Thuật ngữ Kasaya (phiền não)
Thuật ngữ Kaṣāyā, कषाय, qua ý nghĩa suy tàn, phân rã, giảm dần, dơ bẩn, ô trọc, trong thời Ngũ trược theo cái nhìn của Phật học, đã nói lên sự đa dạng của nó trong mặt Văn học Phật giáo cũng như Văn hóa nói chung.
Thuật ngữ Kaṣāyā, कषाय, qua ý nghĩa suy tàn, phân rã, giảm dần, dơ bẩn, ô trọc, trong thời Ngũ trược theo cái nhìn của Phật học, đã nói lên sự đa dạng của nó trong mặt Văn học Phật giáo cũng như Văn hóa nói chung.
Khi phiền não (Kaṣāyā) được hiểu như là nguồn gốc của Tham, Sân, Si, và được coi là gốc rễ đau khổ của con người theo tinh thần Phật học. Sự hiện diện bất thiện xảy ra trong thân, khẩu, ý, thường được gắn liền với phiền não, là do các yếu tố có liên quan đến những gợi cảm mong muốn, tức giận, si mê, lo lắng bồn chồn, và nghi ngờ.
Theo một số bản kinh điển khác nhau trong Phật học, Phiền não được diễn đạt theo mười bình diện hiện thực của con người như sau: Tham lam | Ganh tỵ, ghen ghét | Ngã mạn | Quan điểm sai lầm | Nghi ngờ | Hôn trầm và thụy miên | Bồn chồn | Thiếu đạo đức | Sợ xấu hổ.
Tham, Sân, Si, là những trở ngại đầu tiên thường mà người ta thường hay nghe nói đến trong mười loại đã kể qua.
Tham lam, tiếng phạn viết là Lobha có gốc từ động từ căn √ लुभ् lubh (có nghĩa : Tham lam, ham muốn, dụ dỗ, thu hút ) mẫu devaganari : लोभ. Lobha có nghĩa như sau : Lúng túng, bối rối, thiếu kiên nhẫn, ghen tị, ham muốn, bám víu, ham muốn không chánh đáng, ham muốn thái quá, ưa muốn, ham mê, đắm say, thích thú, cố giữ, keo kiết, mong được khoái lạc, danh vọng,... Con trai của Dambha và Pusti.
Bảng biến hóa thân từ của Lobha ở dạng nam tính
Nam tính |
Số ít |
Số hai |
Số nhiều |
Chủ cách |
lobhaḥ |
lobhau |
lobhāḥ |
Hô cách |
lobha |
lobhau |
lobhāḥ |
Cách trực bổ |
lobham |
lobhau |
lobhān |
Cách dụng cụ |
lobhena |
lobhābhyām |
lobhaiḥ |
Cách gián bổ |
lobhāya |
lobhābhyām |
lobhebhyaḥ |
Cách tách ly |
lobhāt |
lobhābhyām |
lobhebhyaḥ |
Cách sở hữu |
lobhasya |
lobhayoḥ |
lobhānām |
Cách vị trí |
lobhe |
lobhayoḥ |
lobheṣu |
Tham là tâm lý chung của con người và lòng tham của con người chẳng bao giờ chấm dứt. Cũng vì lòng tham mà con người tìm đến con đường tội lỗi.
Kinh Pháp cú, Câu 204
Câu chuyện của Đức Phật nhắc nhà vua Pasenadi xứ Kosala tại tu viện Kỳ Viên :
Sức khỏe là món quà lớn nhất
Hài lòng là của cải lớn nhất
Người đáng tin cậy là những người thân tốt nhất
Niết Bàn là hạnh phúc lớn nhất
Nguyên ngữ Pali
Dhammapada Verse 204
Pasenadikosala Vatthu
Arogyaparama labha
santutthiparamam dhanam
vissasaparama nati
nibbanam paramam sukham.
Còn tiếp
Kính bút
TS Huệ Dân
- Vô ngã và nhân cách thời đại 26/05/2022 Đạo Sinh
- Niệm Thân Vô Thường Vô Ngã Tâm Tịnh cẩn tập
- Vô thường - Lời Phật dạy Nam Phương (Nghiêm Thủy)
- Phản Chiếu Trên Tính Vô Thường Nguyên bản: Reflecting On Impermanence, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
- Khổ Dưới Góc Độ Giáo Lý Phật Giáo Hoàng Phước Đại – Đồng An
- Ngôi nhà thật sự của ta - Thời pháp thuyết giảng cho một cụ già sắp lâm chung Tác Giả: Ngài Ajahn Chah Sunanda - Phạm Kim Khánh và Sumanà Lê Thị Sương chuyển ngữ từ Anh sang Việt
- Vô ngã: Triết lý sinh động của Ðạo học Ðông Tây Nguyễn Chung Tú
- Big Bang Thích Vô Trụ
- "Sắc – Không" trong Tâm kinh qua Trí Tuệ Bát Nhã Thích Minh Đức
- Mình là cái gì? HT. Thích Thanh Từ
- Những hạt ngọc thầy trao Thích Thái Hòa
- Chiến Thắng Lòng Ganh Ghét và Tánh Vị Kỷ Nguyên tác: Ven. Dr. K. Sri Dhammananda, Chuyển ngữ: HT. Thích Trí Chơn
- Cái Chết Đức Dalai Lama 14
- Lời dạy của Đức Phật về khổ đau và hạnh phúc HT. Thích Minh Châu
- Quán Chiếu Về Lẽ Vô Thường - Thực Hành Của Một Bồ Tát Luận giảng của Dilgo Khyentse Rinpoche, Thanh Liên dịch
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Tiễn người đi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Từ Bi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Thầy Thích Minh Đức thi hóa Bạch y Chơn ngôn qua phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân Bạch Y Thần Chú
- Diễn nghĩa Bạch y chân ngôn trong tiếng Phạn (Trích trong Tinh Hoa Phật học TS Huệ Dân).
- Diễn nghĩa Triṃśikā câu hai
- Diễn nghĩa Ba mươi biểu hiện thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn câu một
- Diễn nghĩa kinh A Di Đà bản ngắn trong Phạn ngữ (Trích trong Tinh Hoa Phật học, TS Huệ Dân) Phần một
- Nội dung của kinh trí tuệ siệt việt vượt qua bờ bên kia (bản ngắn)
- Vài dòng tham khảo Bát Nhã Tâm Kinh diễn nghĩa (Bản dài)
- Bát Nhã Tâm Kinh Diễn Nghĩa
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)