Vì sao người xưa dạy rằng phúc là không được hưởng hết?
Trước đây, ở một địa phương nọ, có hai người đàn ông là bạn thân thiết của nhau. Một người ăn chay niệm Phật rất lâu, nhưng lại luôn bị bệnh và nghèo khó. Về sau này, anh ta thốt lên rằng: “Ăn chay niệm Phật là không có tác dụng gì!”
Đừng than phiền khi gặp khó khăn, cuộc sống không được như ý muốn bởi vì có thể đó là bạn đang chịu khổ mà tích đức, tích phúc báo cho tương lai. (Ảnh minh họa/Sưu tầm) |
Lúc ấy người bạn của anh ta đã nghe thấy câu nói này rồi nói đùa rằng: “Anh nói ăn chay niệm Phật là không có tác dụng, thế thì anh hãy đem công đức mà anh ăn chay niệm Phật trong suốt thời gian qua bán lại cho tôi đi!”
Người ăn chay niệm Phật tưởng lời nói của bạn mình là thật, liền nói lời đồng ý. Bạn của anh ta từ lời nói đùa giỡn cũng chuyển thành lời nói thật.
Thế là, hai người họ thực sự đã trả tiền cho nhau rồi lập giấy biên nhận. Người ăn chay niệm Phật bán đi phần phúc báo do ăn chay niệm Phật mà có của mình cho anh bạn kia và nhận một số tiền tương đối lớn.
Ngay đêm ngày hôm sau khi đang ngủ, anh ta liền mơ thấy một giấc mơ hãi hùng.
Trong giấc mơ ấy, một con quỷ đến tìm anh ta và nói rằng: “Phúc báo của anh hiện đã hưởng hết, chỉ một tháng nữa số mệnh của anh sẽ chấm dứt!”
Người đàn ông này sợ quá liền bừng tỉnh. Sau khi suy nghĩ lại, anh ta vội vàng quyết định tìm đến chỗ anh bạn kia để trả tiền và thu hồi giấy biên nhận đã bán phần phúc báo đó.
Nhưng thật không may cho anh ta là giấy biên nhận kia đã bị người bạn đốt đi rồi. Đúng như lời con quỷ nói, chỉ một tháng sau anh ta đã lìa đời.
Người xưa dạy phúc là không thể hưởng hết:“Phúc hề họa sở ỷ, họa hề phúc sở trí.” (ý nói: phúc nếu như hưởng hết thì tất sẽ chiêu mời họa).
Từ xưa đến nay, có rất nhiều vĩ nhân nổi danh đều nói: “Khi tôi còn nhỏ, di sản lớn nhất mà cha mẹ tôi cho tôi chính là sự nghèo khó!”
Mạnh Tử nói: “Thiên tương hàng đại nhâm tư nhân dã, tất khổ kỳ tâm chí, lao kỳ gân cốt”, có nghĩa rằng: Trời xanh giao trọng trách cho ai, ắt phải khiến tâm trí người ấy dày vò, gân cốt đày đọa…
Ngạn ngữ có câu: “Cùng nhân đích hài tử tảo đương gia”, có ý nói: Trẻ nghèo sẽ sớm biết lo liệu việc nhà.
Người xưa thường nói rằng: Mỗi một người có mặt ở trên đời này đều là vì có phúc báo nên mới có thể sống. Cho nên phải lưu ý rằng đừng chỉ sớm dùng hết phúc báo trong mệnh của mình mà không lo tu bổ thêm.
Chúng ta nên hiểu rõ “nhân cách và đức hạnh” mới là tài phú quý báu nhất của đời người. Khi chúng ta đã là người có “nhân cách đức hạnh” thì nhất định sẽ có phúc báo và cuộc sống của chúng ta sẽ trôi qua yên bình, hạnh phúc. Đừng than phiền khi gặp khó khăn, cuộc sống không được như ý muốn bởi vì có thể đó là bạn đang chịu khổ mà tích đức, tích phúc báo cho tương lai của bản thân mình!
_Nguồn:ĐKN (petrotimes.vn)_
- Âm Đức Và Dương Đức Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Tạo Phước bằng tấm lòng (phần 2) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Bố thí , cúng dường với tâm kiêu mạn, hoặc cưỡng tâm bố thí là 'thuốc độc', là tà hạnh, tâm từ bi lụi tàn Tien Ngoc Dung Dang
- Hãy Chia Sẻ Phước Lành Qua Sự Hiến Tặng Biên Soạn: Paul Carus - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
- Phước Báu Là Gì và Ở Đâu? Đào Văn Bình (California ngày 21/12/2015)
- Phước Báu Là Gì và Ở Đâu? Đào Văn Bình (California ngày 21/12/2015)
- Tu Hành Cần Phải Phước Đức Đầy Đủ Thích Đạt Ma Phổ Giác
- An ủi lớn nhất của đời người là bố thí Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Giai thoại về mỹ nhân được đức Phật ca tụng Theo Hôn Nhân & Pháp Luật
- Làm đẹp Thân Tâm Thích Chúc Đại
- Công đức chép kinh Quảng Tánh
- Tìm hiểu phước bố thí Tỳ khưu Hộ Pháp
- Cho sự không sợ hãi Nguyên Trâm
- Ý Nghĩa Của Công Đức Và Phúc Đức Thích Chân Tuệ
- Mười điều tạo ra CÔNG ĐỨC và PHƯỚC ĐỨC Thích Nữ Chân Liễu
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất

![]() |
Ý Nghĩa Của Công Đức Và Phúc Đức 05/03/2011 16:17:00 |
![]() |
Mười điều tạo ra CÔNG ĐỨC và PHƯỚC ĐỨC 02/03/2011 05:51:00 |
![]() |
An ủi lớn nhất của đời người là bố thí 13/02/2014 17:07:00 |
Công đức chép kinh 05/07/2012 22:10:00 |
![]() |
Tìm hiểu phước bố thí 16/05/2012 21:30:00 |
![]() |
Giai thoại về mỹ nhân được đức Phật ca tụng 13/04/2013 04:57:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)