Hương đức hạnh

Đức hạnh của người trên, đoan chánh của người duới sẽ tạo ra một gia đình đẹp, một tổ chức đẹp, một xã hội đẹp, một quốc gia đẹp và một thế giới đẹp.
Nếu có phước, bạn được ngồi trên người, thì bạn không nên dùng uy quyền để chèn ép người, mà nên dùng đức hạnh để đối xử với người. Nếu không may mà bạn đứng ở dưới người, thì không nên sanh tâm ganh tỵ và dòm ngó địa vị của người trên, mà hãy nên giữ mình cho đoan chánh và đem sự đoan chánh ấy mà đối xử với người.
Đức hạnh của người trên, đoan chánh của người duới sẽ tạo ra một gia đình đẹp, một tổ chức đẹp, một xã hội đẹp, một quốc gia đẹp và một thế giới đẹp.
Làm thế nào để trở thành một người đức hạnh? Muốn trở thành một người đức hạnh, người ấy đối với bản thân phải luôn luôn biết nhìn kỹ những lỗi nhỏ nhặt của mình để khắc phục; phải biết thực tập nhìn sâu để thấy sự thật nơi mọi vấn đề qua hình tượng; phải biết nghe sâu để hiểu sự thực của mọi vấn đề qua ngôn ngữ, âm thanh; phải biết ngửi sâu để hiểu sự thực của mọi vấn đề qua hương thơm; phải biết nếm sâu để hiểu sự thực của mọi vấn đề qua mùi vị; phải biết tiếp xúc sâu để hiểu được sự thực của mọi vấn đề qua xúc giác; phải biết suy nghĩ sâu để hiểu được sự thực của mọi vấn đề qua tâm ý và phải biết sống khoan dung, độ lượng đối với những ai đã từng làm cho mình khốn đốn, khổ đau.
Lại nữa, mọi hành xử hay ẩn tàng đều vì lợi ích chung mà không phải vì bản thân. Ai thực tập được như vậy là người đức hạnh, là người sống có đạo và đang đi ở trong chánh đạo. Người ấy không tranh người để ngồi trên mà thường ngồi trên người; không tranh người để đứng trước mà thường đứng trước người.
Thế nào để trở thành một người đoan chánh? Muốn trở thành một người đoan chánh, người ấy luôn luôn thực tập đời sống từ hòa, và chân thực.
Thực tập lời nói từ hòa và chân thực đối với mọi người trước mặt cũng như sau lưng, bên phải cũng như bên trái, từ người bên trên cho đến người bên dưới.
Thực tập những hành xử từ hòa và chân thực đối với mọi người trước mặt cũng như sau lưng, bên phải cũng như bên trái, từ người bên trên cho đến người bên dưới.
Thực tập tâm ý từ hòa và chân thực đối với mọi người trước mặt cũng như sau lưng, bên phải cũng như bên trái, từ người bên trên cho đến người bên dưới.
Người nào sống với đời sống có những chất liệu như vậy là người đoan chánh. Người ấy là người sống có đạo và đang đi ở trong chánh đạo.
Người ấy ở trong mọi người không trang sức bất cứ loại sắc phục và mỹ phẩm nào, mà vẫn đoan chánh và đẹp đẽ hơn người; không xông ướp bất cứ loại dầu thơm nào mà vẫn thơm tho hơn người. Vì sao? Vì người ấy là người đức hạnh vậy.
- Cơ sở xã hội của Thiền học thời Trần Th.S Đào Ngọc Lam Phương
- Một Tu Sĩ Giản Dị Nguyên tác: A Simple Monk, Tuệ Uyển chuyển ngữ
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh chia sẻ thêm về “Bông hồng cài áo” Lương Đình Khoa
- Người Phật tử trong vai trò hộ pháp và hoằng pháp Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Bài học ý nghĩa về lòng tham Sưu tầm từ Internet
- Trau dồi hành xả Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 01/07/2011
- Chuyển hóa phiền giận, sống đời an vui Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
- Áp dụng quyền bình đẳng giới như Đức Phật Thích Ca đã làm cho nền Phật học ngày nay - Phần 2 TS Huệ Dân
- Áp dụng quyền bình đẳng giới như Đức Phật Thích Ca đã làm cho nền Phật học ngày nay TS Huệ Dân
- Những người nữ xuất gia tu Phật có chứng được Thánh quả không? - Phần 2 TS Huệ Dân
- Những người nữ xuất gia tu Phật có chứng được Thánh quả không? - Phần 1 TS Huệ Dân
- Tự Do, Bình Đẳng, Tình Huynh Đệ Hoà thượng P.A. Payutto - Bruce Evans dịch ra tiếng Anh; Mỹ Thanh dịch Việt
- Đức Độ Và Tài Năng Trong Hạnh Nguyện Hoằng Pháp ( THAM LUẬN HỘI THẢO HOẰNG PHÁP TOÀN QUỐC 2011) Dương Kinh Thành
- Không còn hoan hô chiến tranh và hòa bình Thích Thái Hòa
- Tăng sĩ và chiếc áo Cà sa Thích Đồng Trí
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Thư Tâm Của Hòa Thượng Thái Hòa và Buổi Giới Thiệu Website www.viencophap.com
- Ý nghĩa pháp duyên khởi
- Chánh Kiến trong đời sống của những người con Phật
- Vu Lan – Mùa mở những sợi dây treo ngược
- Tinh thần kinh Kim Cang trong triều đại nhà Lý
- Bảy bước chân đi – Tiêu biểu bảy yếu tố giác ngộ
- Từ Quy y đến Quy y nhất thừa
- Bụi đời trong mắt tôi
- Con đường thiền tuệ
- Cả một trời xuân
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)