Bát Chánh Đạo Trong 37 Phẩm Trợ Đạo (Phần cuối)

Đã đọc: 149           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chánh định là bước quan trọng cuối cùng trên con đường đưa đến hạnh phúc (Bát Chánh Đạo) của Đức Phật. Khi tâm đã khinh an, định tĩnh, thì những chướng ngại cản trở hạnh phúc không thể phát khởi. Hơn thế nữa, khi ngồi thiền, chúng ta có thể trụ tâm định tĩnh trên đối tượng tâm phát sinh cùng với thức. Định giúp chúng ta phá vỡ được vẻ bề ngoài giả tạo của các đối tượng này để có cái thấy rõ ràng về tính vô thường, khổ và vô ngã của chúng. Với chánh định, ta càng tinh tấn hành thiền, và chúng ta đạt được nhiều tiến bộ trên đạo lộ.

8) Chánh định:

Là sự bình tỉnh sáng suốt, do tam nghiệp thanh tịnh, do quán tâm từ bi để dẹp trừ lòng sân hận, mở rộng tình thương, do quán thân bất tịnh để dẹp trừ lòng tham ái, do quán lý nhân duyên để dẹp trừ lòng si mê, ngã chấp và pháp chấp, do quán giới phân biệt để khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, không khởi sáu thức, không sanh vọng niệm và do quán sổ tức, đếm hơi thở ra thở vào, để dẹp trừ tâm loạn động, tâm lăng xăng lộn xộn.

Người có chánh định do giữ gìn giới luật, sẽ phát sanh trí tuệ bát nhã, đưa đến giác ngộ và giải thoát. Đó là tam vô lậu học "Giới-Định-Tuệ". Ngoài ra, chúng ta cũng đã biết dù khởi niệm thiện hay bất thiện cũng đều dẫn đến khổ đau, bởi vì vẫn còn kẹt hai bên, tức là nhị biên, người đời gọi là hai thái cực.

Phần tóm tắt ý chính qua những câu thơ 9 chữ sau:

Chánh định là sự bình tĩnh và sáng suốt.

Do Tam Nghiệp Thanh Tịnh nên được điều này.

Do quán Tâm Từ Bi dẹp Sân Hận ngay.

Do quán Thân Bất Tịnh tẩy chay tham tà.

 

Do quán Lý Nhân Duyên dẹp lòng Ngã Chấp

Do quán Giới Phân Biệt: Sáu Thức im hơi.

Do quán Sổ Tức: Tâm chẳng hề rong chơi,

Đạt được tất cả, TU suốt đời đã xong.

Phần trích dẫn tiếp:

Cho nên, Đức Phật dạy "Pháp Môn Bất Nhị", giúp chúng ta lặng hết những tâm niệm dù thiện hay bất thiện, để không còn phiền não và khổ đau, để được an lạc và hạnh phúc, để được về cõi tây phương cực lạc, để được giác ngộ và giải thoát.

Tóm lại, chúng ta biết những điều Đức Phật chứng ngộ và giảng dạy, được gọi là Chánh Pháp ghi trong các kinh điển, ví như các bản đồ giúp nhân loại biết phương pháp tu tập, để được giác ngộ và giải thoát, để được cuộc sống an lạc và hạnh phúc hiện đời. Chánh Pháp không dành riêng cho bất cứ ai, dù là Phật Tử hay không, dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia. Mặc dù có người thờ phượng Đức Phật, tin tưởng Đức Phật mà không học hiểu Chánh Pháp, không áp dụng Chánh Pháp, thì cũng không ích lợi gì hiện đời cả.

Chư Tổ có dạy:

"Tu mà không học là tu mù.

Học mà không tu là đãy sách".

 

Phần tóm tắt ý chính qua những câu thơ 9 chữ sau:

 

Nhiều người Tin Tưởng và Thờ Phật trong nhà.

Không Thực Hành Chánh Pháp coi là như không.

Tu mà không Học là Tu mù, uổng công

Học, không Tu: Đãy Sách chẳng hòng giúp ai.

***

Hành Chánh Pháp: không còn phiền não, khổ đau.

Đạt an lạc, hạnh phúc, mai sau được về:

Cõi Tây Phương Cực Lạc thuận lợi trăm bề.

Nguyện tu độ tất cả, chóng về trần gian.

Phần trích dẫn tiếp:

Nghĩa là muốn hưởng an lạc và hạnh phúc, muốn được giác ngộ và giải thoát, chúng ta phải tu tập. Nhưng tu tập mà không chịu học hiểu Chánh Pháp cũng ví như người mù lại không có bản đồ, không người hướng dẫn, thì làm sao đi đến nơi đến chốn một cách an lành được. Bản thân đã tu mù, không nghiên tầm giáo lý, kinh điển đại thừa, mà còn dẫn dắt người khác tu tập, thì quả là đại họa, là phỉ báng đạo Phật, là sư tử trùng thực sư tử nhục.

Trái lại, Chánh Pháp để áp dụng, thực hành chứ không phải để nói suông, để thảo luận, để tranh cãi. Người chỉ lo học hiểu để thỏa mãn kiến thức, mà không lo tu tập, không áp dụng vào đời sống hằng ngày, thì cũng chỉ có thể hiểu biết đến mức độ nào đó mà thôi, cũng ví như cái đãy, cái túi đựng sách có giới hạn vậy thôi. Những người đó cũng như những người đếm tiền trong ngân hàng, những người đếm bò cho chủ, trọn không có tiền và cũng không có bò.

 

Phần tóm tắt ý chính qua những câu thơ 9 chữ sau:

 

Chánh pháp để thực hành, không để nói suông.

Không thỏa mãn kiến thức, tranh hơn với người.

Làm vậy, nào đem lại lợi gì cho đời!

Chỉ là con mọt sách, bị cười chê thôi..

Phần trích dẫn tiếp:

Có câu chuyện giáo lý tối thượng thừa như sau:

Có một anh mù, đến thăm người bạn, đến lúc trời tối mới ra về. Người bạn đưa cho cây đèn. Anh mù bèn nói không cần, bởi vì đối với anh, trời sáng cũng như tối, ban ngày cũng như ban đêm, không có gì khác, không phân biệt được gì cả. Người bạn khuyên hãy cầm cây đèn, để người khác thấy mà tránh. Anh mù nghe có lý bèn nhận cây đèn và ra về. Trên đường về, có người đi đụng phải anh. Anh mù bèn la lên: bộ không thấy cây đèn tôi đang cầm đây hay sao? Người kia đáp: Cây đèn của anh đã tắt từ lâu rồi!

Thế mới biết chúng ta cần cây đèn của chính chúng ta, để giúp chúng ta tai qua nạn khỏi, để giúp chúng ta giác ngộ và giải thoát khỏi vòng trầm luân, sanh tử luân hồi. Cây đèn do người khác trao cho, có khi không được hữu dụng. Cây đèn luôn luôn hữu dụng đó phải là cây đèn của chính chúng ta.

Cây đèn đó chính là trí tuệ bát nhã của tất cả mọi người chúng ta vậy.

 

Phần tóm tắt  ý chính qua những câu thơ 9 chữ sau:

Một người cho anh mù cây đèn đi đường.

Để tránh người lạ làm tổn thương tới mình.

Khi bị một người đụng, làm anh hoảng kinh.

Thì ra đèn tắt, anh thật tình biết đâu.

 

Vậy mới biết, đèn người cho, tin được sao?!

Dựa cây đèn mình có, ngõ hầu giúp ta:

Để vượt qua tai nạn, bão táp phong ba.

Rồi được giác ngộ và thoát qua luân hồi!

 

Xin mời quý vị đọc thêm phần giải thích Chánh Định trích từ đường dẫn:

https://thuvienhoasen.org/a3954/8-chanh-dinh

Chánh định là bước quan trọng cuối cùng trên con đường đưa đến hạnh phúc (Bát Chánh Đạo) của Đức Phật. Khi tâm đã khinh an, định tĩnh, thì những chướng ngại cản trở hạnh phúc không thể phát khởi. Hơn thế nữa, khi ngồi thiền, chúng ta có thể trụ tâm định tĩnh trên đối tượng tâm phát sinh cùng với thức. Định giúp chúng ta phá vỡ được vẻ bề ngoài giả tạo của các đối tượng này để có cái thấy rõ ràng về tính vô thường, khổ và vô ngã của chúng. Với chánh định, ta càng tinh tấn hành thiền, và chúng ta đạt được nhiều tiến bộ trên đạo lộ.

Phần tóm tắt ý chính qua những câu thơ 9 chữ sau:

Chánh định: bước quan trọng đưa đến hạnh phúc.

Tâm định tĩnh, không chướng ngại được niềm vui.

Người tu Thiền đạt những tiến bộ tuyệt vời.

Tu Tinh Tấn, Đúng Pháp cuộc đời đổi thay.

 

Đây là phần rất quan trọng trong việc tu tập Chánh Pháp. Kính mong nhiều bạn đọc hữu duyên hãy cố gắng thực tập hằng ngày bài học vừa ghi. Nếu được vậy, chúng tôi xin đem công đức này hồi hướng cho tất cả Pháp giới chúng sanh tương lai đều trọn thành Phật đạo.

Xin chân thành cảm ơn quý vị đã đọc bài viết và thực hành./.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập