Chiến thắng muôn quân không bằng tự thắng mình

Thái tử Sĩ đạt Ta đúng là một bậc vĩ nhân xuất chúng, đáng kính mộ. Bởi trong phút giây tột cùng khó khăn để quyết định từ bỏ một đời sống hạnh phúc hoàn hảo như vậy, chẳng những đã không làm lay chuyển được ý chí kiên cường quyết tâm của Thái tử, mà còn cho chúng ta thấy thêm một tâm hồn dịụ dàng bên trong con người của Ngài luôn đầy ắp tình thương yêu và lòng trắc ẩn. Ngài dừng lại trước cửa phòng để nhìn vợ con một lần cuối trước lúc lên ngựa rời khỏi hoàng cung, hình ảnh thật tuyệt đẹp và đầy cảm xúc.
Chiến thắng muôn quân không bằng tự thắng mình
Thắng được chính mình là chiến công oanh liệt nhất
Quả thật vậy, bởi điều này không phải chỉ nói suông mà đã được chứng minh bằng chính bản thân của Đức Phật và cũng không phải chỉ một lần mà đến vài lần đã cho thấy sự kiên cường mạnh mẽ của bậc đại trí phi thường. Có thể nói cuộc đời của Đức Phật là bài thuyết pháp không lời vĩ đại dành cho những người hiểu biết muốn học hỏi, tôi luyện để tự mình vượt thoát những chướng ma phiền não trong tâm mới mong thể hiện được tính cách phong thái cao thượng của một con người mà không ai có thể giúp hay ban phát cho mình được.
Cuộc chiến của Thái từ Sĩ Đạt Ta bắt đầu khi hoàng cung đang tưng bừng yến tiệc, chúc mừng bé trai con của Thái tử vừa mới chào đời. Thế nhưng không giống như bao nhiêu người cha bình thường khác khi nghe báo tin lành như vậy Thái tử Sĩ Đạt Ta lại thốt lên “Ôi ! Ra hu La !” với ý nghĩa “Lại thêm một sợi dây ràng buộc”. Rồi cũng chính trong ngày yến tiệc tưng bừng đó Thái tử càng nhận rõ thêm những niềm vui, hạnh phúc của thế gian thực chất chỉ là những điều tạm bợ không bền vững, là những thằng thúc đang trói buộc xiết chặt làm ngăn ngại những ưu tư mà Ngài đã nung nấu từ rất lâu về những nỗi thống khổ, tử sinh vô thường của kiếp sống đời người. Vì vậy Ngài càng quyết tâm hơn để vượt thoát hết tất cả những ràng buộc vật chất ấy từ ngai vàng quyền lực, từ sự giàu sang sung sướng đến người vợ hiền xinh đẹp cùng đứa con bé bỏng mới chào đời.
Thái tử Sĩ đạt Ta đúng là một bậc vĩ nhân xuất chúng, đáng kính mộ. Bởi trong phút giây tột cùng khó khăn để quyết định từ bỏ một đời sống hạnh phúc hoàn hảo như vậy, chẳng những đã không làm lay chuyển được ý chí kiên cường quyết tâm của Thái tử, mà còn cho chúng ta thấy thêm một tâm hồn dịụ dàng bên trong con người của Ngài luôn đầy ắp tình thương yêu và lòng trắc ẩn. Ngài dừng lại trước cửa phòng để nhìn vợ con một lần cuối trước lúc lên ngựa rời khỏi hoàng cung, hình ảnh thật tuyệt đẹp và đầy cảm xúc.
Thế rồi sáng sớm hôm sau khi người hầu đã đánh ngựa quay về, chỉ còn lại một mình đơn độc giữa núi rừng âm u vắng vẻ. Không còn người thân, chẳng người hầu cận, không có tiền bạc và hơn thế nữa sẽ không còn những bữa ăn đủ đầy thịnh soạn, thì với một con người bình thường chắc chắn sẽ phải bỏ cuộc. Nhưng quả thật ý chí của Ngài, tâm thức của Ngài đã mạnh mẽ vượt thắng tất cả một lần nữa để bắt đầu cho một đời sống trước mắt vô vàn khó khăn và hoàn toàn mới mẻ. Ngài đã chiến thắng dứt khoát để cắt bỏ mái tóc, trút bỏ bộ y phục hoàng gia để đổi lấy bộ áo quần dân dã của người tiều phu, rồi dần bước đi tìm thầy học đạo.
Hai người thầy đầu tiên mà Thái tử tìm học cũng không giúp được gì rốt ráo cho những ưu tư của Ngài, tronn lúc 62 học thuyết cực đoan đang tồn tại ở Ấn độ thời bấy giờ chẳng khác nào những màng nhện rối mù vô tận khiến Thái tử Sĩ đạt Ta lạc lối khi chọn con đường dấn thân khổ hạnh, là con đường đi ngược lại với đời sống đủ đầy lợi dưỡng nơi hoàng cung, với hy vọng có thể tìm ra được sự chứng ngộ. Thế nhưng với sáu năm dài đăng đẳng, với quyết tâm thực hành khổ hạnh triệt để, đến nỗi không ai có đủ ý chí để làm được như Ngài. Thái tử Sĩ đạt Ta đã đi đến tận cùng của con đường khổ hạnh ép xác, cho đến khi sức tàn lực kiệt. Thân thể của chàng thanh niên khoẻ mạnh đẹp đẽ ngày nào giờ chỉ còn là bộ xương khô héo, hơi thở lụi tàn thoi thóp nhưng tâm chí của Ngài thì vẫn luôn kiên cường sáng suốt để nhận thức ra cả hai con đường cực đoan lợi dưỡng và khổ hạnh đều không mang lại kết quả cho sự chứng ngộ giải thoát.
Một lần nữa Ngài lại chiến thắng những đớn đau tiều tụy của thể xác để đứng dậy quán chiếu và thức tỉnh nhận ra “Con đường trung đạo” mới thật sự là con đường chân chính có thể mang lại sự thành đạt. Ngài bước xuống dòng sông NI liên thuyền để tắm gội, giũ bỏ tất cả những cực đoan lầm lạc, những bụi bặm bám víu rồi trải cỏ làm tọa cụ ngồi dưới cội bồ đề cùng với lời phát nguyện: “Cho dù máu xương có khô cạn, cho dù phải xả bỏ xác thân, nếu không chứng ngộ đạo quả, ta quyết không rời khỏi chốn này”.
Với chí nguyện sắt đá quyết tâm như vậy và bằng phương pháp thiền định quán sát hơi thở vào ra, gọi là Sổ tức quán. Thái tử Sĩ đạt Ta đã loại bỏ dần những tạp chất ma chướng phiền não trong tâm, những ái dục, tham sân si, ghét ganh thù nghịch…Cho đến khi bình minh ló dạng, sao mai rực sáng trên bầu trời phía đông, lúc ấy thật sự Ngài đã chiến thắng. Màn vô minh đã được vén mở, trong sáng hoàn toàn, Ngài chứng ngộ Tam minh, Lục thông, đã thấy biết rõ ràng nguyên nhân sanh diệt khổ đau của nhân sinh, vạn pháp.
Thái tử Sĩ đạt Ta giờ đây đã là một vị Phật, một bậc chánh đẳng chánh giác sau khi phải trải qua biết bao nhiêu trận chiến, không phải bằng gươm đao súng đạn mà bằng ý chí nội lực. Ngài đã thành tựu trọn vẹn, một sự chiến thắng không thể nghĩ bàn và hơn thế nữa sự thành tựu của Ngài đã đem cho nhân loại một bài học, một kho tàng vô giá dành cho những ai có tâm thức mạnh mẽ muốn nương theo bước chân của Ngài cũng sẽ đi đến được tận cùng của niềm hạnh phúc an lạc.
Khi Đức Phật còn tại thế Ngài cũng đã mang sự chứng ngộ giải thoát bằng chính kinh nghiệm của bản thân chia sẻ cho những người có trí tuệ hữu duyên bất kể là thành phần nào trong xã hội. Từ những bậc vương tôn công tử, những người trong dòng dõi Bà la môn phú hộ giàu sang hay những kẻ cùng đinh nghèo khổ cũng đều trở thành những vị thánh tăng cao quý chỉ bằng sự giữ gìn giới hạnh trong sạch, tâm thức hoàn toàn vắng lặng phiền não tham ái sân si. Ngài hướng dẫn từ những người đệ tử xuất gia đến những người cư sĩ tại gia một khi hành trì những giới luật nghiêm minh cũng đều có thể chứng đạt đạo quả.
Đức Phật là người sống nghiêm túc trong giới luật cho nên Ngài luôn nhắc nhở về giới luật là điều vô cùng quan trọng là hàng rào giới đức giúp cho con người trở nên cao thượng. Trước khi thị tịch Niết bàn Đức Phật còn dạy các hàng đệ tử hãy lấy giáo pháp và giới luật làm thầy hướng dẫn sau này khi Ngài không còn trụ thế. Vì vậy muốn phát triển trí tuệ hay tăng trưởng nội lực mạnh mẽ cần phải nghiêm trì giới luật. Khi có giới hạnh thanh tịnh, tâm sẽ được định tĩnh trí tuệ sẽ phát triển gọi là Giới Định Tuệ.
Phật dạy người cư sĩ có Ngũ giới căn bản và thực hành Thập thiện. Riêng đệ tử xuất gia các thầy Tỳ kheo phải giữ 227 giới, còn các vị Tỳ kheo Ni phải vâng giữ đến 348 giới. Như vậy quả thật tu theo Phật, thực hành theo những lời dạy của Ngài chắc chắn là điều không phải dễ dàng, bởi chiến thắng ma chướng nội tâm luôn là cuộc chiến đầy cam go, thử thách. Sau khi chứng ngộ đạo quả Đức Phật luôn đề cao sự bình đẳng của con người, Ngài không phân biệt người ngu kẻ trí khi nói rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh như nhau. Chính vì điều này con người hơn nhau không phải ở địa vị giàu sang danh vọng hay quyền lực mà chỉ được gọi là thành công khi biết tiết chế kiểm soát, biết làm chủ được tâm thức của chính mình mới thật sự là người đáng tôn kính.
Trong thế giới đầy loạn động của xã hội hiện nay cùng môi trường khoa học vật chất phát triển thì những lời giáo huấn của Đức Phật về sự giữ gìn giới hạnh, chánh niệm tỉnh thức để quay về với bản tánh Phật an nhiên thanh tịnh mà ai ai cũng có chắc hẳn là điều vô vàn khó khăn cho những người có nội lực yếu kém. Tuy nhiên hạnh phúc an lạc mà con người luôn tìm kiếm thì vẫn mở ra cho tự thân mỗi người biết nhìn vào tấm gương trong sáng, kiên cường của Đức Phật để học hỏi và tìm cho mình con đường thích hợp để không còn phiền não tham sân là cách tốt nhất không làm phí phạm đời người vô ích.
California 25-12-2022
Nam Phương (Nghiêm Thuỷ)
- Tránh Xa Ác Khẩu (phần cuối) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Tránh Xa Ác Khẩu (Phần 2) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Bát Chánh Đạo Trong 37 Phẩm Trợ Đạo (Phần cuối) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Điềm Lành Tâm Tịnh cẩn tập
- Chuyên Tu Vô Gián hay Tịnh Độ Thuần Chánh của Tổ Sư Thiện Đạo Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Lễ Trao Giải Thi Viết Văn Hương Sen: Dùng Văn Học Để Hoằng Pháp Nguyên Giác tường trình
- NGŨ CĂN và NGŨ LỰC trong 37 Phẩm Trợ Đạo (Phần cuối) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Bát Chánh Đạo Trong 37 Phẩm Trợ Đạo (phần 1) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Học và hành trì theo lời Phật dạy Hoàng Phước Đại – Đồng An
- Tránh Xa Ác Khẩu (Phẩn 1) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Cố Tu Tạo Phước (phần 2) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Phước lạc thay sự xuất hiện của chư Phật Thích Nhuận Châu
- Chùa Long Hưng: Mừng ngày Phật Đản sinh, 200 Phật tử tham dự khóa tu “Niệm Phật 1 ngày 1 đêm” Chu Lan Anh
- Kiên Trì Tu Tập Dẹp Bớt ”Cái Ta” (Phần cuối) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Kiên Trì Tu Tập Dẹp Bớt "Cái Ta" (Phần 5) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)