Cội Bồ Đề tại Kỳ Viên Tịnh Xá
Bồ đề là giác ngộ, việc vun trồng cội Phúc để xây dựng tâm giác ngộ phải dựa trên đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. Tứ vô lượng tâm này chính là bốn cửa quan trọng để tiếp cận, bảo vệ và phát triển Tâm bồ đề.
Thuở xưa, một thời đức Phật tại tịnh xá Kỳ viên, ngài thường thuyết giảng dưới gốc cây bồ đề. Thầy dạy rằng bồ đề là giác ngộ, tên gọi cây trước đây đã không còn dùng kể từ khi Đức Phật thành đạo. Với nhân duyên đã vun trồng từ nhiều đời nhiều kiếp, nay được thị giả Thượng toạ Thích Minh Hiền và Đại đức Thích Minh Đồng về chiêm bái, tu tập dưới cội bồ đề trong Kỳ viên tịnh xá, nơi ngài Cấp Cô Độc đã xả bỏ hết tài sản để mua lại khu vườn của thái tử Kỳ Đà cúng dàng đức Phật. Tôi cùng mọi người thành kính kinh hành nhiễu quanh và nhất tâm niệm danh hiệu Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Với thời gian thiền quán dưới cội bồ đề giúp tôi thấu rõ được phần nào thâm ý của Đức Phật.
Gốc cây bồ đề được bao bọc bởi tường gạch, những viên gạch được lựa chọn kỹ lưỡng kết hợp với nhau tạo ra hệ thống tầng bậc theo mặt bằng hình vuông với bố cục bốn cửa tại 4 hướng. Phần đế của cội bồ đề được thiết kế năm cấp với độ mau thưa, cao thâp khác nhau. Ngạc nhiên hơn cả là sự sắp xếp chuẩn xác của những viên gạch, với mạch vữa đều và bền chắc, tổng thể những cấu trúc này tạo ra hệ kết cấu bền vững bảo đảm cho cây bồ đề mãi trường tồn với thời gian.
Bồ đề là giác ngộ, việc vun trồng cội Phúc để xây dựng tâm giác ngộ phải dựa trên đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. Tứ vô lượng tâm này chính là bốn cửa quan trọng để tiếp cận, bảo vệ và phát triển Tâm bồ đề. Tâm và Thân của người tu hành là sự viên mãn của giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến. Tinh tiến tu trì ngũ phần giải thoát sẽ tạo ra nền tảng vững chắc cho tâm phát triển không ngừng, chống lại được mưa bão khắc nghiệt của phiền não vô minh.
Giáo nghĩa của Đức Phật thì thâm sâu mà lý mầu nhiệm xuất. Sự và Lý trên là điều cần để chúng ta xây dựng được Tâm bồ đề kiên cố. Tiến tới đạt được viên mãn Chân Tâm và Chân Thân là viên mãn báo thân ( vô lậu tự tha) với thanh tịnh pháp thân ( vô tướng vô vi ) của Đức Phật.
- Ký Sự Hành Hương Nhật Bản Hải Hạnh
- “Tứ động tâm” linh thiêng và sông Hằng huyền bí Nguồn: laodong.com.vn
- Lịch sử Bồ đề đạo tràng (Bodhgayà) - nơi đức Phật thành đạo Hajime Nakamura - Trần Phương Lan dịch
- Các Thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ Truyền Bình
- Đoàn Phật tử Hoa Kỳ, Cananda và Việt Nam hành hương đất Phật Võ Văn Tường
- Hành hương về cõi tâm linh Sanchi Hiền Trang (TH)
- Cây Phật 2.500 tuổi vẫn còn sống và khỏe mạnh Huy Lê (Vietnam+)
- Hành hương về đất Phật Nguyễn Ngọc Phú
- Trên quê hương Đức Phật Đỗ Doãn Hoàng
- Tháp Phật Quảng Kiến - Nguyễn Việt Hồng
- Hành hương về miền đất Phật Tác giả: DJKN (Dzongsar Khyentse Rinpoche) - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
- Hành Hương Tác giả: DJKN - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
- Nơi đức Phật thành đạo: Ngày ấy và bây giờ Huệ Pháp
- Những lời dạy của Ðức Phật có liên quan về bốn thánh tích HT. Thích Giác Toàn
- Thi ca chiếc áo cà sa - phần 2 Thích Minh Đức
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất

![]() |
Đoàn Phật tử Hoa Kỳ, Cananda và Việt Nam hành hương đất Phật 17/03/2014 03:01:00 |
![]() |
Các Thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ 31/08/2015 19:42:00 |
![]() |
Lịch sử Bồ đề đạo tràng (Bodhgayà) - nơi đức Phật thành đạo 13/01/2016 23:05:00 |
![]() |
Ký Sự Hành Hương Nhật Bản 25/04/2016 17:28:00 |
![]() |
“Tứ động tâm” linh thiêng và sông Hằng huyền bí 24/03/2016 09:24:00 |
![]() |
Những lời dạy của Ðức Phật có liên quan về bốn thánh tích 31/08/2011 09:54:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)