Ngũ căn

Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật nói : hãy sống và phát triễn với đặc tánh thiện và hành thiện, bằng tâm hồn rảnh rang thong thả "vô tâm thì đạo có cơ dễ tìm".
Nếu, Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc là những pháp căn bản hiện tại, có giá trị cao và có đủ cơ năng để giúp người tu tập, biết sống tỉnh thức, sống chánh niệm trong hiện tại, thì Ngũ căn và Ngũ lực cũng là hai pháp môn quan trọng, thực tiển để giúp người tu tập có thể thăng tiến trên bước đường tu hành.
Ngũ căn là 5 quyền năng : Tín Căn, Tấn Căn, Niệm Căn, Định Căn và Tuệ Căn, nói vắn tắt là Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ. Ngũ căn là năm căn lành được trình bày trong 37 phẩm trợ đạo, và còn được gọi là Ngũ thiện căn. Trong Duy thức cũng có Ngũ căn, nhưng là năm giác quan được trình bày theo thứ tự như sau : nhãn căn, nhĩ căn, tỉ căn, thiệt căn, thân căn.
Ngũ thiện căn gồm có :
Tín căn : là lòng tin tưởng thật vững chắc, dùng trí tuệ để xét đoán việc mình làm và không tin tưởng một cách mù quáng.
Tấn căn : là ý chí kiên trì để làm năng lực dũng mảnh, tiến lên con đường đạo pháp. Càng học hỏi thì càng hăng say, càng thêm sức lực và càng phấn chí không bao giờ dừng lại.
Niệm căn : là sự ghi nhớ. Đối với người tu tập, trì giới là một điều tối quan trọng cho việc thành công hay thất bại trên con đường tu đạo, do đó, nên, luôn luôn, ghi nhớ những quy luật nầy.
Định căn : là lắng tâm yên tịnh để chuyên chú vào chánh pháp mà dụng tâm tu tập và được phân ra làm ba loại định :
An trụ định : là để tâm an trụ vào định cảnh, đừng cho tán loạn thì phiền não sẽ được tiêu trừ.
Dẫn phát định : nếu có thể đoạn sạch phiền não thì phát sinh các công đức thù thắng.
Thành sở tác sự định: khi đã phát khởi các công đức thì nên làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, giúp họ hướng về giải thoát giác ngộ.
Huệ căn : là trí tuệ sáng suốt để hiểu biết sự vật như thật. Tiến trình Thiền tập luôn luôn gồm có : Chánh niệm, Định, Huệ, vì vậy nếu Định không có thì Huệ không thể phát sinh, nói một cách khác : nếu không bình tĩnh suy nghĩ, thì nhất định không thể xử sự sáng suốt đuợc.
Đức Phật nói : cần phải giữ thăng bằng giữa Tín và Huệ, Tấn cân đối với Định. Nếu Tín quá mạnh, Huệ quá yếu thì trở nên mê tín, quá khích, dễ đi lạc vào tà kiến. Còn nếu Huệ quá nhiều, Tín quá ít thì trở nên, lý luận nhiều mà không thực hành vì lòng Tin chưa vững, tinh tấn chưa có.
Dù ở bất cứ lứa tuổi nào, đứng trong mọi hoàn cảnh, người biết tận dụng tâm trí, khai thác tận dụng những khả năng của mình trong việc tu tập, là người hiểu được đạo Phật, hiểu được mục đích của đạo Phật, hiểu được giá trị thiết thực của đạo Phật đối với cuộc sống.
- Giáo Lý Chính Của Đạo Phật Nguyên bản: Principles of Buddhism, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Anh dịch: Thupten Jinpa, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển /Thursday, July 8, 2021
- Ánh sáng chân lý Chuồn Chuồn
- Tại sao Đức Phật thường nói đến sự khổ đau Nguyễn Đức Sinh
- Con Đướng độc nhất đi đến Niết Bàn Như Không
- Bốn Chân Lý (Tứ Diệu Đế) Thích Viên Giác
- Vài lời giới thiệu về Tứ Diệu Đế TS Huệ Dân
- Bát Chánh Đạo TS Huệ Dân
- Con Đường Chính Đạo cao qúy có tám yếu tố để học Phật căn bản TS Huệ Dân
- Từ thánh đế hữu tác đến chân lý tối hậu Thích Thái Hòa
- Vượt bốn điều chẳng thể tránh Thiện Nhựt
- Vẻ đẹp của cuộc sống dưới ánh sáng Tứ Diệu Đế Pháp Hỷ (Dhammananda)
- Bát Chánh Đạo 4 - Ngọn đèn tỉnh thức - Chánh niệm Pháp Đăng
- Bát Chánh Đạo 3 - Hành động thương yêu - Chánh nghiệp Pháp Đăng
- Bát Chánh Đạo Bến Bờ An Lạc Pháp Đăng
- Hạnh phúc là hết khổ đau Pháp Đăng
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Tiễn người đi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Từ Bi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Thầy Thích Minh Đức thi hóa Bạch y Chơn ngôn qua phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân Bạch Y Thần Chú
- Diễn nghĩa Bạch y chân ngôn trong tiếng Phạn (Trích trong Tinh Hoa Phật học TS Huệ Dân).
- Diễn nghĩa Triṃśikā câu hai
- Diễn nghĩa Ba mươi biểu hiện thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn câu một
- Diễn nghĩa kinh A Di Đà bản ngắn trong Phạn ngữ (Trích trong Tinh Hoa Phật học, TS Huệ Dân) Phần một
- Nội dung của kinh trí tuệ siệt việt vượt qua bờ bên kia (bản ngắn)
- Vài dòng tham khảo Bát Nhã Tâm Kinh diễn nghĩa (Bản dài)
- Bát Nhã Tâm Kinh Diễn Nghĩa
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)