Tháp lớn Sanchi

Sanchi là một trong những khu phức hợp kiến trúc Phật giáo không có giá đỡ ở Nam Á được bảo tồn tốt nhất. Sự đa dạng của các tháp, đền, tu viện và cột chống đều quy tụ ở đây, trên đỉnh một dãy sa thạch biệt lập ở miền trung Ấn Độ, từ thế kỷ 3 TCN. Nhưng nổi bật hơn cả là Tháp lớn cao 16,5 m.
Quanh chân tháp là lối đi hành lễ có rào chắn bằng đá. Ở các hướng chính sừng sững bốn cổng ra vào trang trọng, được trang trí bằng các phù điêu mô tả phong cảnh trích từ cuộc đời của Đức Phật, từ những lần sinh ra trước kia của Đức Phật và từ lịch sử sơ khai của Phật giáo. Mái bát úp của tháp nhô lên khỏi đế tường với dạng bán cầu cụt và đường chéo dài 36,6 m nổi lên bằng một rào chắn hình vuông bằng đá bao quanh ba chiếc ô đá.
Khối lượng của tháp và phần chạm trổ trên cổng ra vào, rào chắn tạo ra sự tương phản rất ấn tượng. Nhưng ấn tượng ban đầu có lẽ còn mạnh hơn. Mái bát úp và đế tường được phủ bằng lớp bê tông đá vôi trắng, rào chắn và các cổng ra vào đều quét một màu đỏ trong mờ. Bề mặt của tháp được phủ vòng hoa và các ô trên đỉnh mạ vàng.
Ngôi tháp hoàng đế
Ngôi tháp ngày nay là kết quả của nhiều thế kỷ xây dựng và tô điểm. Tháp lớn do hoàng đế người Mauryan, Asoka (272-235 TCN) xây dựng giữa thế kỷ 3 TCN. Công trình bằng gạch đầu tiên chỉ bằng một nửa kích thước của ngôi tháp hiện tại, có lẽ trong chứa hài cốt của Đức Phật. Asoka cũng nâng cột tưởng niệm cao 13 m làm bằng sa thạch bóng loáng kế bên tháp và khắc câu đề tặng lên cột, một sắc lệnh cấm ly giáo trong giới luật đạo Phật. Người ta nghĩ rằng tháp của Asoka đã bị hư hỏng vào thời nhà cai trị đầu tiên tiếp theo sau vương triều Sunga, Pushyamitra (184-148 TCN), nhưng sau đó được trùng tu và mở rộng dưới thời con trai của ông, Agnimitra, hay người kế vị Agnimitra, Vasujyeshtha. Một trăm năm sau, người ta thêm vào các cổng trong thời gian trị vì của Satavahana, Satakarni II (50-25 TCN). Trái với nền tảng hoàng gia trong các giai đoạn sau, được tiến hành không những bởi một vị vua mà bằng hàng trăm cá nhân - sư sãi, ni cô, thương nhân, chủ ngân hàng, thợ xây.
Xây dựng tháp Sanchi
Tháp gạch ban đầu của Asoka là nơi thiêng liêng đến mức những người thợ xây không thể đập bỏ khi xây dựng công trình mới. Họ cắt tấm móng phía dưới qua dãy nhà trên khu đất cao Mauryan, rồi xây dựng một vòm bát úp mới bằng công trình xây theo phương nằm ngang không đều trên một phần lõi dày gồm sỏi, xây đế tường và các chi tiết khác riêng biệt trên các tấm móng nông.
Hoa văn, phù điêu trên cổng
Cột chống nặng 40 tấn của Asokan khai thác từ mỏ đá ở Chunar trên sông Hằng và dùng bè để chuyển đến con sông gần đó. Nhưng sau này, vật liệu được khai thác tại chỗ. Lớp bọc bằng sa thạch lấy từ dãy núi có tháp Sanchi. Rào chắn làm bằng sa thạch mịn hơn lấy từ lớp đất đá mặt gần đó, các cổng trang trọng lấy từ lớp đất đá mặt cách Udayagiri 6,4 km.
Sự khai thác đá cần phải làm giảm sụt lún dọc theo đường đứt gãy, lấp nước đầy đường này và đốt lửa phía trên. Các tảng đá tổng hợp được đẽo gọt thô bằng búa nhọn và dụng cụ móc, chạm trổ trang trí bằng đục thép và giũa trước khi dùng cát sông trà nhuyễn. Trong khi lớp bao đặt trong các lớp xây khô nằm ngang, thì những chi tiết rào chắn dùng mối nối kiểu ghép mộng, một kỹ thuật trong nghề mộc. Thậm chí rầm ngang cũng tạo dáng hình hột đậu mô phỏng tre.
Ước đoán ban đầu cho thấy phải mất hơn cả trăm năm mới xây dựng xong tháp, nhưng ngày nay người ta nghĩ thời gian xây dựng phải nhanh hơn 5-6 năm. Tuy nhiên, đây là một thành tựu kỹ thuật đáng kể.
Tháp là một trong những dạng lâu đời nhất trong các công trình kiến trúc của Phật giáo. Ban đầu, tháp được xây ở những địa điểm khác nhau bên trên phần tro hoả táng của Đức Phật (khoảng 563-483 TCN). Nhiều gò đất xây gạch, đất hay đá, trở thành những nơi thờ phụng vì quyền lợi của riêng một vài người trong vương triều Asoka. Nhiều người cho rằng tháp lớn ở Sanchi được xây dựng trên di cốt của chính Đức Phật, vì các tháp nhỏ hơn (Tháp 2 và 3) chứa hài cốt các môn đồ của Người và những người kế vị. Tháp lớn vẫn là tâm điểm đền thờ Phật giáo trong gần 1400 năm cho đến khi địa điểm này bị bỏ để cỏ mọc thành rừng.
Cổng phía bắc
Cổng phía đông
Cổng phía tây.
1 phù điêu trên cổng.
(Theo 70 kỳ quan thế giới cổ đại)
- Ký Sự Hành Hương Nhật Bản Hải Hạnh
- “Tứ động tâm” linh thiêng và sông Hằng huyền bí Nguồn: laodong.com.vn
- Lịch sử Bồ đề đạo tràng (Bodhgayà) - nơi đức Phật thành đạo Hajime Nakamura - Trần Phương Lan dịch
- Các Thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ Truyền Bình
- Đoàn Phật tử Hoa Kỳ, Cananda và Việt Nam hành hương đất Phật Võ Văn Tường
- Hành Hương Đất Nước Chùa Vàng Tâm Chơn
- Xứ Phật Tình Quê I - 09. Samkasya Thích Hạnh Nguyện và Thích Hạnh Tấn
- Xứ Phật Tình Quê I - 08. Kaushambi Thích Hạnh Nguyện và Thích Hạnh Tấn
- Xứ Phật Tình Quê I - 07. Câu Thi Na [Kushinagar] Thích Hạnh Nguyện và Thích Hạnh Tấn
- Xứ Phật Tình Quê I - 06. Xá Vệ Quốc [Sravasti] Thích Hạnh Nguyện và Thích Hạnh Tấn
- Xứ Phật Tình Quê I - 05. Lộc Uyển [Sarnath] Thích Hạnh Nguyện và Thích Hạnh Tấn
- Xứ Phật Tình Quê I - 04. Bồ Đề Đạo Tràng [Bodh-Gaya] Thích Hạnh Nguyện và Thích Hạnh Tấn
- Xứ Phật Tình Quê I - 03. Ca Tỳ La Vệ [Kapilvastu] Thích Hạnh Nguyện và Thích Hạnh Tấn
- Xứ Phật Tình Quê I - 02. Lâm Tỳ Ni [Lumbini] Thích Hạnh Nguyện và Thích Hạnh Tấn
- Xứ Phật Tình Quê I - 01. Lời nói đầu Thích Hạnh Nguyện và Thích Hạnh Tấn
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Đăng ký chương trình tham dự đại lễ Vesak LHQ 2023 tại Bangkok và tham quan chiêm bái Chiang Mai - Chiang Rai
- Đăng ký chương trình hành hương Phật tích Ấn Độ - Nepal 11-2023
- Lời cảm tạ tang lễ cụ thân sinh của thầy Nhật Từ
- Lịch khóa tu và các ngày lễ lớn trong năm 2023 tại chùa Giác Ngộ, TP.HCM
- Đăng ký chương trình hành hương Phật tích Ấn Độ - Nepal 02-2023
- Lịch khóa tu và các ngày lễ lớn trong năm 2022 tại chùa Giác Ngộ
- Đăng ký chương trình hành hương Phật tích Ấn Độ - Nepal 10-2022
- Đăng ký tham dự khóa tu Tuần An Lạc tại chùa Quan Âm Đông Hải - Sóc Trăng
- GHPGVN góp ý về Dự thảo Thông tư Bộ Tài chính liên quan đến quản lý, thu chi tiền công đức
- HT. Thích Thiện Duyên - Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN viên tịch
Được quan tâm nhất

![]() |
Đoàn Phật tử Hoa Kỳ, Cananda và Việt Nam hành hương đất Phật 17/03/2014 03:01:00 |
![]() |
Các Thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ 31/08/2015 19:42:00 |
![]() |
Lịch sử Bồ đề đạo tràng (Bodhgayà) - nơi đức Phật thành đạo 13/01/2016 23:05:00 |
![]() |
Ký Sự Hành Hương Nhật Bản 25/04/2016 17:28:00 |
![]() |
“Tứ động tâm” linh thiêng và sông Hằng huyền bí 24/03/2016 09:24:00 |
![]() |
Tháp lớn Sanchi 23/01/2010 09:36:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)