Giữa Có và Không là… ?

Nhờ vào sự đối chiếu giữa cái Có và cái Không của vạn vật, bằng cái nhìn, cái nghe thường nghiệm và sự hiểu biết am tường về chân tướng của vũ trụ nhân sinh, thì con người ta có thê nhận định rõ một cái không thật trong thế giới hiện hữu của họ.
Có những việc trên đời người ta cứ ngỡ là Có, nhưng đó chính lại là Không, hoặc những chuyện người ta cho không bao giờ có thể Có, nhưng trên thực tế là Có. Có và Không, đến, rồi đi, cứ lặp đi lặp lại như một vòng xoáy bất tận. Trong cuộc sống thường ngày chữ Có và chữ Không, thực sự chúng chỉ là những thứ phổ biến bình thường tìm thấy rất nhiều, thông qua việc dùng năm giác quan của con người.
Chữ Có và chữ Không thường được xem như hai từ trái nghĩa, bởi vì chúng có khả năng làm nổi bật sự đối lập giữa hai mặt hay hai đối tượng nào đó một cách rõ rệt. Thí dụ: Có xa không? Không có xa.
Theo sự sử dụng ngôn ngữ chữ Có được người ta dùng để chỉ định cho những trạng thái tồn tại nào đó giữa con người và các vạn vật trong thiên nhiên qua nhiều lãnh vực khác nhau…
Chữ Không thường được dùng để biểu thị cho ý phủ định theo một cách nói chung chung trong những sinh hoạt thường nhật của nhân loại. Tuy nhiên chữ Không cũng có những nghĩa khác nhau tùy theo cách dùng riêng qua dạng danh từ, phụ từ hay tính từ…
Có và Không luôn nằm trong một mối liên hệ với nhau để tạo nên đời sống phát triển trong xã hội hiện hữu của con người. Có và Không giống như một cái bánh xe quay. Mỗi điểm của bánh xe đang lăn khi tiếp xúc với mặt đường, được hiểu như là cái đến, sự hình thành, sự có mặt… và khi những điểm tiếp xúc với mặt đường mà vòng quay của bánh xe đã vượt qua, thì được xem như là cái đi, cái mất… và cái điểm tiếp xúc của bánh xe đang lăn trên mặt đường sinh ra sau khi cái điểm tiếp xúc hiện tại kết thúc, đó là sự tái sinh theo chu kỳ.
Nhờ vào sự đối chiếu giữa cái Có và cái Không của vạn vật, bằng cái nhìn, cái nghe thường nghiệm và sự hiểu biết am tường về chân tướng của vũ trụ nhân sinh, thì con người ta có thê nhận định rõ một cái không thật trong thế giới hiện hữu của họ. Điều này có thể chứng minh qua Tâm Kinh hay thập nhị nhân duyên của nhà Phật.
Nếu có giây phút nào dừng lại để nhìn, để nghe và suy xét tận tường, thì mới thấy sự tồn tại thường ngày của vạn vật thường xuyên biến đổi trong đời sống và ngay chính cả bản thân mình. Đó là luật tự nhiên đã có trong bản chất của sự vật. Tất cả vạn vật được tồn tại hay bị biến thái, cũng đều tùy thuộc vào các điều kiện tương trợ tổng hợp khác nhau, bằng những yếu tố chung hoặc những yếu tố riêng trong các nhóm cá thể, tụ hội lại và tác động với nhau trong từng khoảnh khắc và cứ liên tục xoay vòng không dừng.
Qua hình ảnh hột lúa và cây lúa, hay bóng trăng đáy nước nhìn thấy như có nhưng không thực, chỉ là một sự giả hợp do sự kết hợp của nhiều nhân duyên tạo thành, chính nó không có tự tánh, không có chủ thể. Cho nên tất cả các pháp từ vô tình đến hữu tình đều vay mượn nhau, hỗ trợ nhau, nương tựa nhau mà sinh khởi và tồn tại, đúng như lời của Đức Phật nói trong Kinh A Hàm: Cái này có, nên cái kia có, cái này không có, nên cái kia không có, cái này sinh nên cái kia sinh, cái này diệt nên cái kia diệt.
Khi biết và hiểu được lý này thì giữa Có và Không trong đời sống còn nhiều điều thú vị để tìm hiểu và học hỏi.
Kính bút
TS Huệ Dân
- Ý nghĩa pháp duyên khởi HT. Thích Thái Hòa
- Nhân duyên Hoàng Phước Đại – Đồng An
- Ý nghĩa pháp duyên khởi HT. Thích Thái Hòa
- Tiếng Việt từ TK 17: thợ dào, thợ rèn, thợ máy ... dộng chúa (phần 30) Nguyễn Cung Thông
- Nhân Duyên Không Tánh Tác giả: Cư sĩ Lý Nhất Quang, Dịch giả: Thích Thắng Hoan
- Duyên Sanh và Tánh Không Nguyễn Thế Đăng
- Nghĩ về Khuynh Hướng Ái Tâm Nhẫn
- Giáo lý Duyên khởi Thích Hạnh Bình
- Khái Niệm Căn Bản của Đạo Phật: Giáo Lý Duyên Khởi Thích Nữ Tịnh Quang
- Thập Nhị Nhân Duyên Đại Lãn (Thích Đức Thắng)
- Bốn duyên và sáu nhân Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
- Pháp Duyên Khởi Trong Con Mắt Thiền Quán Thích Thái Hòa
- Duyên Khởi và Vô Ngã HT. Thích Chơn Thiện
- Mười hai nhân duyên TS Huệ Dân
- Thập Nhị Nhân Duyên Piyadassi Maha Thera - Phạm Kim Khánh dịch (1972)
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Tiễn người đi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Từ Bi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Thầy Thích Minh Đức thi hóa Bạch y Chơn ngôn qua phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân Bạch Y Thần Chú
- Diễn nghĩa Bạch y chân ngôn trong tiếng Phạn (Trích trong Tinh Hoa Phật học TS Huệ Dân).
- Diễn nghĩa Triṃśikā câu hai
- Diễn nghĩa Ba mươi biểu hiện thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn câu một
- Diễn nghĩa kinh A Di Đà bản ngắn trong Phạn ngữ (Trích trong Tinh Hoa Phật học, TS Huệ Dân) Phần một
- Nội dung của kinh trí tuệ siệt việt vượt qua bờ bên kia (bản ngắn)
- Vài dòng tham khảo Bát Nhã Tâm Kinh diễn nghĩa (Bản dài)
- Bát Nhã Tâm Kinh Diễn Nghĩa
Được quan tâm nhất

![]() |
Thập Nhị Nhân Duyên 01/11/2011 10:17:00 |
![]() |
Mười hai nhân duyên 06/02/2011 18:32:00 |
![]() |
Duyên Khởi và Vô Ngã 03/03/2011 09:36:00 |
![]() |
Duyên Sanh và Tánh Không 27/01/2013 16:12:00 |
![]() |
Khái Niệm Căn Bản của Đạo Phật: Giáo Lý Duyên Khởi 31/12/2011 21:50:00 |
![]() |
Giáo lý Duyên khởi 10/04/2012 21:49:00 |
![]() |
Thập Nhị Nhân Duyên 05/11/2010 11:01:00 |
![]() |
Bốn duyên và sáu nhân 28/09/2011 09:43:00 |
![]() |
Giữa Có và Không là… ? 04/02/2013 14:33:00 |
![]() |
Nghĩ về Khuynh Hướng Ái 01/06/2012 21:48:00 |
![]() |
Pháp Duyên Khởi Trong Con Mắt Thiền Quán 29/04/2011 07:20:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)