Niêm Hoa Vi Tiếu

Trải dài dòng truyền thừa từ Phật Thích Ca xuống tới Huệ Năng là 33 vị. Sơ tổ là Ngài Ca Diếp nhị tổ là Ngài A Nan . . . đến Bồ Đề Đạt Ma là tổ thứ 28, tiếp nối chánh pháp Bồ Dề Dạt Ma dến Trung Hoa coi như tổ thứ nhất ở Trung Hoa và truyền đến Huệ Năng là vị tổ thứ 33 và cũng từ đây chánh pháp được các vị đạo hạnh chân tu phát triển ra nhiều dòng truyền thừa khác về sau.
Dòng truyền thừa ‘’ Niêm hoa vi tiếu ‘’
Tại hội Linh Sơn, Đức Phật cầm một hoa sen đưa ra trước đại chúng xem, toàn thể đại chúng không một ai hiểu ý gì, tất cả đều lặng thinh, trừ Ngài Ca Diếp(Kasyapa) mĩm cười.
Phật bảo nầy Ca Diếp : « Ta có chánh pháp mầu nhiệm, không dùng văn tự là giáo lý truyền riêng, vậy ngươi cẩn thận gìn giữ chánh pháp này, và sau sẽ truyền lại cho A Nan chớ cho đoạt tuyệt ».
Vậy chánh pháp mầu nhiệm có phải chăng là Bát Chánh Đạo, là Tứ Diệu Đế v.v. Và tất cả những lời giảng trong 49 năm của Phật xuôi ngược khắp nẻo đường trần độ sanh.
Không dùng văn tự thì trao truyền bằng gì để lại nền văn học phật giáo đồ sộ như ngày hôm nay ? Khi Phật sấp nhập diệt Ngài Ca Diếp nghĩ ngay : sau khi Phật nhật diệt đại chúng nên trùng tụng lại tất cả những gì Phật đã dạy tùy căn cơ, thứ lớp trong 49 năm. Lúc bấy giờ đại chúng biết rằng chỉ có Ngài A Nan có trí tuệ sáng suốt và nhớ từng lời Phật giảng như nước rót vào đồ đựng, không một chút dư thừa, nên Ngài Ca Diếp cử Ngài A Nan trùng tụng lại những lời Phật dạy mạch lạc coi như lần kiết tập kinh điển khởi đầu từ đây.
Còn giáo lý truyền riêng nào nữa đây ? Phải chăng câu nói chấn động mọi tâm thức : Bởi 49 năm giảng pháp độ sanh Phật tùy cơ duyên và nhân duyên mà hóa độ nên giáo pháp của Ngài có cao có thấp, có hiển có mật v.v. .Tuy 49 năm giảng pháp độ sanh, vô số pháp môn mà Ngài tự nói : « Ta chưa từng nói một lời ».
Trải dài dòng truyền thừa từ Phật Thích Ca xuống tới Huệ Năng là 33 vị. Sơ tổ là Ngài Ca Diếp nhị tổ là Ngài A Nan . . . đến Bồ Đề Đạt Ma là tổ thứ 28, tiếp nối chánh pháp Bồ Dề Dạt Ma dến Trung Hoa coi như tổ thứ nhất ở Trung Hoa và truyền đến Huệ Năng là vị tổ thứ 33 và cũng từ đây chánh pháp được các vị đạo hạnh chân tu phát triển ra nhiều dòng truyền thừa khác về sau.
Tổ thứ nhất là Ngài Ca Diếp
Một hôm Ngài Ca Diếp gọi A Nan căn dặn rằng : « Không bao lâu tôi còn trụ nơi thế gian nầy nữa, nên tôi đem chánh pháp của Thế Tôn mà phó chúc lại cho ngươi. Vậy ngươi khéo giữ gìn để hóa độ chúng sanh và lưu truyền phật pháp về sau, chớ để đoạt tuyệt. Ngươi hết lòng tôn trọng mà hộ trì.
Đây nầy Ngươi hãy nghe đây :
« Pháp vốn pháp bổn lai
Không pháp, không phi pháp
Sao lại trong một pháp
Có pháp, có chẳng pháp .”
Đây là bài kệ đầu tiên, sơ tổ Ca Diếp truyền cho A Nan bài kệ gồm 20 chữ để hiểu rõ hơn chúng ta thay thế bằng các chữ như: tâm, cảnh, có và không v.v .. Sẽ có vô lượng bài kệ nếu như nhìn ở mọi gốc độ khác nhau nhưng “ bổn lai “ không có gì thay đổi.
Thí dụ 1
Tâm vốn tâm bổn lai
Không tâm không phi tâm
Sao lại trong một tâm
Có tâm có chẳng tâm
Thí dụ 2
Cảnh vốn cảnh bổn lai
Không cảnh không phi cảnh
Sao lại trong một cảnh
Có cảnh có chẳng cảnh
Câu 1 nguyên gốc “ Pháp vốn pháp bổn lai” phải chăng ý nói về pháp thân thanh tịnh, tâm cảnh đề huề hay phật tánh vốn sẵn có trong mõi chúng ta không thiếu, ở Thánh Chúng không thừa.
Câu 2 “ Không pháp không phi pháp” phải chăng nói về cách đối trị căn bệnh chấp có chấp không, chấp phi có phi không của dòng đời biến dịch.
Câu 3 và câu 4 “ Sao lại trong một pháp ” “ có pháp có chẳng pháp ” phải chăng tự vấn và tự giải để phân biệt rõ ràng đâu là chánh pháp đâu là phi pháp, đâu là không pháp, đâu là không phi pháp, đâu là có pháp đâu là có chẳng pháp: Thử đưa ra một pháp làm biểu tượng ẩn dụ chẳng hạn như “Đêm qua sân trước một cành mai ”.
Cành mai là một hiện hữu có thật đứng vào gốc độ khách quan mà nhìn, còn đúng vào nguyên lý biến dịch tương quan tương duyên thì cành mai hôm qua, hôm nay và ngày mai, nó có là do duyên sanh không có thực thể thực tướng, thực vậy hôm qua cành mai tươi rộ nở đẹp, hôm nay hoa rụng hết. Phải chăng sinh diệt trong bất diệt qua cành mai của Thiền sư Mãn Giác.
Còn tiếp
(Xin vui lòng xem phần cập nhật tại chùa Phước Bình : http://chua-phuoc-binh.com/)
Kính bút
Minh Nhân
- Nhân Ngày Thành Đạo chúng ta tri ân và khắc ghi lời Phật dạy Nguyễn Đức Sinh
- Niệm ý bất hại, an lạc, giải thoát Tâm Tịnh
- Vô biên pháp lạc HT. Thích Đỗng Tuyên
- Tánh không, thuyết tương đối, và vật lý lượng tử Đạt Lai Lạt Ma | Trần Uyên Thi dịch
- Ngày Phật Thành đạo: Một sự kiện chấm dứt khổ đau và đem lại hạnh phúc cho muôn loài Nguyễn Đức Sinh
- Giác ngộ là gì ? TS Huệ Dân
- Tánh không TS Huệ Dân
- Mười huyền môn: trật tự của thế giới trong tương quan vô tận Thích Tuệ Sỹ
- Sơ lược ý nghĩa chữ "Không" trong Ðạo Phật Thích Nhật Từ
- Nghĩa chữ "Không" theo Ðạo Phật Nguyên Thủy HT. Thích Minh Châu
- Giải thoát là chẳng có ai - Đạo Phật, Tâm Thức và Chứng Nghiệm Tác giả: Stephen Batchelor - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
- Hạnh phúc chân thật là gì? Allen Wallace - Nguyễn Duy Nhiên chuyển dịch
- Đường tu Hoàng Mạo: Diệu Lạc và Tính Không Tác giả: Lati Rinpoche - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
- Bát Chánh Đạo: “Mỗi lời là châu ngọc”- Chánh ngữ Pháp Đăng
- Phật dạy luyện tâm như chăn trâu Tâm Minh
chuyện "Niêm hoa vi tiếu" nên được xem xét cẩn thận. Theo tôi, chuyện này là bịa đặt của mấy tổ sư Trung Quốc.
Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ Kinh), Đức Phật thuyết:
"Này Ananda, nếu trong các ngươi có người nghĩ rằng: "Lời nói của bậc Ðạo sư không còn nữa. Chúng ta không có Ðạo sư (giáo chủ)". Này Ananda, chớ có những tư tưởng như vậy. Này Ananda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Ðạo Sư của các Ngươi."
Đức Phật còn nói:
"...Này Ananda, những ai nghĩ rằng: "Như Lai là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo"; hay "chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Như Lai" thời này Ananda, người ấy sẽ có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo.
Này Ananda, Như Lai không nghĩ rằng: "Ta là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo; hay "chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta" thời này Ananda, làm sao Như Lai lại có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo?
Này Ananda, Ta nay đã già, đã thành bậc trưởng thượng, đã đến tuổi lâm chung, đã đến tám mươi tuổi. Này Ananda, như cỗ xe đã già mòn, sở dĩ còn chạy được là nhờ dây thắng chằng chịt, cũng vậy thân Như Lai được duy trì sự sống giống như chính nhờ chống đỡ dây chằng.
Này Ananda, chỉ trong khi Như Lai không tác ý đến tất cả tướng, với sự diệt trừ một số cảm thọ, chứng và an trú vô tướng tâm định, chính khi ấy thân Như Lai được thoải mái. "
Với Đức Từ Bi mênh mông khắp thế gian, Đức Phật thương yêu mọi chúng sinh ngang bằng. Ngài không ưu tiên ai cả, cho nên Ngài không trao truyền riêng cho ai bí mật pháp cả. Có chăng chỉ là những tổ sư Trung Quốc đặt ra "luật thừa kế" này?
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)