Kinh Vakkali: Hòa Thượng Vakkali

Đã đọc: 2252           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image (Hình gợi ‎ý: Đức Phật săn sóc cho một nhà sư bị đau ốm)

Kinh Vakkali: Hòa Thượng Vakkali (Trích Đoạn) - Dịch Từ Tiếng Pali: Maurice Walshe O'Connell - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: www.accesstoinsight.org

(Vakkali Sutta: Vakkali (Excerpt) - Translated from the Pali by: Maurice O'Connell Walshe)

 Nhìn Thấy Phật Pháp

[Đức Phật đến thăm Hòa Thượng Vakkali đang bị bệnh]

 Bấy giờ Hòa Thượng Vakkali nhìn thấy Đức Phật đang đi đến từ xa, và ông đã cố gắng ngồi dậy. Rồi Đức Thế Tôn nói với Hòa Thượng Vakkali: "Được rồi, Vakkali, ông đừng cố gắng ngồi dậy [1]. Ta sẽ ngồi xuống một trong những cái ghế đã làm sẵn sàng ở đây ..." Rồi Đức Thế Tôn ngồi xuống một chiếc ghế đã làm sẵn sàng. Sau đó, Đức Thế Tôn nói:

 "Vakkali, ông có cảm thấy khỏe hơn không? Ông có chịu đựng được căn bệnh nầy không? Ông có cảm thấy bớt đau, và đỡ hơn không? Có dấu hiệu gì căn bệnh nầy đã bớt hơn, và đỡ hơn không? [2]

 "Bạch Thế Tôn, dạ không, con không cảm thấy đỡ hơn, con không chịu đựng nổi căn bệnh nầy. Con cảm thấy đau đớn mãnh liệt, và cơn đau không giảm đi, mà trở nên tệ hại hơn. Chẳng có dấu hiệu nào tốt hơn, chỉ có dấu hiệu tệ hại đi."

 "Vakkali, ông có nhiều lo lắng (vì việc làm chưa xong) không? Ông có gì hối tiếc không?"

 "Bạch Thế Tôn, dạ có, con có nhiều lo lắng. Con có nhiều hối tiếc."

 "Ông có điều gì xấu hổ về đạo đức không?"

 "Bạch Thế Tôn, dạ không, con không có điều gì xấu hổ về đạo đức."

 "Vakkali, nếu ông không có gì để xấu hổ về đạo đức, thế thì, chắc chắn là ông có cảm giác khó chịu, hoặc là ông có điều gì lo lắng mà đang làm cho ông buồn rầu."

 "Bạch Thế Tôn, đã lâu rồi, con mong ước đi gặp Đức Thế Tôn, tuy nhiên, thân thể con (vì đau ốm, nên con) chẳng còn sức lực nào để đi đến gặp Đức Thế Tôn được."

 "Vakkali, như thế là được rồi! Tấm thân hôi hám nầy của ta, có gì mà ông phải nhìn thấy? Vakkali, ai mà thấy Pháp là thấy ta; ai mà thấy ta là thấy Pháp. Ai thật sự thấy Pháp, là người đó thấy ta; khi thấy ta, là người đó thấy Pháp." [3]

 GHI CHÚ:

 1.

"Thân thể di động một chút trên giường" (Woodward). "Cố gắng ngồi dậy" ("vì do lòng tôn kính": SA [Kinh Tương Ưng Bộ(SN), lời bình luận]) là ý nghĩa hiển nhiên.

 2.

Cách thông thường để hỏi thăm một người bệnh.

 3.

Một lời trích dẫn nổi tiếng. Câu nói nầy được so sánh với câu nói của Đức Chúa: "Ta và Cha ta là một" (John 10:30)

 -----------------------------------

 Source-Nguồn: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn22/sn22.087x.wlsh.html

 

Vakkali Sutta: Vakkali (Excerpt) - Translated from the Pali by: Maurice O'Connell Walshe - Source-Nguồn: www.accesstoinsight.org

 

Seeing the Dhamma

[The Buddha visits the Ven. Vakkali, who is sick]

 Now the Venerable Vakkali saw the Blessed One coming from a distance, and tried to get up. Then the Blessed One said to the Venerable Vakkali: "Enough, Vakkali, do not try to get up.[1] There are these seats made ready. I will sit down there." And he sat down on a seat that was ready. Then he said:

 "Are you feeling better, Vakkali? Are you bearing up? Are your pains getting better and not worse? Are there signs that they are getting better and not worse?"[2]

 "No, Lord, I do not feel better, I am not bearing up. I have severe pains, and they are getting worse, not better. There is no sign of improvement, only of worsening."

 "Have you any doubts, Vakkali? Have you any cause for regret?"

 "Indeed, Lord, I have many doubts. I have much cause for regret."

 "Have you nothing to reproach yourself about as regards morals?"

 "No, Lord, I have nothing to reproach myself about as regards morals."

 "Well then, Vakkali, if you have nothing to reproach yourself about as regards morals, you must have some worry or scruple that is troubling you."

 "For a long time, Lord, I have wanted to come and set eyes on the Blessed One, but I had not the strength in this body to come and see the Blessed One."

 "Enough, Vakkali! What is there to see in this vile body? He who sees Dhamma, Vakkali, sees me; he who sees me sees Dhamma. Truly seeing Dhamma, one sees me; seeing me one sees Dhamma."[3]

 NOTES:

 1.

"Stirred on his bed" (Woodward). "Tried to get up" ("out of reverence": SA [SN commentary]) is the obvious sense.

 2.

The standard way of enquiring about a sick person.

 3.

A famous quotation. It has been compared with Christ's words: "I and my Father are one" (John 10:30)

 

 

-----------------------------

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Đăng nhập