Cố Thực Tập Đúng Tám Điều Để Tăng Thêm Phước
Phần được chuyển thành văn vần dưới đây, đã lấy ý chính từ đường link sau: https://kinhduocsu.tumblr.com/post/166179348637/l%E1%BA%A1y-kh%C3%B4ng-ph%E1%BA%A3i-cong-l%C6%B0ng-n%E1%BA%B1m-s%E1%BA%A5p-m%C3%A0-l%C3%A0-bu%C3%B4ng-x%E1%BA%A3
LẠY: không chỉ mọp sấp, cong lưng,
Còn để cống cao phải tuyệt đường.
NIỆM: đâu cần phải ghi nhiều ít.
Thanh Tịnh Thân Tâm, đời tỏa hương.
***
XÁ: cốt Phải Cung Kính Đối Phương.
Chấp tay chào vái chỉ là thường.
ĐỊNH: chẳng phải ngồi yên bất động.
Đối Cảnh Vô Tâm mới đúng đường.
***
HỶ: không chỉ nét mặt vui tươi,
Thư Thái Thân Tâm mới tuyệt vời.
TU: chẳng chỉ buông bỏ dục vọng.
Tâm Không Ích Kỷ, rạng đời người.
***
THÍ: không phải tất cả buông đâu,
Từ Bi Chia Sẻnhớ hàng đầu,
HỌC PHẬT: không luôn tích tri thức.
Thực Hành Vô Ngã, pháp thâm sâu.
=============================
Để chúng ta để ý nhiều đến điều cần thực tập, chúng tôi xin rút gọn lại phần trên thành hai phần, như sau:
XÁ:Là cốt Phải Cung Kính Đối Phương.
LẠY:Cố cho Ngã Mạn tới cùng đường.
TU:Tâm Không Ích Kỷ cho lòng rộng.
NIỆM:Thanh Tịnh Thân Tâm, đời tỏa hương.
***
THÍ:Từ Bi Chia Sẻ nhớ hàng đầu.
ĐỊNH:Đối Cảnh Vô Tâm nhớ kỹ lâu
HỶ:Thư Thái Thân Tâm đời tuyệt đẹp.
HỌC PHẬT:Thực Hành Vô Ngã, pháp thâm sâu.
Phần đọc thêm:
(1):Lạy Phật, cống cao bớt có ngày.
Tội nghiệp, lần lần giảm thấy ngay.
Sức khỏe, qua ngày, tăng rất rõ.
Phước báo thêm dần thật tuyệt thay!
***
Ngã mạn, cống cao chẳng tốt đâu.
Người ghét càng nhiều, Phước tổn mau.
Sao không Khiêm Tốn, nhiều người trọng?!
Phước báo tăng, đời sống tốt lâu.
***
(2): Muốn được Thanh Tịnh Thân Tâm, mong quý vị ghi nhớ thuộc những câu thơ dưới đây để khi có ý nghĩ xấu hiện lên, ta hãy nhẩm trong trí những câu thơ ấy để cố xua chúng ra khỏi tâm. Cố gắng làm nhiều sẽ có kết quả.
Trong trí nhiều điều xấu hiện lên.
Nhận biết, phải xua khỏi hẳn liền.
Cứ vậy, bớt dần tâm vẩn đục.
Thanh Tịnh Thân Tâm sẽ hiện tiền.
***
Điều tiêu cực, cứ vướng trong đầu,
Cố gắng kìm tâm, đuổi chúng mau.
Ngày ngày thực tập, nhanh thành tựu.
Thân Tâm Thanh Tịnh đạt yêu cầu.
*** (3):TU: Tâm Không Ích Kỷ: Tục ngữ, người xưa đã dặn dò: Ở xởi lởi, Trời sẽ cởi cho. Ăn ở so đo, Trời buộc lại. Chân lý muôn đời, chớ đắn đo.
(4): THÍ:Từ Bi Chia Sẻ:
Từ Bi Chia Sẻ mới đúng đường nên chúng ta phải nhớ:
Phàm khi bố thí,… hoặc hộ trì,
Chớ vì danh, lợi dẫn mình đi, Tâm luôn cung kính, lòng thanh tịnh, Có vậy, phước lành hưởng trọn y. *** Đáng sá gì chào hỏi, cám ơn. Không được đáp ân, chớ giận hờn. Cúng dường, Bố thí,... liền quên hết. Mới là hiểu đạo, PHƯỚC nhiều hơn. *** Xin ghi thêm: Cách cho, quý hơn của cho. Vậy nên khi bố thí, cúng dường,...ta nên dùng hai tay để đưa của bố thí.
(5):XÁ:Là cốt Phải Cung Kính Đối Phương: “Chỉ hỏi bản thân có kính người khác hay không, còn người khác có kính mình hay không thì không để trong tâm.” (lời khai thị của Pháp Sư Tịnh Không),
(6):ĐỊNH:Đối Cảnh Vô Tâm nhớ kỹ lâu. “Thấy như không thấy, nghe như không nghe thì tâm thanh tịnh rồi”..... “Tâm chúng ta thanh tịnh mới có thể có định được”(lời khai thị của Pháp Sư Tịnh Không),
*************************************
(1): Xin mời quý vị đọc kỹ phần dưới đây trích từ đường link:https://phatgiao.org.vn/muon-tam-thanh-tinh-dung-nen-de-y-den-loi-nguoi-khac-d46883.html#
Muốn tâm thanh tịnh đừng nên để ý đến lỗi người khác
Người thật sự biết tu là tự mình tu, không nhìn người khác. Nhìn người khác trong tâm sanh phiền não, sẽ có ý kiến; có ý kiến thì tâm liền bất bình, liền không thanh tịnh.
Chuyển hóa sân hận thành yêu thương
Đến khi nào sáu căn của chúng ta tiếp xúc với cảnh giới sáu trần mà thấy như không thấy, nghe như không nghe thì tâm thanh tịnh rồi. Đối với tất cả các pháp thì rất rõ ràng, minh bạch. Tuy đã rõ rồi nhưng trong tâm không chấp trước. Nói dễ hiểu hơn chút là tuyệt đối không để trong tâm mấy chuyện này, trong tâm cái gì cũng đều không có. “Vốn không có một vật” mà Lục Tổ nói là tâm không có gì cả. Đến lúc đó liền được tâm thanh tịnh, vãng sanh mới nắm chắc được.
Lục Tổ nói rất hay: “Vốn không có một vật, nơi nào dính bụi trần” chính là vô tướng. “Vô tướng” không phải là nói không có hiện tượng bên ngoài mà là trong tâm không chấp trước mọi hình tướng. Vì thế vô tướng không phải là không có cái tướng bên ngoài mà là không có tất cả vọng tưởng, chấp trước ở trong tâm.
Trong tâm không chấp trước thì không có phiền não, không có âu lo, không có bận tâm.
Tâm bình yên tĩnh lặng chính là sự thành công
Học Phật chỉ cần bản thân mình trì giới, người khác có trì giới hay không đều không quan tâm, đều xem người khác là người thanh tịnh nhất. Tâm chúng ta thanh tịnh mới có thể có định được, đây là điều mà Quý vị đồng tu phải biết. Cho nên giới luật của Phật, bất luận là giới Tiểu thừa hay giới Bồ tát đều là để cảnh tỉnh bản thân, tuyệt đối không phải để cảnh tỉnh người khác. Giới tiểu thừa chỉ làm lợi cho bản thân; giới Đại thừa thì làm lợi cho đại chúng, tức là khi sống chung với mọi người thì ta phải nên tuân thủ những gì chứ không phải là yêu cầu người khác [phải tuân thủ những gì]. Đây là giới luật nhà Phật, không giống như quy định của pháp luật thế gian. Pháp luật thế gian còn có kẻ hở còn Phật pháp thì không có kẻ hở.
Phật pháp là luôn kiểm điểm bản thân thì mới được tâm thanh tịnh, mới được thiền định thật sự. Chỉ hỏi bản thân có kính người khác hay không, còn người khác có kính mình hay không thì không để trong tâm, vậy thì tâm định rồi, tâm được thanh tịnh rồi.
Trong tâm không chấp trước thì không có phiền não, không có âu lo, không có bận tâm. Trong tâm cái gì cũng không có vậy thì nó ra làm sao? Trong tâm tràn đầy ánh sáng trí tuệ, so với chư Phật, Bồ tát không xa, đấy mới là tương ứng.
Trích "Niệm Phật thành Phật"
Lão pháp sư Tịnh Không giảng
***********************************************************************************************
(2):Xin mời quý vị đọc thêm phần bên dưới qua đường link:https://thuvienhoasen.org/a32301/thuc-hanh-chan-ly-vo-nga-mot-bien-phap-ket-noi-voi-the-gioi-noi-tam
THỰC HÀNH CHÂN LÝ VÔ NGÃ:
MỘT BIỆN PHÁP KẾT NỐI VỚI THẾ GIỚI NỘI TÂM
Pooja Dabral* * PhD Candidate, Department of Buddhist Studies, University of Delhi, India Người dịch: Nguyễn Quỳnh Phương
TÓM TẮT
Chân lý Vô ngã là pháp ấn chỉ có trong Phật giáo, cho rằng, không có một Ngã, một cái gì trường tồn, bất biến, tồn tại nằm trong sự vật mà không phụ thuộc vào cái khác. Kể từ thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tìm kiếm gốc rễ và kết thúc của sự đau khổ đã mở ra nhiều khám phá thực tại đa phương diện về cả thế giới bên trong và bên ngoài. Giáo lý Vô ngã của Đức Phật cho thấy rằng có một sự khác biệt cơ bản giữa cách chúng ta nhận thức thế giới, bao gồm cả sự tồn tại của chúng ta trong đó và cách mọi thứ thực sự diễn ra. Chúng ta tin vào ngã cá nhân, tức là sự tồn tại độc lập của bản thân, dẫn đến các sự phiền não như sự dính mắc hoặc ác cảm, từ đó dẫn đến chuỗi hành động phá hoại (nghiệp) và sự chịu đựng (khổ). Chuỗi nhân quả này là do nhận thức sai lầm về thực tế và cuối cùng dẫn đến những rối loạn trong sự gắn kết của chúng ta với thế giới và với chúng sinh đồng loại. Sự tinh hoa của chân lý vô ngã đối lại quan niệm sai lầm này bằng cách bác bỏ sự tồn tại của bản ngã. Trong Kinh Pháp Cú có nói “Tất cả các hình thức đều không có thật, ai biết và nhìn thấy điều này trở nên thụ động trong nỗi đau; đây là cách dẫn đến sự thuần khiết.” Hơn nữa, chân lý này cũng nhận ra bản chất vô ngã của tất cả các hiện tượng và không bác bỏ hiệu lực của luật nghiệp, để cho ta thấy sắc thái của sự vô ngã trái ngược hoàn toàn với chủ nghĩa hư vô. Bồ tát Long Thọ có nói trong Trung Quán Luận rằng ta cần tìm hiểu Chân lý Vô ngã và Giáo lý Nguyên khởi cùng nhau.
Xem tiếp nguyên bài tham luận:
Thực Hành Chân Lý Vô Ngã Một Biện Pháp Kết Nối Với Thế Giới Nội Tâm
Trích từ sách:
Cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xã hội bền vững
Kính mong tất cả bạn đạo hữu duyên cùng chúng tôi cố gắng thực hành những phần trên để tăng thêm Phước. Nếu có nhiều người làm được, chúng tôi xin đem công đức này hồi hướng cho tất cả pháp giới chúng sanh tương lai đều trọn thành Phật đạo.
Xin chân thành cảm ơn quý bạn đạo đã đọc hết bài viết và ráng thực hành./.
- Chuyển Hóa Nghiệp Đố Kỵ Thích Viên Thành
- Khánh Hoà: Khoá tu dành cho người khiếm thị, khuyết tật Quảng Ấn
- Chấp thủ là nguyên nhân dẫn đến đau khổ và vô minh An Tường Anh
- Cố Tu Tạo Phước (Phần 4) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Cố Tu Tạo Phước (Phần 3) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Học lời Phật dạy qua Kinh Chúng sanh Hoàng Phước Đại – Đồng An
- Cư sĩ thực hành Phật Pháp Đạo Sinh
- Học lời Phật dạy qua Kinh Tử Pháp Hoàng Phước Đại – Đồng An
- Hà Nội: Khai giảng lớp Thiền Vipassana online K2 tại chùa Long Hưng Như Quỳnh
- Lớp Phật học cơ bản Online giữa Thủ đô Hà Nội Như Quỳnh
- Tăng Đoàn Phổ Môn-Suối Từ Hoằng Pháp Tại Chùa Hương Sen Thích Nữ Giới Hương
- Yếm ly Hoàng Phước Đại – Đồng An
- Vui thích với sắc Hoàng Phước Đại – Đồng An
- Vượt qua sợ hãi của sanh, lão, bệnh, tử Hoàng Phước Đại – Đồng An
- Ái dục gây khổ đau Hoàng Phước Đại – Đồng An
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Ứng Dụng Phật Pháp Vào Cuộc Sống
- Nợ Đòi, Oán Báo Đứng Hàng Đầu (phần cuối)
- Cố Tu Tạo Phước (Phần 4)
- Cố Tu Tạo Phước (Phần 3)
- Âm Đức Và Dương Đức
- Tránh Xa Ác Khẩu (phần cuối)
- Tránh Xa Ác Khẩu (Phần 2)
- Bát Chánh Đạo Trong 37 Phẩm Trợ Đạo (Phần cuối)
- “Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng vợ lẻ, lặng lẻ … vào thời LM de Rhodes và những hệ luỵ” (phần 38)
- Bát Chánh Đạo Trong 37 Phẩm Trợ Đạo (phần 2)
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)