Sự quan trọng của hít thở

Đã đọc: 6404           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Ở trong kinh Tứ thập nhị chương, Đức Phật hỏi các vị Tỳ kheo: mạng sống con người (đời người) trong bao lâu? có vị trả lời: đời ngừơi trong một số năm! lại có vị nói: trong một vài ngày! Cũng có vị nói: trong một ngày! cũng có người nói: trong một bữa ăn! cuối cùng Đức Phật nói: “đời người chỉ trong hơi thở”.

Sanh mạng thật vô cùng quý báu! mà cái quý báu của sanh mạng ngược lại chỉ dựa vào hơi thở tạm bợ ngắn ngủi, vì thế chúng ta thấy hơi thở quả thật là rất quan trọng!

Lúc có ánh nắng chúng ta không thấy được tầm quan trọng của nó, khi có dòng suối chảy chúng ta cũng không thấy được sự quý giá của từng giọt nước; lúc chúng ta còn có thể hít thở chúng ta lại không biết nghĩ đến “một hơi thở đối với chúng ta trân quý và quan trọng biết bao nhiêu”!

Người, nếu một lúc nào đó không thể hít thở được nữa thì tất cả những tài sản, địa vị, danh dự, bạn bè, quyến thuộc ở thế gian đối với chúng ta đâu còn giá trị gì nữa.

Các cơ quan cảm giác của chúng ta như mắt để thấy, tai để nghe, chân tay để hoạt động, miệng để nói,…nhưng một khi không còn hít thở được thì mắt tai thân thể cũng không còn công dụng! cho nên con người sống là nhờ vào hơi thở mà tồn tại, mới có sanh mạng chúng ta! Mắt tai mũi lưỡi trên thân chúng ta mỗi cơ quan đều có công dụng riêng; nhưng hơi thở có khã năng thay thế tất cả mắt tai mũi lưỡi thân, thay thế tất cả công dụng của chúng.

Hơi thở, nó không giống như mắt dùng để nhìn nhưng nó có thể cảm nhận được khác nhau của hoàn cảnh; hơi thở, nó không giống như tai dùng để nghe nhưng nó có thể ngửi được sự khác nhau của nhân tình thế thái. Hơi thở nó biểu hiện cho sanh mệnh của chính mình và thông suốt tất cả; Hơi thở, cũng có thể biết được sự trong sạch hay nhiễm ô của không khí; nó cũng có thể nhận ra được dài ngắn của sanh mệnh. Vì thế bảo vệ hơi thở là bảo vệ sanh mệnh.

Chúng ta có thể dùng hơi thở để tu hành, điều chỉnh sanh mệnh, tịnh hoá thân tâm. Trong một cái hít thở chúng ta có thể biết được tình hình thân tâm của chính mình. Hơi thở mạnh chúng ta sẽ biết được tâm ta không an tịnh, hơi thở mà thông thì tất nhiên tâm mềm dẻo nhu nhuyến. Vì vậy trong thiền quán thường dùng pháp môn quán hơi thở để hướng dẫn hành giả.

Chúng ta tồn tại trên cõi đời, trân trân quý sanh mệnh thì nên trân quý hơi thở.Trân quý từng hơi thở đang còn, làm tất cả những trách nhiệm của mình với thế nhân, hoàn thành tất cả những nguyện vọng với cuộc đời. Nên nhanh chóng xử lý thoả đáng tất cả những gì cho đất nước, xã hội, cha mẹ con cái, bạn bè ngay lúc đang còn hít thở; và ngay lúc hơi thở còn hiện diện chúng ta nên gấp rút và rộng kết duyên lành đến tất cả bạn nhé!

呼吸的重要

在《四十二章經》裏,佛陀問弟子:人命在幾間?有比丘回答:人命在數年之間!隨後有人說:在數日之間!也有人說:在一日之間!更有人說:在飯食之間!最後佛陀說:人命在呼吸之間。

人命是非常寶貴的!寶貴的生命卻建築在短暫的呼吸裏,可見呼吸有多麼的重要啊!

有陽光的時候,不知道陽光的重要,有河流的時候,不知道滴水的寶貴;能呼吸的時候,更不會想到「一口氣」對我們是多麼的珍貴和重要啊!人,一旦沒有了呼吸,則世間的財富、名位、榮譽、親朋、眷屬,對吾人又有什麼重要呢?

吾人的感官,眼睛可看,耳朵可聽,手腳可動,口舌會說;但是沒有呼吸的時候,眼耳身體,一切都沒有了功用!所以人生在世,是因為有呼吸的存在才有吾人的生命!

眼耳鼻舌身,在身體上都能各司其用;但呼吸卻能代替眼耳鼻舌身,代替它們超乎一切的功用。

呼吸,不是像眼睛是用來看的,但是它可以感受到環境的不同;呼吸,不是像耳朵一樣是用來聽的,但是它可以嗅到人情氣氛的迥異。

呼吸,可以體驗外境的變化,可以內觀心地的動靜。呼吸,有時候可以感覺到自己輕鬆自在,所以大大鬆一口氣;呼吸,有時候也會感到自己遭受無限的壓力,所以喘不過氣來。

呼吸,它表示自己的生命是四通八達的;呼吸,它可以覺察空氣中的清濁;呼吸,它可以感受到生命的厚薄。保護呼吸,就是保護自己的生命。

呼吸,可以用來做為修行、調整生命、淨化身心。從一呼一吸之間,可以知道自己身心的狀況。氣粗,必定心不寧靜;氣順了,必定心也柔軟了,所以在禪門裏,不斷用數息的修法來指導行者。

吾人生存在世間,珍惜生命,就要珍惜呼吸。趁著一口氣尚存,要把對人間應盡的責任盡了;要把對人間所發的願心完了。應該給國家社會、父母子女、親朋好友的一切,也都要在一息尚存的時候,趕快處理妥當;在呼吸尚存的時候,趕快廣結善緣吧!

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập