NGŨ CĂN và NGŨ LỰC trong 37 Phẩm Trợ Đạo (Phần cuối)

Đã đọc: 579           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

(a): TÍN LỰC:

“Tóm lược pháp tu tập NGŨ LỰC. Trước tiên chúng ta muốn tu tập TÍN LỰC thì phải hiểu nghĩa rõ ràng. TÍN LỰC có nghĩa là lòng tin sâu sắc đối với Phật pháp không bao giờ thay đổi, lòng tin bất di bất dịch dù cho ai chống trái bài bác Phật giáo chúng ta cũng không bao giờ nghe, không bao giờ thay lòng đổi dạ, chỉ biết tin vào pháp Phật. Muốn có được lòng tin như vậy thì chúng ta phải sinh ra cùng thời với đức Phật ra đời hoặc phải sinh làm người được gặp một bậc tu chứng cũng làm chủ sinh, già, bệnh, chết như Phật.

Ðó là điều cần thiết tạo nên TÍN LỰC, nếu không có điều kiện này thì dù muốn dù không lòng tin của chúng ta không mạnh mẽ, chỉ tin một cách cạn cợt.”

 

Xin ghi lại ý trên bằng những câu 8 chữ như sau:

 

TÍN LỰC: lòng tin Phật pháp thâm sâu.

Dù ai bài bác thế nào chẳng nghe.

Không được vậy, tin cạn cợt, đáng chê.

Thực hành Tín lực: chẳng hề lãng xao.

 

Tin không đủ, toàn nói chuyện tầm phào.

Người ấy tu tập thế nào: đáng khinh.

Chỉ làm hại những bạn đạo vô tình.

Người tu sáng suốt giữ mình tránh xa.

 

(b): TẤN LỰC:

“Khi có lòng tin sâu Phật pháp thì quý vị rất siêng năng tu tập không bao giờ biếng trễ. Khi có lòng tin thì mới có cố gắng tu tập. Sự cố gắng nỗ lực tu tập hết mình thì gọi là TẤN LỰC.”

 

Xin ghi lại ý trên bằng những câu 8 chữ sau:

 

Tin sâu Phật Pháp, tu sẽ siêng năng.

Tự nhiên TẤN LỰC lần lần hiện ra

Điều này cũng quan trọng, nên nhớ là:

Có nó, ba lực tiếp, theo ra liền liền.

 

(c):NIÊM LỰC:

Khi hằng ngày nỗ lực nhiếp tâm tu tập đúng pháp không hề sai sót một niệm nào cả, luôn luôn duy nhất có một niệm TÂM BẤT ÐỘNG từ giờ này đến giờ khác, từ đó niệm này trở thành một sức lực của niệm nên gọi là NIỆM LỰC.

 

Xin ghi lại ý trên bằng những câu 8 chữ như sau:

 

Nỗ lực nhiếp tâm đúng pháp hành trì,

Duy có một niệm, khắc ghi trong lòng.

Là sức lực TÂM BẤt ĐỘNG biết không:

Gọi là NIỆM LỰC ước mong đã thành.

 

(d): ĐỊNH LỰC:

Khi niệm có lực chúng ta chỉ cần niệm là toàn cả thân tâm chúng ta gom lại thành một khối duy nhất không ai làm gì cho nó bị phân ra được nên gọi là ÐỊNH LỰC.

 

Xin ghi lại ý trên bằng những câu 8 chữ như sau:

 

Khi ta đã đạt được Niệm lực rồi,

Niệm: toàn thân tâm một khối mà thôi.

Phân nó ra, dù muốn, chẳng chuyện chơi.

Nhờ đó ĐỊNH LỰC tức thời hiện ra.

***

(e): TUỆ LỰC:

Khi thân tâm gom lại thành một định lực thì trong khối định lực đó có một sự hiểu biết vượt ra khỏi không gian và thời gian. Sự hiểu biết không còn bị lệ thuộc vào không gian và thời gian được gọi là TUỆ LỰC.

 

Xin ghi lại ý trên bằng những câu 8 chữ như sau:

 

Thân tâm gom cả lại thành Định lực.

Liền hiện sự hiểu biết vượt thời gian.

Vượt cả khắp không gian xa ngút ngàn.

TUỆ LỰC tạo được muôn vàn khó khăn.

*****************

 

“Ðến đây chúng ta đã có đủ năm lực. NGŨ LỰC này có được là do chúng ta tu tập NGŨ CĂN, khi ngũ căn thanh tịnh thì NGŨ LỰC xuất hiện đầy đủ.

 

Tuy nói vậy chớ trên đường tu tập NGŨ CĂN khi tu tập một căn nào thanh tịnh thì nơi căn đó xuất hiện đầy đủ NGŨ LỰC. Cho nên NGŨ CĂN và NGŨ LỰC là những pháp đầu tiên tu theo Phật giáo, nếu chưa tu tập NGŨ CĂN, NGŨ LỰC mà tu tập pháp nào cũng mất căn bản, vì vậy quý vị nên nhớ.”

 

Xin ghi lại ý trên bằng những câu8 chữ như sau:

 

Chỉ một trong NGŨ CĂN thanh tịnh đủ.

Nơi căn đó hiện hết NGŨ LỰC ngay.

Ngũ Căn, Ngũ Lực: pháp hàng đầu này.

Hết lòng tu tập từ nay: đúng đường

Có nhiều người bắt đầu tu tập mà không tu tập những pháp căn bản NGŨ CĂN và NGŨ LỰC lại tu tập thiền định hoặc niệm Phật nhất tâm cầu vãng sinh Cực Lạc Tây Phương, hoặc tham thoại đầu, công án hoặc niệm chú hoặc tụng kinh Pháp Hoa. Những điều tu tập như vậy chứng tỏ người tu tập không rõ đường đi lối về của Phật giáo. Do tu tập sai pháp như vậy nên dù có tu tập ngàn đời muôn kiếp cũng chẳng tu tập đến đâu. Một bằng chứng hiện giờ cho chúng ta biết có bao nhiêu tu sĩ cũng như cư sĩ tu tập hết sức nhưng chẳng có một người nào tu làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT, vì đó là tu sai pháp, không đúng Phật pháp.”

 

Chúng tôi ghi lại bằng những câu 8 chữ như sau cho dễ nhớ:

 

Gốc: Ngũ Căn, Ngũ Lực TU không xong,

Ngồi Thiền, Niệm chú uổng công đã đành.

Còn Tụng kinh, niệm Phật cầu vãng sanh,

Tất cả sai pháp, khó thành ước mong..

***

Muốn Năm Căn thanh tịnh TU thật gắt:

Dùng ý giữ: mũi, miệng, mắt, tai, thân.

Không để NGŨ CĂN chạy theo SÁU TRẦN.

Đạt năm thành quả là phần NGŨ LỰC

 

Đây là phần tu tập rất khó.Thành tâm mong mỏi những bạn đạo hữu duyên cùng chúng tôi cố gắng thực hành mỗi ngày phần NGŨ CĂN và NGŨ LỰC. Đạt được kết quả tốt ở phần căn bản này, hy vọng việc tu tập hằng ngày qua những pháp môn mình chọn sẽ đạt được kết quả mong muốn. Nếu được vậy, chúng tôi xin đem công đức này hồi hướng cho tất cả pháp giới chúng sanh tương lai đều trọn thành Phật đạo.

 

XIn chân thành cảm ơn quý vị đã đọc bài viết và thực hành./.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập