ông đề cao con đường quan trọng nghiên cứu liên hệ giữa Phật học đồng với đạo học, tâm học, từ đó đẩy mạnh khả năng đề cao nghiên cứu về đạo học. Đồng thời ông còn phác thảo tình huống phát triển 1500 năm của Phật học Ấn Độ, nêu ra vận dụng học vấn của ngài Huyền Trang vượt trên những bậc thầy khác ở Ấn Độ, là tiêu chí phát triển tư tưởng Phật học Ấn Độ đến đỉnh điểm.

Tác phẩm của ông được giới Phật học ở trong ngoài nước lần lượt xem qua, nhiều quan điểm của ông chủ yếu hình thành từ thập niên thời trước kia. Thông qua sách Phật học của ông, có thể nói những sách này, chủ yếu lúc trẻ ông nghiên cứu về Phật học Ấn Độ và Phật học Tây Tạng, lúc đứng tuổi thì ông nghiên cứu về Phật học Trung Hoa, dốc sức nghiên cứu về Đại Tạng Kinh.

Từ thập niên 50 về sau, ông đăng một loạt bài viết trên tờ báo Hiện Đại Phật Học, có một bộ phận là tiến hành tổng hợp đào sâu lại từ thành quả nghiên cứu của mình trước đây, nhất là làm việc chỉnh lý hệ thống trên quan điểm. Như liên hệ học thuyết tâm tính, cũng là ông thông qua sau khi thảo luận của mọi người về Hùng Thập Lực, rồi soạn viết lại mới bản văn mới.

Đỉnh cao về thành tựu học thuật của ông phải là thập niên 60 thế kỷ XXI. Giai đoạn này, ông luận thuật hệ thống biến chuyển phát triển Phật học ở trong ngoài nước, lấy hai quyển sách: Trung Quốc Phật Học Nguyên Lưu, Ấn Độ Phật Học Nguyên Lưu của ông làm tiêu chí. Hai sách này tuy nhiên đến thập niên 70 vẫn chưa được phát hành, nhưng đã giảng thuật trong trung tâm nghiên cứu Phật học do ông lập. Hai quyển này là đại biểu cho tổng kết học thuật của cuộc đời ông.

Quan điểm căn bản và hệ thống Phật học của ông đều xuyên qua biểu đạt trong hai quyển này, hiện nay đã trở thành trước tác kinh điển, những ai nghiên cứu phật Học thì không thể không đọc. Nhưng hai quyển này vẫn chưa thể mở rộng, có chỗ không trọn, do đó cần trải rộng toàn diện nội dung, phác thảo thêm một bước nghiên cứu về Phật học ở trong ngoài nước.

Nhìn chung, học giả Lữ Trừng mang lại đóng góp kiệt xuất nghiên cứu Phật học ở Trung Quốc. Tiên sinh Triệu Phác Sơ đã đánh giá cao độ về ông, khen ngợi là: “Cư sĩ nối gót tuyệt học của bậc thánh, bước vào cảnh giới thần diệu, có chỗ đứng quan trọng trong giới Phật học, làm sáng rạng nỗi lòng của bậc hiền ở Thiên Trúc; lý lẽ uẩn áo, gom góp gạn trong Phật học. Canh cánh chính pháp trong lòng, công lao lưu truyền vĩnh viễn”. Ông không những được học giả Trung Quốc tôn kính, mà còn được học giả Phật giáo thế giới khen ngợi.

Hoàng Hạ Niên

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập