Kiên Trì Tu Tập Dẹp Bớt ”Cái Ta” (Phần cuối)

(2d):Đề Nghị Cách Tập TU 4:
Ứng Dụng Học Hạnh Khiêm Cung:
Con đường vào đạo: hạnh khiêm cung.
Giao tiếp, nói năng, phải cố dùng.
Có chí làm hoài, rồi sẽ đạt.
Tâm tư thanh thản, rất ung dung
***
(a): Một người học được hạnh KHIÊM CUNG,
chúng ta khó nhìn thấy ở họ có tính của
người có “CÁI TÔI”. Vậy nên chúng ta cố gắng
tập tu để loại bỏ một số tính xấu sau đây:
KHIÊM CUNG: KHÔNG: Tự mãn, Kiêu căng,
KHÔNG: Cao ngạo, Cố Chấp, Khoe khoang.
Lại thích giúp người còn yếu kém.
Ai gặp đôi lần, cảm thấy thân.
***
Ai hơn ta hẳn, chớ so bì,
Phước ta kém họ, ráng tu đi,
Tu nhân, tích đức thêm nhiều nữa
Ngày kia nghiệp đổi, có lo gì !
***
Ngã mạn, cống cao chẳng tốt đâu!
Người ghét càng nhiều, Phước tổn mau.
Tập tu Khiêm Tốn, nhiều người trọng!
Phước báo tăng, đời sống tốt lâu.
***
TU hạnh KHIÊM CUNG lợi lắm đường.
Cái Ta, Ác khẩu,... biến đi luôn.
Đâu còn Độc tố sinh nhiều bệnh.
Chắc chắn Tai ương,...cũng phải dừng!
***
Ai mà tu được Hạnh Khiêm Cung,
Lần lần ác khẩu chẳng còn dùng.
Khiêm cung mang lại nhiều điều lợi.
Sao chẳng cố công luyện tới cùng.
***
Miệng người tạo ác nhất trong ngày,
Nói xong, biết quấy, phải dừng ngay.
Nếu không, miệng cứ ung dung nói.
Chết về địa ngục, khổ trần ai!
b): Nói chung một người muốn tập tu đạt được
tính KHIÊM CUNG, hàng ngày phải cố loại bỏ
các tính xấu sau đây:
Độc đoán, kiêu ngạo, cái “ta”,
Khoe khoang, kỳ thị, moi ra lỗi người,
Ác khẩu, hống hách, lắm lời,
Thêu dệt, đâm thọc, khinh người, gièm pha.
Chửi rủa, vu khống, điêu ngoa.
Lừa dối, thất hứa, nói đùa, chê bai.
Nhục mạ, chỉ trích, mỉa mai,
Châm biếm, nói gây khổ cho ai, hận thù.
Thô tục, hỗn láo, yểm trù.
Nói phủ đầu, nịnh hót để ru lòng người.
Xỉa xói, miệt thị, móc bươi.
Khắc nghiệt, xuyên tạc, chuyện đời trách chê.
Xảo trá, ganh tị, chọc quê,
Quát tháo, nói mát, chửi thề, bực ai!
***
c):Xin mời quý vị đọc và thực tập lại những điều dưới đây:
CỐ TU TẬP CHO ĐƯỢC HẠNH KHIÊM TỐN
Đọc, sàng lọc lấy điều hay.
Thực hành tha thiết: đổi thay cuộc đời.
Phước lành hồi hướng về nơi:
Quê hương Cực Lạc: cuối đời vãng sanh.
Cố gắng thực tập hàng ngày những
đức tính của người KHIÊM CUNG:
(1):Biết Khoan dung:
Khoan dung, Tha thứ đẹp tâm ta.
Người có lỗi lầm, vội thứ tha.
Nhờ tâm Độ lượng, thực hành khéo.
Thêm người yêu mến, bạn giao hòa.
***
(2):Biết ơn những gì ta đang có:
Trước hết Biết ơn Tứ Trọng Ân.
Cho ta kính nhớ rất ân cần.
Biết ơn cả kẻ gây ta khổ.
Cùng với những gì thuộc bản thân!
***
(3):Không nên so sánh:
Nhìn quanh so sánh quả không nên.
Tính chẳng mấy hay, phải lãng quên.
So sánh là hơn thua kẻ khác.
Chi bằng học hỏi để vươn lên.
***
(4):Biết lắng nghe, thấu hiểu:
Lắng nghe, thấu hiểu: thật là cần:
Hiểu biết trau dồi tới bản thân.
Nể trọng thật lòng Thầy muốn học.
Ngày ngày kiến thức sẽ gia tăng.
***
(5):Khen chân thành:
Khen thật chân thành, đáng trọng thay!
Tỏ ra: mình kính họ như Thầy.
Sẵn sàng học hỏi, điều chưa biết.
Khiêm tốn thọ ân, thật quá hay.
***
(6):Tìm cái thiện trong mỗi con người:
Tìm điều thiện những kẻ quanh mình.
Cố gắng học theo trong lặng thinh.
Lâu dần tích góp nhiều điều tốt.
Ấy tính Khiêm cung đã thực hành.
(7):Chấp nhận giới hạn của bản thân:
Chấp nhận thiệt thòi của bản thân:
Kém bền sức, nhận thức, tinh thần,...
Đã biết, phải nên hoàn thiện chúng.
Còn ai giúp đỡ, cũng mang ân.
***
(8):Nhận ra khuyết điểm của mình:
Cố nhận ra sai quấy của mình.
Phải nên loại hẳn, thật nghiêm minh.
Người thương nhắc nhở ta điều xấu.
Khiêm tốn cảm ơn, sửa nhiệt tình.
***
(9):Biết giúp đỡ người khác:
Biết giúp đỡ người thật tuyệt thay!
Làm nhiều không ngại mới là hay.
Cho rồi mà chẳng mong đền trả.
Phước lành càng lớn, thực hành ngay.
Thành tâm kính mong Quý Bạn Đạo hữu duyên cùng chúng tôi cố thực tập hằng ngày phần viết trên để đạt được mục đích là dẹp bớt “CÁI TA”. Nếu được vậy, chúng tôi xin đem công đức có được này hồi hướng cho tất cả Pháp giới chúng sanh, tương lai đều trọn thành Phật đạo.
Xin chân thành cảm ơn quý vị đã đọc bài viết và thực hành./.
- Một Ngày Ở Bồ Đề Đạo Tràng Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Nhắc Nhở Con Cháu Những Điều Cần Nhớ Thực Hành Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Cố Tu Tâm Tốt, Đời Sống Hạnh Phúc Hơn (phần cuối) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Cố Tu Tâm Tốt, Đời Sống Hạnh Phúc Hơn (phần 1) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Khánh Hoà: Khoá tu “Một ngày an lạc” lần thứ 1 tại chùa Đức Hoà Quảng Ấn
- Kiên Trì Tu Tập Dẹp Bớt "Cái Ta" (Phần 5) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Học lời Phật dạy qua Kinh Tạp A Hàm số 454 Hoàng Phước Đại – Đồng An
- Kiên Trì Tu Tập Dẹp Bớt Cái Ta (phần 4) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Vai Trò Và Lời Dạt Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Nguyên tác: The Dalai Lama’s Roles and Teachings, Tác giả: Robert A.F. Thurman, Việt dịch: Quảng Cơ / Tuệ Uyển hiệu đính / Sunday, October 24, 2021
- Lòng tin sanh là chư Phật hiện Tâm Tịnh cẩn tập
- Kiên Trì Tu Tập Dẹp Bớt "Cái Ta"(Phần 3) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Kiên Trì Tu Tập Dẹp Bớt "Cái Ta"(Phần 2) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Nắm chéo y Như Lai Nam Phương
- Kiên Trì Tu Tập Dẹp Bớt “Cái Ta” (Phần 1) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Học Phật Để Sống An Lạc Ths. Hoàng Phước Đại – Đồng An
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Bài Thơ Gửi Những Đại Gia
- Một Ngày Ở Bồ Đề Đạo Tràng
- Nhắc Nhở Con Cháu Những Điều Cần Nhớ Thực Hành
- Cố Tu Tâm Tốt, Đời Sống Hạnh Phúc Hơn (phần cuối)
- Những Câu Thơ Nói Về Sự Lợi Lạc Của Pháp Môn Tịnh Độ (phần cuối)
- Những Câu Thơ Nói Về Sự Lợi Lạc Của Pháp Môn Tịnh Độ (phần 1)
- Cố Tu Tâm Tốt, Đời Sống Hạnh Phúc Hơn (phần 1)
- Ứng Dụng Phật Pháp Vào Cuộc Sống
- Nợ Đòi, Oán Báo Đứng Hàng Đầu (phần cuối)
- Cố Tu Tạo Phước (Phần 4)
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)