Người Tham Lam Thì Dùng Bố Thí Chuyển Hóa

Đã đọc: 2067           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Người tham tiền của vật chất thì dùng pháp bố thí để trị, bởi vì khi tham lam tiền của vật chất thì tìm cách gom góp vơ vét về cho mình, còn bố thí là cho ra san sẻ cứu giúp chia bớt. Con người ta sở dĩ tranh giành đấu đá giết hại lẫn nhau cũng vì lòng tham lam ích kỷ, thế giới loài người không bao giờ có hòa bình thật sự khi nhân loại đầy dẫy lòng ham muốn. Tài sản của mình còn dám đem ra giúp đỡ người, huống hồ là tìm cách gom góp về mình, do đó tâm tham lam tiền của muốn chiếm đoạt của người khác không có cơ hội phát sinh, nên không bao giờ trộm cướp lường gạt của ai. Khi bố thí hay giúp đỡ cho ai cần phải đúng nơi đúng lúc, người nhận thí họ không ỷ lại mà lúc nào cũng có ý chí vươn lên vượt khó khăn để làm lại cuộc đời, làm lại chính mình. Người cho với tâm từ rộng lớn và kẻ nhận luôn khao khát cố gắng vượt qua chính mình với tâm biết ơn vô hạn, sau này họ vượt qua khổ nạn đền ơn bằng cách giúp lại cho những người bất hạnh khác. Bố thí được như vậy thì con người trở nên gần gũi và yêu thương hơn bằng tình yêu chân thật. Gieo niềm tin trong cuộc sống để mọi người biết được điều hay lẽ phải, tin sâu nhân quả hiểu biết chân chánh không hại người hại vật và cùng sống lợi ích cho gia đình, cho xã hội.

Con người sống trên cõi đời này hầu như ai cũng tham lam, ích kỷ nên bị nó ràng buộc và hành động sai lầm, do đó làm nhiều điều tội lỗi gây hại cho người và vật. Chính vì vậy, Phật thấy được sự tác hại của nó lớn lao vô cùng có thể hủy diệt hết tất cả nhân loại. Nên ngài dạy pháp bố thí, bố thí là sự giúp đỡ chia sẻ vật chất hoặc an ủi động viên tinh thần để mọi người có đủ niềm tin và nghị lực, vươn lên làm mới lại chính mình. Bố thí còn có ý nghĩa cao siêu hơn nữa là buông xả tâm tham sân si của chính mình.

 Người tham lam bỏn xẻn keo kiệt ích kỷ thì dùng pháp bố thí để đối trị. Bởi vì tham nên muốn gom góp vơ vét về cho mình, còn bố thí là cho ra cứu giúp san sẻ chia sớt. Ta có thể cho những gì mình có dư, hoặc cao hơn nữa cho những thứ mình đang cần dùng. Nhờ thường xuyên thực hành bố thí như vậy khiến ta bớt tâm tham lam ích kỷ gom về cho mình và càng ngày làm cho ta mở rộng thêm tấm lòng từ bi vô hạn. Theo lời Phật dạy việc giúp đỡ người không nhất thiết là phải chia sẻ tiền của, việc giúp người có ba hình thức tài thí, pháp thí và thí không sợ hãi. Tài thí gồm có tiền của vàng bạc ruộng vườn đất đai nhà cửa thức ăn thức uống v.v…pháp thí những lời dạy giúp cho con người sống đạo đức, tin sâu nhân quả, tin chính mình có khả năng làm được tất cả, mình làm lành được hưởng phước mình làm ác chịu khổ đau. Thí không sợ hãi giúp cho mọi người yên tâm vững lòng, trước những phong ba bão táp của cuộc đời với bao đều bất hạnh.

 Người tham tiền của vật chất thì dùng pháp bố thí để trị, bởi vì khi tham lam tiền của vật chất thì tìm cách gom góp vơ vét về cho mình, còn bố thí là cho ra san sẻ cứu giúp chia bớt. Con người ta sở dĩ tranh giành đấu đá giết hại lẫn nhau cũng vì lòng tham lam ích kỷ, thế giới loài người không bao giờ có hòa bình thật sự khi nhân loại đầy dẫy lòng ham muốn. Tài sản của mình còn dám đem ra giúp đỡ người, huống hồ là tìm cách gom góp về mình, do đó tâm tham lam tiền của muốn chiếm đoạt của người khác không có cơ hội phát sinh, nên không bao giờ trộm cướp lường gạt của ai. Khi bố thí hay giúp đỡ cho ai cần phải đúng nơi đúng lúc, người nhận thí họ không ỷ lại mà lúc nào cũng có ý chí vươn lên vượt khó khăn để làm lại cuộc đời, làm lại chính mình. Người cho với tâm từ rộng lớn và kẻ nhận luôn khao khát cố gắng vượt qua chính mình với tâm biết ơn vô hạn, sau này họ vượt qua khổ nạn đền ơn bằng cách giúp lại cho những người bất hạnh khác. Bố thí được như vậy thì con người trở nên gần gũi và yêu thương hơn bằng tình yêu chân thật. Gieo niềm tin trong cuộc sống để mọi người biết được điều hay lẽ phải, tin sâu nhân quả hiểu biết chân chánh không hại người hại vật và cùng sống lợi ích cho gia đình, cho xã hội.

 Bố thí không sợ hãi là giúp người gặp hoàn cảnh bức ngặt, tinh thần rối loạn ta tìm cách an ủi chia sẻ giúp họ bình tỉnh trở lại, không còn lo sợ bất an và sầu khổ.

 Người tham sắc đẹp rượu chè ăn uống thì quán thân này bất tịnh nhơ nhớp. Nếu chúng ta thường quán xét thân này từ trong đến ngoài đều không được sạch sẽ, giống như cái cầu tiêu chẳng hạn khi nó bị rò rỉ hay đầy tràn mùi hôi thúi xông lên chịu không nỗi. Thực tế thân này quá nhơ nhớp nên chúng ta hằng ngày phải tắm rửa vệ sinh dùng nhưng thứ nước hoa để tô điểm che đậy. Còn thức ăn thức uống khi còn ở bên ngoài dường như thấy thơm ngon, khi đưa qua khỏi cổ nó sẽ biến thành đồ hôi tanh. Ai đã từng có chồng say sỉn sẽ biết mùi vị “cho chó ăn chè” tức bị ói ra mùi xú uế đó chó còn chê. Loài chó món khoái khẩu nhất là phân người, vậy mà người nhậu say nôn ra chó còn phải sợ. Chúng ta thường quán sát như thế thì dần dần sẽ trị lành bệnh tham ăn uống và sắc đẹp.

                        “ Miếng ăn là miếng tồi tàn

                          Không ăn một miếng lộn gan trên đầu.”

     Tham ăn ngon miệng để bồi bổ thân này mà ta đành lòng nhẫn tâm giết hại biết bao sinh mạng và sẳn sàng lao khổ nhọc nhằn.

     Lòng tham là một trong những nguyên nhân sinh khởi khổ đau, nhưng muốn chuyển hóa khổ đau thì ta phải biết từ bỏ lòng tham nơi chính ta. Lòng tham không có hình tướng cụ thể nên rất khó trừ, khi ta tiếp xúc với tiền bạc, sắc đẹp, danh vọng, quyền thế và các loại thức ăn thức uống có sức hấp dẫn quyến rũ, khi đó lòng tham mới xuất hiện sai khiến ta chạy theo bám víu vào đó. Người bần cùng khốn khổ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, họ mong cầu cho có là lẽ đương nhiên. Xét cho cùng tận bởi do lòng tham không đáy, nên ít ai chấp nhận cuộc sống hiện tại do đó “ đứng núi này trông núi nọ” lại còn được voi đòi tiên muốn nhiều hơn thế nữa. Chính vì vậy Phật dạy muốn chuyển hóa lòng tham, thì hãy nên bố thí cúng dường để cùng chia vui sớt khổ với mọi người.

   Tham danh vọng và ngủ nghỉ nên dùng pháp quán vô thường để điều trị. Vô thường là chỉ cho sự đổi thay không bền chắc, mới được đó rồi mất đó, có khi lên voi, có lúc xuống chó. Danh vọng cũng lại như thế, như lằn điện chớp, như hạt sương nắng sớm, chợt có chợt không.

 

CÁCH THỨC CHUYỂN HÓA THAM SÂN SI

 

   Ý thức được khổ đau do sự si mê chấp ngã gây ra, mà con người đành lòng nhẫn tâm giết hại lẫn nhau để bảo tồn cái thân vô thường bại hoại này. Chúng ta thử lắng dừng tâm tư một chút, để nhìn thấy rõ cuộc đời là một dòng trôi chảy biến thiên, không dừng hẳn ở một phút giây nào, không đứng mãi một vị trí nào. Quan niệm cố giữ và chiếm hữu, là nguyên nhân của sự thấy biết sai lầm do sự si mê chấp ngã mà ra.

Thân này rồi cũng phải già nua mà chúng ta muốn trẻ mãi không già, thân này bệnh hoạn đau nhức mà chúng ta muốn sống hoài không bệnh, thân này thở ra mà không còn thở vào thì coi như bị ngủm cù đeo mà chúng ta muốn sống hoài không chết. Một sự thật quá rõ ràng mà ít ai nhìn thấy, chúng ta thử quán chiếu cuộc đời này với những cái có hình tướng, coi nó có mãi trường tồn hay không. Thân này sinh già bệnh chết, mà chúng ta muốn nó không già bệnh chết làm sao được?

 

Chúng ta thường xuyên quán chiếu về thân như thế và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi có nhân duyên, nhờ vậy những tâm niệm tham sân si dần dần rơi rụng bớt theo thời gian cho đến khi, ý không còn suy nghĩ xấu nữa mà hay làm các điều thiện lành và không bám víu vào việc làm tốt đó, thì thành tựu viên mãn công hạnh Bồ tát.   

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập